6. Các điểm mới, các đóng góp của luận văn
1.3.2 Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về tổ
Đây là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước, thể hiện tính chấp hành và điều hành của hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với tổ chức quản lý nhà nước cơng lập nói riêng.
Nhận thức rõ vị trí của các tổ chức quản lý nhà nước, từ những năm 1945 đến nay, Nhà nước luôn quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý hệ thống tổ chức quản lý nhà nước (Sắc lệnh 68 SL ngày 30 11 1945 và Sắc lệnh
số 162 SL ngày 25 06/1946). Trải qua hơn 70 năm đồng hành cùng các thể chế
chính trị, pháp luật về quản lý nhà nước đối với tổ chức quản lý nhà nước đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới và yêu cầu mới trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước. Qua đó cho thấy hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức ngày càng có tính hệ thống và thực tiễn trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý nhằm hướng tới trật tự chung theo định hướng và ý chí của Nhà nước.
Trước đây, Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 đã ban hành quy định việc thành lập tổ chức giám định tư pháp trong các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự (Điều 15). Các lĩnh vực khác như tài chính - kế tốn, xây dựng, văn hóa, mơi trường chỉ có giám định viên thực hiện theo vụ việc (Điều 9). Tuy nhiên, Pháp lệnh giám định tư pháp 2004 chưa xác định những lĩnh vực nào thuộc về “quyền lực công” mà Nhà nước phải trực tiếp tổ chức thi hành và những lĩnh vực nào thuộc về “quyền lực tư” Nhà nước không trực tiếp thực hiện mà coi đó là một loại dịch vụ pháp lý đặc biệt và giao cho các tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện theo luật định thực hiện.Luật GĐTP 2012 được ban hành thể hiện sự phân định rõ ràng về tổ chức giám định tư pháp cơng lập và ngồi công lập, đây là một trong những nội dung hoàn toàn mới, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển và tầm quan trọng của tổ chức giám định tư pháp công lập. Bởi tổ chức giám định tư pháp cơng lập là tổ chức có các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên của hoạt động tố tụng, liên quan trực tiếp đến an ninh, chính trị, trật tự, an tồn xã hội, địi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn lực, tài chính, chính sách, và do các tổ chức này “có lĩnh vực hoạt động rất đặc biệt” không thể kinh doanh như các tổ chức khác để có lợi nhuận, nên Nhà nước phải đầu tư, đảm bảo hoạt động, đặc biệt là các chuyên ngành phục vụ cho an ninh quốc gia, những chuyên án đặc
biệt của xã hội. Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực, xã hội đã đủ điều kiện, sẵn sàng chia sẻ, tham gia cùng với Nhà nước (giám định văn hóa, xây dựng, kế tốn – tài chính,…).
Để triển khai thi hành Luật GĐTP 2012, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành đã ban hành Nghị định, các Thơng tư hướng dẫn chi tiết.
Tính đến nay, đã có 27 văn bản hướng dẫn Luật GĐTP 201224
được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành.