Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 49 - 50)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

2.2.1 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã đề cập ở trên, công tác quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới và thành lập tổ chức giám định tư pháp cơng lập vẫn cịn những hạn chế.

Quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới và thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập theo Quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 2010 ngày 01/02/2010 về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đã quy định chuyển đổi các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự ở các địa phương theo hệ thống ngành dọc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy hoạch, kế hoạch về thiết lập

mạng lưới và thành lập tổ chức giám định tư pháp công lậpvề pháp y chưa phù hợp với thực tế.Bởi vì, có thể nhận thấy rằng ngân sách cần thiết để đáp

ứng cho việc chuyển đổi hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thành ngành dọc theo như quy hoạch đã đặt ra là rất lớn, khơng có khả năng

để thực hiện. Qua thống kê sơ bộ vào năm 2010 cho thấy hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y có Viện Pháp y quốc gia, 33 Trung tâm pháp y và 16 Phòng giám định pháp y ở cấp tỉnh; số lượng giám định viên pháp y đến tháng 09/2009 là 844 người (Mục 2 Quyết định số 258/QĐ-TTg). Thêm vào đó, với tình hình của tổ chức giám định tư pháp cơng lập về pháp y lại đang tồn tại ở cả ba ngành, bao gồm y tế, quốc phịng, cơng an.

Từ tình hình trên, tác giả cho rằng, cần giữ ổn định tổ chức giám định

tư pháp công lập về pháp y như hiện nay. Bởi vì:

Thứ nhất, đường lối, chủ trương đặt ra trong giai đoạn hiện nay theo

Nghị quyết số 39-NQ/TW Bộ Chính trị ngày 17/04/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức là “Tập trung rà sốt, sắp

xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị; trước mắt, giữ ổn định tổ chức như hiện nay”.

Thứ hai, việc giữ ổn định tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y

sẽ không làm thâm hụt nguồn ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn trong giai đoạn hiện nay30

.

2.2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tƣ pháp công lập và giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)