Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ phápcông lập trên thế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 49)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ phápcông lập trên thế

1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức giám định tƣ pháp công lập trên thế giới thế giới

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu28, đặc biệt là báo cáo tổng thuật về giám định tư pháp ngày 07/09/2011 của Bộ Tư pháp về Cộng hòa liên bang Đức,Cộng hòa Pháp, vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nước khác, theo đó, cách thức quản lý và quan niệm đối với tổ chức giám định tư pháp được tóm tắt như sau:

1.4.1 Quan niệm về giám định tư phápở Pháp

Nhìn chung, quan niệm của các nước về giám định tư pháp là việc được thực hiện bởi nhà chuyên môn để làm rõ vấn đề theo trưng cầu của cơ quan điều tra, truy tố và xét xử hoặc cả theo yêu cầu của người tham gia tố tụng (nước theo cơ chế tranh tụng) đến vụ án dưới góc độ chuyên môn nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Tùy vào hệ thống pháp luật từng nước, theo đó quy định đối với tổ chức giám định tư pháp là khác nhau. Chẳng hạn tại Pháp, giám định tư pháp được hiểu là giám định theo quyết định của Tịa án. Hoạt động giám định khơng dựa trên quyết định của Tịa án thì khơng được coi là giám định tư pháp. Theo quan điểm đó, pháp luật Pháp khơng thừa nhận cho các bên đương sự quyền chủ động trực tiếp yêu cầu giám định mà chỉ có quyền u cầu Tịa án trưng cầu giám định. Như vậy, ở Pháp, Tòa án trực tiếp quản lý hoạt động giám định tư pháp. Bộ Tư pháp và các Bộ chuyên môn chỉ có vai trị hạn chế trong lĩnh vực này. Bộ Tư pháp lập danh mục các lĩnh vực giám định, các Bộ chuyên môn quản lý về mặt nhân sự và phương tiện làm việc của các giám định viên29.

1.4.2 Mơ hình tổ chức và cách thức quản lý nhà nước

Các nước nhưCộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, vương quốc Thụy Điển, Nhật Bảnkhơng có văn bản luật riêng quy định về vấn đề giám định tư pháp

27Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Marseille, Cộng hịa Pháp, chương trình đào tạo đại học (Diplơme Inter-Universitaire) cho các bác sĩ chuyên ngành Y pháp Việt Nam được thực hiện trong 2 năm (2016- 2017).

28Cẩm Vân, Ý kiến của PGS.TS.NGƯT Trần Văn Liễu – Chủ tịch Hội Pháp y học Việt Nam về Dự án Luật

Giám định tư pháp,

http://sotuphap.hanoi.gov.vn/Portalview/trangchitiet.aspx?portalid=1&idmenu=32&idtin=122 ngày truy cập

07/4/2016.

29Một số kinh nghiệm pháp luật của Cộng hòa Pháp về giám định tư pháp, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-

mà các quy định về vấn đề này nằm ở nhiều văn bản luật khác nhau như Luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng dân sự, Luật về thù lao. Chẳng hạn,tại Cộng hịa Pháp, mơ hình tổ chức giám định tư pháp được điều chỉnh bởi hai hệ thống văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản thứ nhất bao gồm luật và nghị định hướng dẫn thi hành luật quy định về quy chế giám định viên tư pháp, quy định các quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp, thủ tục bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám định viên tư pháp, trách nhiệm kỷ luật của giám định viên tư pháp. Hệ thống văn bản thứ hai gồm Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thủ tục trưng cầu và thực hiện giám định, nguyên tắc thực hiện giám định, quan hệ giữa giám định viên tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quy định này khác nhau giữa giám định trong lĩnh vực hình sự và giám định trong lĩnh vực dân sự. Đồng thời cũng khơng có cơ quan nhà nước nào làm nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở tất cả các lĩnh vực như ở Việt Nam vì họ cho rằng hoạt động giám định là một bộ phận hoạt động chuyên môn. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc cơng nhận giám định viên tư pháp (các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp hoặc Tịa án hoặc các Viện Khoa học hình sự, pháp y,...) thì có trách nhiệm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giám định và phối hợp với các cơ quan hữu quan để bồi dưỡng kiến thức pháp lý cần thiết cho các giám định viên tư pháp; giám sát hoạt động giám định của giám định viên tư pháp; xử lý vi phạm của giám định viên tư pháp bằng cách miễn nhiệm, chấm dứt hoạt động của giám định viêntư pháp.

