Thực trạng xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng chun mơn, nghiệp vụ,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 62 - 64)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

2.6. Thực trạng xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng chun mơn, nghiệp vụ,

nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho giám định viên tƣ pháp và giải pháp hoàn thiện

2.6.1 Kết quả đạt được

Để đội ngũ người giám định tư pháp nắm bắt đầy đủ, hệ thống các quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, bảo đảm người giám định tư pháp hiểu và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giám định tư pháp, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 966/QĐ-BTP ngày 25/05/2015 về chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp.

Theo đó, Cục Bổ trợ tư pháp –Bộ Tư pháp, Viện Khoa học kỹ thuật hình sự và các địa phương đã tiến hành tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp năm 201663.

2.6.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Mặc dù một số Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm tổ chức việc bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý, nhưng thực tế việc tổ chức lớp bồi dưỡng chưa thường xuyên, nội dung bồi

dưỡng kiến thức pháp lý chưa đầy đủ, kịp thời.Mỗi Bộ, ngành, địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức theo hình thức, cách thức khác nhau.Dẫn đến tình

trạng khá phổ biến hiện nay làgiám định viên tư pháp không nắm được hoặc chưa nắm rõ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi được trưng cầu, yêu cầu, quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và những kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo, lưu trữ văn bản, hồ sơ giám định tư pháp nên còn rất lúng túng làm giảm hiệu quả hoạt động giám định tư pháp cũng như gây khó khăn cho cơ quan quản lý giám định tư pháp64.

Qua phân tích, tác giả nhận thấy xuất phát từviệc bồi dưỡng kiến thức pháp lý theo Quyết định số 966/QĐ-BTP ngày 25/05/2015 về chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp,các giám định viên tư pháp chỉ tham gia một lần và được cấp chứng chỉ sử dụng trong suốt quá trình làm việc, như vậy, những sự thay đổi của các văn bản pháp luật sau này các giám định viên tư pháp sẽ không cập nhật kịp thời.

Từ thực trạng trên,theo tác giả,cần bổ sung thêm quy định của pháp luật về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật thường xuyên (hàng năm) cho giám định viên tư pháp.Bởi vì:

63 Theo thống kê trang thông tin bổ trợ tư pháp, http://bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/giam-dinh-tu- phap.aspx?ItemID=142 ngày truy cập 02/5/2016;

Sở Tư pháp Tp.HCM (2016), Công văn số 3088/TB-STP-BTTP ngày 16/5/2016 về tình hình tham dự, kết

quả bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp năm 2016;

Bộ Công an (2016), Báo cáo số 1261/BCA-C41-C54 ngày 26/42016 về việc sơ kết 3 năm triển khai thi hành

Luật giám định tư pháp của lực lượng kỹ thuật hình sự.

64 Bộ Tư pháp (2014), Báo cáo tình hình thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp.

Khoản 3 Điều 40 Luật GĐTP 2012 quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp “Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên”.

Nội dung xây dựng chương trình bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp là rất cần thiết vì: người giám định được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật(Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Vì vậy, đòi hỏi ở người giám định ngoài việc vững về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực thực hiện, cịn phải có những kiến thức, kỹ năng để tham gia tố tụng tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)