Thực trạng bổ nhiệm, miễn nhiệmgiám định viên tƣ pháp và giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 57 - 62)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

2.4. Thực trạng bổ nhiệm, miễn nhiệmgiám định viên tƣ pháp và giải pháp

giải pháp hoàn thiện

2.4.1 Kết quả đạt được

Theo thống kê củaBộ Tư pháp, số lượng giám định viên tư pháp được bổ nhiệm như sau (chi tiết ở Phụ lục 10 và Phụ lục 11): Năm 2015, số lượng giám định viên tư pháp trong tổ chức giám định tư pháp công lập được bổ nhiệm là 2.232, trong đó số lượng giám định viên tư pháp về pháp y là 1.226 (chun trách là 247, cịn lại là thực hiện cơng tác kiêm nhiệm, chuyển công tác, về hưu); số lượng giám định viên tư pháp pháp y tâm thần là 225(chuyên trách là 63, còn lại là thực hiện công tác kiêm nhiệm, chuyển công tác, về hưu); số lượng giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự là 781 (chuyên trách là 647, cịn lại là thực hiện cơng tác kiêm nhiệm, chuyển công tác, về hưu).

2.4.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Tuy số lượng giám định viên tư pháp tăng qua các năm nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về giám định tư pháp, đặc biệt ở địa phương

ln diễn ra tình trạng thiếu hụt48. Số liệu thống kê và báo cáo cho thấy:

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đa số các giám định viên tư pháp đang bị q tải trong cơng việc, trung bình mỗi giám định viên tư pháp đã thụ lý và giải quyết được khoảng 120 vụ giám định/năm49.Phịng kỹ thuật hình sự thuộc Cơng an: Mỗi giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự thực hiện khoảng 833 vụ giám định/năm. Trung tâm Pháp y: Nếu tính trung bình, mỗi giám định viên tư pháp pháp y giải quyết được khoảng 250 vụ giám định/năm. Tuy nhiên, do 3/4 giám định viên tư pháp pháp y làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên phần lớn việc giám định là do các giám định viên tư pháp chuyên trách thực hiện, do vậy, mỗi giám định viên tư pháp chuyên trách phải giải quyết khoảng 600 vụ giám định/năm.Trung tâm Giám định pháp y tâm thần: Trung tâm chỉ có 2 giám định viên tư pháp chuyên trách và 7 giám định viên tư pháp kiêm nhiệm.

48Cục bổ trợ tư pháp (2016), Tham luận vềthực trạng công tác giám định tư pháp và giải pháp để đảm bảo

yêu cầu của hoạt động tố tụng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, TP.HCM.

49 Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND UBND Tp.HCM ngày 26/4/2010 về Ban hành “Đề án kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các tổ chức giám định tư pháp, các lĩnh vực giám định tư pháptrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”.

Tại tỉnh Bình Phước, hiện nay trung bình một giám định viên tư pháp pháp y (Trung tâm giám định pháp y) thực hiện 180 tử thi/năm50.

Tại tỉnh Khánh Hịa, hiện nay trung bình một giám định viên tư pháp pháp y (Trung tâm giám định pháp y) thực hiện 330 tử thi/năm51.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đơn cử như:Thứ nhất, như đã phân tích tại Mục 2.3.2 đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập về pháp y, do chưa hồn thiện về mơ hình tổ chức, nên số lượng giám định viên tư pháp pháp y được bổ nhiệm “có tăng nhưng vẫn thiếu”;Thứ hai, hầu hết giám định viên tư pháp được hình thành trên cơ sở các sở, ngành chuyên môn cử chọn trong biên chế, kiêm nhiệm thực hiện giám định nên rất ít hoặc khơng có giám định viên tư pháp chun trách, nhất là trong lĩnh vực pháp y và pháp y tâm thần. Do kiêm nhiệm nên các giám định viên tư pháp chủ yếu tập trung vào công việc chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan chủ quản phân công, không đủ thời gian và điều kiện tập trung thực hiện cơng tác giám định tư pháp khi có yêu cầu.

