6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn
2.8. Thực trạng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giả
giải pháp hoàn thiện
2.8.1 Kết quả đạt được
Để triển khai thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/02/2010 về việc ban hành Đề án “Đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, Ban Chỉ đạo Đề án tại Trung ương đã
thành lập các đoàn kiểm tra tại các địa phương66.Trọng tâm mà Đoàn kiểm tra tập trung đi sâu vào những nội dung sau:kiểm tra việc xây dựng Đề án, văn bản hướng dẫn thi hành Luật GĐTP 2012, đánh giá chất lượng kết luận giám định tại Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần.Việc củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giám định và kinh phí hoạt động của đơn vị.Việc cơng bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và hoạt động giám định tư pháp của các tổ chưc giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc ở đơn vị.Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người thực hiện giám định; việc thanh, quyết tốn tiền bồi dưỡng giám định, chi phí giám định.Kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của công tác giám định tư pháp ở địa phương.
66Thống kê trang thông tin bổ trợ tư pháp, http://bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/giam-dinh-tu- phap.aspx?ItemID=132ngàytruy cập 04/5/2016.
2.8.2 Hạn chế, vướng mắc và giải pháp hồn thiện
Cơng tác thanh tra, kiểm tra mang tính hình thức, chỉ dừng lại với việc
kiểm tra thực hiện ngân sách nhà nước, tiền bồi dưỡng đối với giám định viên tư pháp, việc triển khai áp dụng luật các văn bản pháp luật hành chính nhà nước, (gọi là thanh tra hành chính) nhưng chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá
những chuyên môn, nghiệp vụ, kết luận giám định tư phápthường xuyên(gọi là
thanh tra chuyên ngành). Có một thực tế là mặc dù đã qua hàng chục cuộc thanh tra, kiểm tra, thuộc nhiều cấp và các Bộ, ngành khác nhau nhưng vẫn không phát hiện ra được các sai phạm chỉ đến khi các vụ việc vỡ lở, người ta mới thấy hàng loạt sai phạm.
Chính vì vậy, tại một số địa phương trong thời gian qua có một số sai phạm, cụ thể:
Tại Cà Mau, vụ việc “giám định viên tư pháp của Trung tâm pháp y tự
giám định và ký kết luận giám định trên bàn nhậu, hậu quả dẫn đến nhiều vụ oan sai”67
;
Tại Hải Phòng, vụ việc “giám định viên tư pháp của Trung tâm pháp y
đã phù phép kết quả giám định khiến một người dân st vào vịng lao lý”68
. Đó là những vụ việc sai phạm về bản kết luận giám định pháp y số 407- PY/2011 ngày 24/06/2011 của Trung tâm Pháp y Hải Phòng; theo kết luận của Sở Y tế Hải Phòng số 1663/KL-SYT ngày 31/10/2011, vụ việc do thiếu thận trọng trong việc ra quyết định kết luận về giám định; không thực hiện đúng các quy định về thủ tục pháp lý,làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của ngành.
Những vụ việc sai phạm như trên đều liên quan đến những kết luận giám định pháp y - là những tài liệu pháp lý quyết định sinh mệnh của nhiều người nhưng đã được “biến khơng thành có” khiến nhiều người st vào vịng lao lý.
67Cà Mau:Giám đốc Trung tâm pháp y ký kết quả giám định trên bàn nhậu, http://antt.vn/ca-mau-giam-doc-
trung-tam-phap-y-ky-ket-qua-giam-dinh-tren-ban-nhau-012886.html ngày truy cập 01/05/2016.
68Nguyễn Đại (2013), Trung tâm Pháp y Hải Phòng: Nương nhẹ với giám đốc sai phạmhttp://danviet.vn/tin-
Một trong những hạn chế trên xuất phát từ hoạt động thanh tra chuyên ngành không được tiến hành thường xuyên. Theo Nghị định 74/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra tư pháp quy định: thanh tra Bộ Tư pháp, thanh tra Sở Tư pháp thực hiện cả chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngànhvề tư pháp trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp. Quy định trên có những hạn chế: Thứ nhất,lực lượng thanh tra không đủ để đáp ứng nội dungvừa thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành69;Thứ hai,chưa có quy định về tiêu chuẩn để thực hiện việc thanh tra chuyên ngành. Như đã phân tích về tổ chức giám định tư pháp công lập do Nhà nước lập ra, đầu tư về cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện công việc chuyên môn theo quy định pháp luật. Vì vậy, ngồi địi hỏi về kỹ năng thanh tra cơ bản, đòi hỏi người thực hiện thanh tra chuyên ngành phải nắm vững các quy định pháp luật về giám định tư pháp.Từ năm 2006 đến 2014, thanh tra Bộ Tư pháp chỉ tập trung thanh tra những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, những lĩnh vực nổi cộm được dư luận xã hội và người dân quan tâm. Không tiến hành thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực giám định tư pháp70.Thứ
ba,qua thực tiễn cho thấy trong trường hợp thanh tra chuyên ngành do Thanh
tra Sở Tư pháp thực hiện, một số ít đội ngũ làm cơng tác thanh tra có tâm lý né tránh, ngại va chạm, xử lý các vấn đề phát hiện qua thanh tra chưa nghiêm túc, kiên quyết nên hiệu quả cơng tác chưa cao.
Chính vì vậy, theo tác giả,hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
đối với tổ chức giám định tư pháp công lập cần được tiến hành thường xuyên (hàng năm). Bởi vì:
Thứ nhất, ngày 29/05/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số
54/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Tư pháp, đã
69
Nguyễn Thắng Lợi (2014),Nghị định số 54 2014 NĐ-CP của Chính phủ: Bước phát triển mới về tổ chức và
hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp,
http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/VanBanChinhSachM oi&ListId=5b9f42f7-a099-4b0a-a382-12b37176518b&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-
4bd81e36adc9&ItemID=1586&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 ngày truy cập
02/08/2016.
70 Điểm mới của công tác thanh tra chuyên ngành năm 2016,
http://thanhtra.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thanh-tra-chuyen-nganh.aspx?ItemID=5 ngày truy cập
khắc phụcnhững hạn chế của Nghị định 74/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/08/2006 nêu trên, phân định rõ thẩm quyền và phạm vi thanh tra chuyên ngành của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tư pháp; theo đó, khoản 2 Điều 4, Điều 34, khoản 2 Điều 36 Nghị định số 54/2014/NĐ-CP quy định cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành lĩnh vực giám định tư pháp là Cục Bổ trợ tư pháp.
Thứ hai, Nghị định 07/2012/NĐ-CPcủa Chính Phủ ngày 09/02/2012 về
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành được ban hành, quy định về người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp đang thi hành cơng vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính tương ứng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra viên tư pháp theo quy định.