6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn
1.3.4 Bổ nhiệm, miễn nhiệmgiám định viêntư pháp; lập và công bố danh
giám định viên tư pháp
Về góc độ lý luận, bản chất giám định tư pháp là việc các nhà chuyên môn sử dụng kiến thức chuyên môn để đưa ra các kết luận khoa học, có giá trị chứng cứ phục vụ cho vụ án theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, các nhà chuyên môn ở các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành người giám định tư pháp, không phân biệt họ là công chức, viên chức hay người hành nghề tự do.
Về góc độ thực tiễn, một thời gian dài theo Nghị định 117-HĐBT ngày 21/07/1988 của Hội đồng bộ trưởng về giám định tư pháp các giám định viên tư pháp do công chức nhà nước (Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước) kiêm nhiệm, dẫn đến tình trạng vừa khơng đảm bảo tính chun nghiệp vừa khơng đề cao trách nhiệm khi thực hiện giám định tư pháp.
Vì vậy, việc thu hút sự tham gia của các cá nhân ở mọi thành phần kinh tế thực hiện giám định tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám định, đáp ứng kịp thời nhu cầu của hoạt động tố tụng và đặc biệt góp phần làm cho bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề nàyđược Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 đã đặt ra (Điều 7). Trên cơ sở kế thừa Luật GĐTP 2012 có sự sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệmgiám định viên tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều
7Luật GĐTP 2012,theo đó,cơng dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam đủ các tiêu chuẩn sau có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp, bao gồm: có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; trình độ đại học trở lên, thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật
26 Tham khảo: Hồ Thị Quyên (2010), Quản lý nhà nước về giám định tư pháp (từ thực tiễn Tp.Hồ Chí Minh), Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Nhà pháp luật Việt – Pháp (2003), tr32 -33.
hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.So với Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, quy định của Luật GĐTP 2012 có sự điều chỉnh về thời gian hoạt động thực tế chun mơn. Thay vì quy định chung là từ đủ 05 năm trở lên đối với tất cả giám định viên, Luật GĐTP 2012 quy định từ đủ 03 năm đối với giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, nhưng với điều kiện là phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. Đây là điểm mới, có tiến bộ của Luật GĐTP 2012, nhưng so với các nước, tiến bộ của nước ta còn dừng lại ở một mức nhất định.Bởi việc quy định của Luật GĐTP 2012 khi một người có đủ các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên trong các tổ chức giám định tư pháp công lập, họ sẽ được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, tuy nhiên, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định được tổ chức theo kiểu “đại
trà”, và sau đó theo quy trình hồ sơ sẽ được gửi đến các cấp có thẩm quyền bổ
nhiệm. Từ đó thấy được, việc bổ nhiệm theo kiểu “bằng cấp” của Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 và Luật GĐTP 2012 sẽ không đánh giá được và không lựa chọn được năng lực thật sự của giám định viên tư pháp – chuyên gia, người nghiên cứu khoa học chun sâu, thậm chí khi được Tịa án mời tham gia vụ án, buộc họ phải có những kỹ năng “nói” nhất định để tham gia tố tụng tại Tòa án, một số giám định viên không đáp ứng được.
Theo phân tích tại Mục 1.4.3 đối với các nước trên thế giới, mặc dù các tiêu chí, điều kiện về trình độ chun mơn, khả năng nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, tư cách, đạo đứcđể trở thành người giám định về cơ bản là giống
nhau. Tuy nhiên, trong số các tiêu chí đó thì các nước chú trọng nhiều đến tiêu chí
khả năng nghiệp vụ chun mơn vì đây mới là yếu tố thể hiện năng lực, khả năng
thực hiện giám định của người được công nhận hoặc bổ nhiệm, các nước tập trung nhiều vào việc kiểm tra, đánh giá khả năng, kỹ năng giám định của người dự tuyển. Một điểm đặc biệt có một điểm khác biệt nhất giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, chẳng hạn Pháp, Đức. Đó là ở các nước khi được công nhận trở thành giám định viên tư pháp là niềm vinh dự, tự hào rất lớn, bởi quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm rất chặt chẽ (Mục 1.4.3), khi được bổ nhiệm, chức danh giám định viên tư pháp đồng nghĩa với việc họ được công nhận là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đó.
Thẩm quyền bổ nhiệm được quy định tại Điều 9 Luật GĐTP 2012, ở Trung ương: Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên tư pháp pháp y, giám định viên
tư pháp pháp y tâm thần; Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự;ở địa phương: giám định viên tư pháp do Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm.So với Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, thay vì quy định chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm là cơ quan chủ quản và Bộ Tư pháp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên (Điều 9, Điều 10 Pháp lệnh). Điều 9 Luật GĐTP 2012 chỉ quy định về chủ thể có thẩm quyền bổ nhiệm và được hiểu đó chính là chủ thể có thẩm quyền cấp thẻ giám định viên. Quy định của Luật GĐTP 2012 như vậy sẽ gây ra một số khó khăn, đặc biệt giám định viên tư pháp tại địa phương sẽ chịu sức ép nhất định từ cơ quan chính quyền. Quy định tập trung về đầu mối ở cấp bộ tức là Trung ương ra quyết định bổ nhiệm thì việc quản lý theo dõi đội ngũ này mới được thống nhất chặt chẽ, mặt khác, tránh được sức ép sự tác động chi phối của thủ trưởng cơ quan địa phương, kết quả giám định được vô tư khách quan hơn.