Nhìn chung, mơ hình tổ chức ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau. Các nước không thành lập hệ thống tổ chức giám định tư pháp ở tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực giám định pháp y (tử thi), pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự của tất cả các nước đều có cơ quan giám định theo hệ thống tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng. Riêng đối với giám định kỹ thuật hình sự, tất cả các nước trên thế giới đều duy trì tổ chức giám định kỹ thuật hình sự trong cơ quan cảnh sát. Cịn lại hầu hết các nước đều đặt giám định pháp y ở cơ quan y tế, chẳng hạn như Ấn Độ, Cu Ba, vương quốc Anh, liên bang Úc, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ở một số nước thì đặt ngồi hệ thống cơ quan y tế, giám định pháp y cịn có ở qn đội, cơng an, thậm chí cả ở Viện kiểm sát (Trung Quốc).

Trước đây từ 10 đến 12 năm, Chính phủ Anh quyết định tư nhân hóa và cổ phần hóa (xã hội hóa) một số phịng thí nghiệm giám định kỹ thuật hình sự. Lợi ích mang lại là khi tư nhân hóa, cổ phần hóa Nhà nước đã thu được một khoản tài chính

lớn, đã tạo được sự cạnh tranh giữa các phịng thí nghiệp của nhà nước với tư nhân và các phịng thí nghiệm tư nhân với nhau, đã huy động được nhiều lực lượng khoa học tham gia, có nhiều phát minh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được thực hiện để nâng cao năng lực giám định. Tuy nhiên, những năm gần đây, các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp rất nhiều khó khăn khi trưng cầu các phịng thí nghiệm tư nhân giám định vì chi phí giám định quá cao. Một bất cập khác nữa là các phịng thí nghiệm tư nhân thường khơng đầu tư kinh phí xây dựng các loại tàng thư, cơ sở dữ liệu, mà thường cơ quan cảnh sát phải đầu tư làm phần việc này, do vậy, việc quản lý, khai thác rất phức tạp.

Vì vậy, tùy thuộc vào thể chế chính trị, hệ thống pháp luật quy định về mơ hình tổ chức và cách thức quản lý có những nét tương đồng. Nhưng đa phần để tổ chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực về pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự do Nhà nước thành lập, quản lý.

1.4.3 Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp định viên tư pháp

Việc bổ nhiệm, công nhận giám định viên của các nước đều phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của hoạt động tố tụng. Vì vậy, hàng năm các cơ quan tiến hành tố tụng phải có đánh giá và dự báo về nhu cầu giám định ở từng lĩnh vực giám định. Trên cơ sở đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận giám định viên sẽ xác định số lượng giám định viên cần bổ nhiệm hoặc công nhận và tiến hành các cơng việc cần thiết cho việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà chun mơn để có thể bổ nhiệm hoặc cơng nhận. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hoặc cơng nhận giám định viên được tiến hành rất chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng giám định viên.

Về tiêu chuẩn bổ nhiểm, đa số các nước (Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Cu Ba, vương quốc Anh, liên bang Úc, Hoa Kỳ)là giống nhau, cụ thể:

Thứ nhất,về trình độchun mơn (tốt nghiệp đại học trở lên về lĩnh vực được bổ nhiệm làm giám định) và khả năng nghiệp vụ (khả năng tác nghiệp, xử lý vấn đề, tư duy logic và khả năng viết báo cáo giám định, thuyết trình về kết quả giám định). Hầu hết các nước còn yêu cầu người được bổ nhiệm hoặc công nhận phải qua đào tạo nghiệp vụ giám định của từng lĩnh vực, ngồi trình độ chun môn thông thường là đã qua đại học ở lĩnh vực đó. Thứ hai, kinh nghiệm thực tế, có thời gian

hoạt động chun mơn về lĩnh vực bổ nhiệm giám định từ 5 năm trở lên. Thứ ba, về

động giám định tư pháp,để bảo đảm sức khỏe cần thiết cho việc giám định, có nước

(Đức, Pháp) cịn đặt ra u cầu cụ thể về độ tuổi bổ nhiệm giám định viên tối thiểu là 30 tuổi và độ tuổi tối đa là 65 tuổi; Thứ tư, về phẩm chất, tư cách tốt (chưa từng vi phạm đạo đức, trung thực, sống nề nếp, khách quan...), thậm chí một số nước cịn có đặt điều kiện về tình hình kinh tế, tài chính phải ổn định, nề nếp, khơng phải là người bị phá sản, nợ nần.

