Xét riêng về tình hình vốn huy động của ngân hàng, ta thấy cơ bản là được huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi trên 12 tháng. Nhưng nhìn
chung, sự tăng giảm của tiền gửi không theo một quy luật nhất định, cụ thể là loại tiền gửi dưới 12 tháng thì tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010 trong khi đó loại tiền gửi trên 12 tháng thì lại tăng giảm không đều. Cụ thể là năm 2008 lượng huy động vốn từ tiền gửi dưới 12 tháng là 31.193 triệu đồng, sang năm 2009 tăng lên 38.542 triệu đồng (tăng 7.349 triệu đồng tương đương 23,56% so với năm 2008), và đến năm 2010 tình hình kinh tế ổn định hơn trước, cuộc sống của người dân được đổi mới nên lượng vốn huy động từ tiền gửi cũng có xu hướng tăng lên, nhưng về tốc độ thì vẫn cịn thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 so với 2008, nhìn vào số liệu ta dễ dàng nhận ra năm 2010 tăng 21,30% so với năm 2009, còn năm 2009 tăng đến 23,56% so với 2008. Trong khi lượng huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng tăng dần qua từng năm, thì lượng huy động từ tiền gửi trên 12 tháng lại có xu hướng tăng rồi giảm qua các năm, năm 2008 tiền gửi huy động được là 3.500 triệu đồng, cao nhất là vào năm 2009 với lượng huy động là 4.200 triệu đồng, sang năm 2010 lại giảm đột ngột xuống còn 1.111 triệu đồng, giảm khoảng 3.089 triệu đồng (tương đương 73,55%) so với năm 2009. Như đã đề cập ở trên, trong thời gian này kinh tế cũng đã dần phục hồi nên những người có nguồn vốn nhàn rỗi muốn đầu tư vào những lĩnh vực có khả
năng sinh lời cao hơn khi gửi tiền vào ngân hàng, mà đặc biệt là với dịng vốn
ln chuyển nhanh thì nhóm tiền gửi trên 12 tháng sẽ có xu hướng đi xuống. Tóm lại, nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng vốn huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi trên 12 tháng. Xảy ra hiện tượng như vậy là do vào khoảng thời gian này, giá vàng tăng cao khiến cho phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đổ vào đầu tư vàng, khiến cho hoạt động huy động vốn bằng tiền gởi của ngân hàng rất khó khăn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn dịng vốn ln ln chuyển nên dù người dân có gửi tiền vào thì cũng chỉ trong thời gian ngắn. Nhìn chung, với lượng huy động vốn tăng dần qua các năm như vậy cũng là một dấu hiệu đáng mừng về cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình tín dụng của MHB - Lấp Vị. Trong thời gian sắp tới Ngân hàng cố gắng phấn đấu tăng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế bằng những chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào, từ đó có thể nâng cao tỷ trọng của loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
4.2.2. Tình hình sử dụng vốn: 4.2.2.1 . Tình hình cho vay:
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi huy động được vốn để có thể tạo ra lợi nhuận, hồn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh, Ngân hàng thương mại phải tiến hành kinh doanh dưới hình thức sử dụng vốn huy động chủ yếu là cấp tín dụng. Hoạt động cho vay khơng những có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi vì nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Do vậy hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro Ngân hàng cần có quy trình tín dụng chặt chẽ.
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho vay ra thị trường trong một kỳ nhất định. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng của nguồn vốn Ngân hàng. Tuy tín dụng được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn huy động tại chỗ nhưng khi nhu cầu tín dụng quá lớn, Ngân hàng vẫn cố gắng đáp ứng bằng nguồn vốn xin điều chuyển từ cấp trên. Mặc dù phải chịu chi phí cao hơn, lợi nhuận ít nhưng mở rộng được thị trường và uy tín. Cho nên các biến động trong doanh số cho vay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng.
MHB – Lấp Vò cũng như các Ngân hàng khác lợi nhuận chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Vì thế việc đạt được các chỉ tiêu cho vay và đảm bảo khách hàng uy tín, trả nợ gốc và lãi tốt là ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng. Nhưng để đạt được mục tiêu không phải là dễ. Để biết được Ngân hàng hoạt động như thế nào ta đi vào từng đối tượng cụ thể như sau:
Cho vay theo thời hạn:
Bảng 4: Tình hình cho vay theo thời hạn tại MHB – Lấp Vị
Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 93.026 101.799 161.563 8.773 9,43 59.764 58,71 Trung hạn 81.810 100.918 137.167 19.108 23,36 36.303 35,97 Dài hạn 15.977 17.628 12.420 1.651 10,33 -5.208 -29,54 Tổng DSCV 190.813 220.345 311.150 29.532 15,48 90.805 41,21
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vị)
Về tình hình cho vay theo thời hạn tại ngân hàng thì có sự chuyển biến khá rõ rệt, được tập trung chủ yếu ở ba loại hình ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. 93.026 81.810 15.977 101.799 100.918 17.628 161.563 137.221 12.420 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn