Ban hành quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới tổ chức giám

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 33)

6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn

1.3.1 Ban hành quy hoạch, kế hoạch về thiết lập mạng lưới tổ chức giám

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, công tác ban hành quy hoạch, kế hoạch nói chung đã được các ngành, các cấp triển khai tích cực và từng bước trở thành một trong các công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

Tổ chức giám định tư pháp đã được hoàn thiện, đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh giám định tư pháp 2004. Tuy nhiên, hiệu quả của Pháp lệnh dừng lại ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp.

Để bảo đảm tổ chức giám định tư pháp đáp ứng tốt các yêu cầu của hoạt động tố tụng, gắn với thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đáp ứng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước theoNghị quyết số 08/2004/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước đưa ra định hướng cụ thể: “Chính phủ thống nhất quản lý chiến lược, quy hoạch thể chế, chính sách và thanh tra, kiểm tra hoạt động dịch vụ công”;Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, công tác quy hoạch, kế hoạch thiết lập mạng lưới tổ chức giám định tư pháp cơng lập được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 01/02/2010 phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu

quả hoạt động Giám định tư pháp”. Đề án đưa ra các mục tiêu theo hướng:

Thứ nhất, xây dựng, phát triển các tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm

thần, kỹ thuật hình sự trọng điểm theo khu vực, vùng miền (khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nam bộ, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên,...).

Thứ hai, củng cố, phát triển, chuyển đổi các tổ chức giám định pháp y, pháp

y tâm thần, kỹ thuật hình sự ở các địa phương theo hệ thống ngành dọc.

Thứ ba, xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức chun mơn có năng lực

trong các lĩnh vực khơng có tổ chức giám định tư pháp: văn hóa, tài chính-kế tốn, xây dựng, môi trường, thông tin và truyền thông, sở hữu trí tuệthơng qua cơ chế điều phối, huy động, thu hút các tổ chức này tham gia tích cực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

1.3.2 Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức giám định tư pháp công lập

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)