Từ tình hình đó, theo tác giả,cầnkéo dài thời gian công tác đối với

giám định viên tư pháp có trình độ, nghiệp vụ. Bởi vì:

Thứ nhất, Nghị quyết số 39-NQ/TW Bộ Chính trị về tinh giản biên chế

và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày 17/04/2015 đã chỉ rõ:“Sớm xây dựng cơ chế thu hút người có tài năng, các chuyên gia trong các

ngành, lĩnh vực vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Thứ hai, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế và các bộ ban ngành cũng đã có một số

kiến nghị là phải có hướng dẫn, chỉ đạo việc kéo dài thời gian công tác đối với các giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự, pháp y trong cơng an nhân dân có trình độ, nghiệp vụ để khắc phục một bước tình trạng thiếu hụt nhân lực làm giám định tại các tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong tồn quốc; xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu tiên

50 Lưu Quang Huy (2016), Tham luận về những khó khăn trong cơng tác giám định tư pháp nêu tại Hội nghị

ngày 26/02/2016, Tp.HCM.

51

tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần52.

Thứ ba, qua nghiên cứu tại Cộng hòa Pháp, Đứcđặt ra yêu cầu cụ thể

về độ tuổi bổ nhiệm giám định viên tối thiểu là 30 và độ tuổi tối đa là 6553.

Thứ tư, theo Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

ngày 07/02/2013 về việc phê duyệt Đề án “Khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực y tế các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y và Giải phẫu bệnh giai đoạn 2013 – 2020” đã đưa ra các giải pháp khuyến khích đối với người học, ưu tiên điểm thi tuyển và điều kiện tuyển sinh, miễn, giảm học phí, hỗ trợ về điều kiện học tập. Trong giai đoạn từ năm 2013, để thực hiện đào tạo nhân lực thời gian ít nhất là 4 đến 5 năm sẽ có số lượng nhân lực nhất định bổ sung cho các tổ chức giám định tư pháp công lập.

2.5. Thực trạng về kinh phí, trang thiết bị, phƣơng tiện giám định, các điều kiện vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định tƣ pháp cơng lập và giải pháp hồn thiện

2.5.1 Kết quả đạt được

Đối với tổ chức giám định tư phápcông lập về pháp y:Viện Pháp y

quốc gia đã được đầu tư, trang cấp một số trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động giám định pháp y với tổng số kinh phí đầu tư là 36 tỷ đồng54. Viện Pháp y quân đội được đầu tư kinh phí 47 tỷ đồng để thực hiện triển khai “Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở giám định gen phục vụ công tác xác định danh tính hài cốt liệt sỹ tại Viện Pháp y quân đội”55.

Một số Trung tâm pháp y tại địa phương:Tại tỉnh Quảng Nam,hàng

năm Sở Y tế cấp kinh phí hoạt động chi thường xuyên và kinh phí mua sắm cho Trung tâm pháp y, cụ thể: năm 2013, cấp kinh phí chi thường xuyên là 1 tỷ 691 triệu đồng, kinh phí khơng thường xuyên là 510 triệu đồng; năm

52 Bộ y tế (2013), Báo cáo tham luận tại Hội nghị triển khai thi hành luật giám định tư pháp.

53Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-

hoc/chi-tiet/79/43 ngày truy cập 04/5/2016.

54

Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo số 48/BC-BTP ngày 25/3/2011 về việc Tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh

giám định tư pháp.

55 N.Ngọc (2015), Viện Pháp y Quân đội: Ra mắt Trung tâm giám định gene,http://baodansinh.vn/vien-phap-

2014,cấp kinh phí chi thường xuyên là 1 tỷ 627 triệu đồng56. Tại tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm pháp y đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị và phòng xét nghiệm cận lâm sàng, khoa giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi thể, phòng xét nghiệm rượu. Có máy siêu âm và các trang thiết bị khác phục vụ cho việc giám định thương tích trên địa bàn tỉnh, có xe ơ tô riêng phục vụ khám nghiệm tử thi.

Đối với tổ chức giám định tư phápcơng lập về kỹ thuật hình sự:Tổ

chức này được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động giám định với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng57

; thực hiện dự án “xây dựng tàng thư gen tội phạm quốc gia”, mua sắm trang thiết bị, nâng cao năng lực giám định chất ma túy.

2.5.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

Bên cạnh những kết quả đạt được, tại các địa phương, cơ sở vật chất,

trang thiết bị và kinh phí hoạt động cịn rất nhiều khó khăn,hạn chế, chẳng

hạn như:

Tại Tuyên Quang, trang thiết bị đã cũ, lạc hậu, dẫn đến việc giám định các chất ma túy mới chỉ xác định được loại ma túy mà chưa xác định được tỷ lệ phần trăm ma túy58.