Về miễn nhiệm giám định viêntư pháp được quy địnhtại khoản 1 Điều 10
Luật GĐTP 2012, các trường hợp cụ thể sau đây bị miễn nhiệm: khơng cịn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp; bị xử lý kỷ luật; thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm; thực hiện một trong các hành vi nghiêm cấm theo quy định; theo đề nghị của giám định viên tư pháp.Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì có thẩm quyền miễn nhiệm.So với Pháp lệnh giám định tư pháp 2004, Luật GĐTP 2012 quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc phịng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thơi việc, đối với những trường hợp này, không thực hiện miễn nhiệm giám định viên tư pháp, trừ trường hợp họ có nguyện vọng xin thơi làm giám định viên, vì đây là những chuyên gia có kinh nghiệm, rất cần thiết cho hoạt động giám định tư pháp, nhất là trong điều kiện thiếu đội ngũ giám định viên như hiện nay. Đây là quy định mang tính đột phá, đáp ứng được với thực tế của các tổ chức giám định tư pháp công lập đang thiếu hụt giám định viên. Song, quy định của Luật GĐTP 2012 chưa được triển khai cụ thể bằng các văn bản dưới Luật để các cấp, các ngành có thể triển khai áp dụng.
Về lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp sẽ do Bộ Tư pháp đăng
tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật GĐTP 2012).
1.3.5 Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập
Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ
ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (Điều 38
Pháp lệnh giám định tư pháp 2004) (Điều 13 Luật GĐTP 2012).
Đối với nguồn thu phí:
Trong lĩnh vực pháp y:Thông tư số 34/2014/TT-BTC ngày 21/03/2014 của
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp, theo đó: cơ quan thu phí là Viện Pháp y Quốc gia (Bộ Y tế); Trung tâm Pháp y (Sở Y tế) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Pháp y qn đội (Bộ Quốc phịng); Viện Khoa học hình sự (Bộ Cơng an). Cơ quan thu phí được trích để lại 95% trên tổng số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho việc thu phí theo quy định. Phần tiền phí cịn lại (5%), cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trong lĩnh vực pháp y tâm thần:Thông tư số 35/2014/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 21/03/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp, theo đó: cơ quan thu phí giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y tâm thần gồm: Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm Pháp y tâm thần cấp tỉnh; Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh; Bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng và Bệnh viện cấp quân khu có giám định viên pháp y tâm thần. Cơ quan thu phí được trích để lại 90% trên số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước để trang trải cho việc thu phí theo quy định. Số tiền phí cịn lại 10%, cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự:Thơng tư số 50/2014/TT-BTC của Bộ Tài
chính ngày 24/04/2014 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp,theo đó: cơ quan thu phí giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự gồm: Viện Khoa học hình sự (Bộ Cơng an); Sở Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phịng). Cơ quan thu phí được trích 80% trên số tiền phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền còn lại (20%) nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Đối với tỷ lệ phần trăm cơ quan thu phí được để lại, trong đó sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại để chi cải cách tiền lương theo Nghị định số 47/2016/NĐ- CP ngày 26/05/2016 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (trước đây là Nghị định 66/2013/NĐ-CP 27/06/2013)(sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ); 65% số thu cịn lại sau khi chi phí cho các hoạt động: cơng tác phí, xăng xe, tiền làm ngoài giờ, số dư còn lại sẽ sử dụng làm thu nhập tăng thêm cho những người làm việc tại cơ quan và trích các quỹ, chẳng hạn: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi.
Đối với nguồn được cấp bởi ngân sách Nhà nước:
Trên cơ sở hạch toán hàng năm của các đơn vị (điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/09/2013 hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP 2012),ở Trung ương, Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần; Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.Ở địa phương, UBND bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương, cụ thể là tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y. Tùy theo tình hình cụ thể hàng năm, các nguồn thu khác của các đơn vị có đáp ứng được đủ nhu cầu hoạt động hay không, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ.
Ngày 28/12/2015 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 53/2015/TT-BYT quy định điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện được quy định tại Thông tư là những điều kiện tối thiểu bảo đảm để tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám định pháp y, pháp y tâm thần theo Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GĐTP 2012.
Tuy nhiên, theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lậpcủa Chính Phủ, định mức ngân sách Nhà nước giao thực hiện cơ chế tự chủ chủ yếu căn cứ vào khoảnkinh phí chi thường xuyên làtiền lương, hoạt động chuyên môn của đơn vị hàng năm(khoản 2
Điều 14 Nghị định 16/2015/NĐ-CP).Đối với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp cơng lập là kinh phí chi khơng thường xuyên (khoản 2 Điều 14 Nghị định 16/2015/NĐ-CP), khi đơn vị muốn đầu tư phải trình các cấp có thẩm quyền xem xét và cấp duyệt. Tuy nhiên, nguồn ngân sách Nhà nước tại mỗi địa phương là không giống nhau, nên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiên cho các tổ chức giám định tư pháp cơng lập mỗi nơi khác nhau.Vì vậy, Thơng tư số 53/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 Bộ Y tế mặc dù đã có hiệu lực nhưng vẫn chưa thể triển khai trong thực tế.
1.3.6 Xây dựng chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp
Cơng tác xây dựng chương trình bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho ngành giám định tư pháp nói chung và giám định viên tư pháptrong tổ chức giám định tư pháp cơng lập nói riêng là một trong các nội dung quan trọng của quản lý nhà nước đối với tổ chức giám định tư pháp công lập. Bởi lẽ,giám định viên tư pháp trong tổ chức giám định tư pháp công lập không những đảm bảo các yêu cầu về kiến thức chun mơn vững vàng, cịn phải kịp thời nắm bắt những quy định của pháp luật về “tố tụng”, đặc biệt các giám định viên tư pháp giữ chức vụ, quản lý tổ chức giám định tư pháp cơng lập địi hỏi kiến thức về quản lý nhà nước.
Khoản 2 Điều 5 Luật GĐTP 2012quy định: “Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp”; “Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp” (khoản 3 Điều 40 Luật GĐTP 2012).