Tuy nhiên, khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bổ nhiệm, quy trình bổ nhiệm các nước có sự khác nhau, cụ thể:

Ở Đức, sau khi chứng minh đủ các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm giám định viên, họ phải gửi toàn bộ hồ sơ về Phịng thủ cơng nghiệp. Sau đó, sẽ có Ban hoặc Bộ phận chuyên mơn của Phịng thủ cơng nghiệp tiến hành lọc hồ sơ. Đối với những hồ sơ được lựa chọn qua, được Phịng thủ cơng nghiệp tổ chức một khóa học về nghiệp vụ giám định ở lĩnh vực đó và trong q trình học, họ sẽ được đánh giá trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của người ứng tuyển. Cuối khóa học, họ trải qua kỳ thi sát hạch dưới hình thức bài viết và thuyết trình về một vụ giám định do Hội đồng kiểm tra là các nhà chuyên môn hàng đầu về các lĩnh vực của Phịng thủ cơng nghiệp.

Ở Thụy Điển, sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, họ trải qua kỳ thi kiểm tra trình độ chun mơn dưới các hình thức bài viết và thuyết trình. Sau nhiều lần kiểm tra sẽ chọn người đủ điều kiện vào làm việc. Tuy nhiên, có rất nhiều người tham gia ứng tuyển nhưng cuối cùng được chọn rất ít, chẳng hạn Viện khoa học hình sự hàng năm có hàng trăm người dự tuyển nhưng chỉ chọn và tuyển một người.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích những vấn đề về cơ sở lý luận và pháp lý về tổ chức giám định tư pháp công lập, cụ thể:

Thứ nhất, tác giả tìm hiểu, nắm bắt đượckhái niệm tổ chức giám định tư pháp cơng lập; q trình hình thành phát triển và các loại tổ chức giám định tư pháp công lập (pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự), từ đó hiểu những quy định về

cơ sở pháp lý khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau (Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, Luật GĐTP 2012).

Thứ hai, bởi vì hiện nay chưa có khái niệm quản lý nhà nước đối với tổ chức

giám định tư pháp công lập. Trên cơ sở tìm hiểu những khái niệm chung về quản lý nhà nước và khái niệm giám định tư phápcông lập, tác giả đưa ra khái niệm và những đặc điểm vềquản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập.

Thứ ba, trên cơ sở Luật GĐTP 2012 và Nghị định 85/2013/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 29/07/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP 2012, các nội dung quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp cơng lập

chia thành 9 (chín) nội dung. Trong q trình nghiên cứu, tác giả có những so sánh, những phân tích, đồng thời đưa ra những kinh nghiệm của một số nước (Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, vương quốc Thụy Điển, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nước khác), từ đó, tác giả có những lập luận, đánh giá từng nội dung, qua đó thấy được Luật GĐTP 2012 được ban hành có tiến bộ (đã

thành lập các Trung tâm giám định pháp y tâm thần), và có những điểm tương đồng

với các nước trên thế giới (mơ hình tổ chức giám định tư pháp công lập; các tiêu

chí, điều kiện về trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, tư cách, đạo đức để trở thành người giám định). Tuy nhiên, tiến bộ của Luật GĐTP 2012 dừng lại ở một mức nhất định. Chính vì vậy, trong thực tiễn triển khai, áp dụng Luật GĐTP 2012 những tồn tại bất cập vẫn diễn ra. Những bất cập và thực trạng này sẽ được tác giả tập trung phân tích trong Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH TƢ PHÁP CÔNG LẬP VÀ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lƣới tổ chức giám định tƣ pháp cơng lập và giải pháp hồn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)