Tại Đồng Tháp, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng phục vụ công tác giám định của các tổ chức giám định trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu59.

Tại Quảng Ngãi: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí hoạt động: Phòng giám định pháp y hoạt động chung với Khoa Giải phẫu bệnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, gồm 02 phòng làm việc với diện tích mỗi phịng là 15m2.Về kinh phí hoạt động, hàng năm Sở Y tế cấp kinh phí hoạt động khơng thường xuyên cho Phòng giám định pháp y (qua tài khoản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2012 là 150 triệu; năm 2013 là 150 triệu). Cơ sở vật chất, trang

56 UBND tỉnh Quãng Nam (2014), Báo cáo số 215 /BC-UBND về tình hình thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

57

Mục 2.1.4 Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).

58 UBND tỉnh Tuyên Quang (2015), Báo cáo số 234/BC-UBND về tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 258. 59

thiết bị của Phịng kỹ thuật hình sự - Cơng an tỉnh nhìn chung cịn thiếu, thời gian trang bị đã lâu nên xuống cấp, lạc hậu60.

Tại Trung tâm giám định pháp y tâm thần khu vực miền Trung: Cơ sở vật chất đang tạm mượn của Bệnh viện Tâm thần Huế 2.237m2 đất với 2 tịa nhà có diện tích 250m2 để triển khai hoạt động trong giai đoạn đầu, mới chỉ đáp ứng được 20 giường nội trú. Chưa có văn phịng và nhà làm việc cho Công an hỗ trợ tư pháp làm cơng tác quản lý đối tượng.Chưa có trang thiết bị y tế, hiện đang sử dụng trang thiết bị của Bệnh viện Tâm thần Huế.Chưa có xe ơ tơ cơng tác, xe ô tô chuyên dụng nên việc thực hiện giám định tại chỗ ở cơ sở trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hai ngun nhân chính như sau: Thứ nhất, mơ hình tổ chức giám định pháp y chưa hoàn chỉnh nên kinh phí hàng năm của các đơn vị cũng khơnggiống nhau, cụ thể: đối với mơ hình tổ chức làPhòng giám định pháp y thuộc khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viện đa khoa tỉnh, kinh phí hàng năm Sở Y tế cấp khoảng 150 triệu (Quảng Ngãi năm 2012; 2013)61,đối với mơ hình tổ chức là Trung tâm pháp y tỉnh kinh phí hàng năm Sở Y tế cấp chi thường xuyên là 1 tỷ 627 triệu đồng (Quảng Nam, năm 2014)62. Thứ hai, kinh phí địa phương

mỗi nơi khác nhau.

Do vậy, theo tác giả,cần bổ sung quy định về việc cân đối nguồn ngân

sách nhà nước, đảm bảo tổ chức giám định tư pháp công lập được đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đồng đều.Bởi vì:

Thứ nhất, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính Trịngày 02/06/2005 về

Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 đã chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước.Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do

60 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Báo cáo số 188/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi về tình hình thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn.

61 UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Báo cáo số 188/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi về tình hình thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn.

62 Báo cáo số 215/BC-UBND ngày 18/12/2014của UBND tỉnh Quảng Nam về tình hình thực hiện Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quốc hội phân bổ và giao các cơ quan tư pháp địa phương quản lý và sử dụng, có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan tư pháp Trung ương; có cơ chế cho phép địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu ngân sách của địa phương.Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phịng, chống tội phạm, cơng tác xét xử, công tác giám định tư pháp”.

Thứ hai, trên cơ sở chủ trương đó, các Bộ, ban, ngành đã triển khai, ban

hành văn bản hướng dẫn, cụ thể:ngày 28/12/2015 Bộ Y tế ban hành Thông tư số53/2015/TT-BYT quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần. Quy định tại Thông tư số53/2015/TT-BYT đảm bảo các vấn đề thiết yếu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y, pháp y tâm thần. Đây là cơ sở để các tổ chức giám định tư pháp cơng lập có kế hoạch trình các cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

Thứ ba, theo tác giả, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị là một

trong các yếu tố quyết định đến chất lượng “sản phẩm” của tổ chức giám định tư pháp cơng lập, vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)