6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn
1.3.3 Thành lập tổ chức giám định tư phápcông lập
Thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, các Bộ, ngành và địa phương đã tiến hành củng cố, thành lập hệ thống tổ chức giám định tư pháp về lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần trong ngành y tế vì lĩnh vực này có sự thay đổi cơ bản, đó là việc thành lập Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y cấp tỉnh hoặc Phòng giám định pháp y; Viện giám định pháp y tâm thần và một số Trung tâm giám định pháp y tâm thần. Đối với lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự và pháp y trong ngành công an, quân đội về cơ bản khơng có gì thay đổi, do đó, Viện Khoa học hình sự, Phịng Kỹ thuật hình sự và bộ phận giám định pháp y thuộc các đơn vị này ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được củng cố và tiếp tục đảm nhiệm công việc giám định kỹ thuật hình sự và giám định pháp y; Bộ Quốc phòng thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự (tách khỏi phịng kỹ thuật hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự) đảm nhiệm cơng việc giám định kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tố tụng quân đội.
Tiếp đó, trước khi Luật GĐTP 2012 được ban hành, nội dung về tổ chức giám định tư pháp công lập được đưa ra tranh luận rất nhiều, vấn đề tập trung duy nhất là “nên hay không nên tập trung tổ chức giám định tư pháp công lập về lĩnh
vực pháp y vào đầu mối”25
. Trong q trình thảo luận, có baquan điểm đặt ra: Thứ
nhất, nên giữ nguyên như Pháp lệnh giám định tư pháp 2004. Thứ hai, nên tập trung
tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y về một đầu mối. Thứ ba, nếu có
chuyển đổi về một đầu mối nên có lộ trình đặt ra cụ thể, ít nhất là 3 năm kể từ ngày Luật GĐTP 2012 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, tiếp tục kế thừa quy định Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, Điều 12 Luật GĐTP 2012 vẫn giữ nguyên về cơ bản
24
Cục bổ trợ tư pháp (2016), Tham luận vềthực trạng công tác giám định tư pháp và giải pháp để đảm bảo
yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, TP.HCM, tr1.
25http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=264&TabI ndex=4&YKienID=405 ngày truy cập 01/5/2016.
đối với tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y. Bên cạnh đó, có sự sửa đổi,quy định cụ thể hơn ba lĩnh vực giám định có tính “truyền thống” là pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự thuộc tổ chức giám định tư pháp cơng lập. Điều đó khẳng định rằng, Nhà nước tập trung đầu tư mọi mặt cho các tổ chức này theo hướng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tố tụng trong cải cách tư pháp và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện để các tổ chức này thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giám định tư pháp. Thêm vào đó, hiện nay các tổ chức này đã có bộ máy hoặc con người, điều kiện cơ sở vật chất tương đối cơ bản, nhiều tổ chức đi vào hoạt động tương đối nề nếp và hiệu quả, Nhà nước chỉ cần củng cố, tạo điều kiện để phát huy.
Khoản 1 Điều 42 Luật GĐTP 2012 quy định: “Bộ Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần”; khoản 2 Điều 42 quy định: “Bộ Công an quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự”.
Theo đó,Bộ Y Tế thành lập Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y tâm thần Trung ương, và Trung tâm pháp y tâm thần khu vực.Bộ Công An thành lập Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Cơng an và Phịng kỹ thuật hình sự thuộc Cơng an cấp tỉnh; và phịng kỹ thuật hình sự thuộc Cơng an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.Bộ Quốc Phòng thành lập Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phịng; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó,quy địnhđối với tổ chức là Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm giám định pháp y tâm thần khu vực được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng (khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 7, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/09/2013 hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP 2012).
Về mơ hình tổ chức giám định tư pháp cơng lập ở Việt Nam có những điểm tương đồng với mơ hình tổ chức giám định tư pháp ở Pháp. Ở Pháp, Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, con người đối với tổ chức giám định tư pháp về lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự. Và giám định viên tư pháp ở những tổ chức này là công chức nhà nước và làm việc chuyên trách. Theo ông Bernard Janot – Chủ tịch Hiệp hội giám định viên tại Tịa phá án Pháp và ơng Serge Durand – Phó Giám đốc Nhà pháp luật Việt Pháp thì quy định trên xuất phát từ hai lý do: thứ nhất là
lĩnh vực này đòi hỏi những trang thiết bị đắt tiền mà nếu các cơ sở tư nhân tự trang bị thì phải cần tiến hành giám định với số lượng rất lớn mới có thể khấu hao hết, và
thứ hai là nước Pháp phát triển với những kỹ thuật hết sức chuyên sâu về tử thi,
nhất là ngành côn trùng học tử thi và kết quả là có một đội ngũ các chuyên gia rất sâu nhưng những kiến thức họ có khơng thể giúp họ kiếm sống được trên thị trường tự do26.