4.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị
4.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn:
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “ đi vay để cho vay”. Do đó nguồn vốn là yếu tố sống cịn đối với bất cứ Ngân hàng nào. Ngoài vốn điều hòa do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được hoạt động kinh doanh, mà cịn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng đòi hỏi Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vò cần phải tăng thêm nguồn vốn của mình để đáp ứng được nhu cầu này, đặc biệt là tích cực huy động vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Bảng 3: Tình hình nguồn vồn tại MHB – Lấp Vị Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 34.693 42.742 47.861 8.049 23,20 5.119 11,98 Tiền gửi < 12 tháng 31.193 38.542 46.750 7.349 23,56 8.208 21,30 Tiền gửi > 12 tháng 3.500 4.200 1.111 700 20,00 -3.089 -73,55 Vốn điều chuyển 135.000 140.500 182.000 5.500 4,07 41.500 29,54 Tổng nguồn vốn 169.693 183.242 235.834 13.549 7,98 52.592 28,70
Mặc dù có những tác động xấu từ nền kinh tế, đặc biệt là năm 2008 và 2009 nhưng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn được đảm bảo tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Vốn điều chuyển luôn tăng qua các năm để đáp được nhu cầu vốn đang tăng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, năm 2009 tăng 5.500 triệu
đồng (khoảng 4,07%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 41.500 triệu đồng
(29,54%).
Về vốn huy động, năm 2008 do tình hình lạm phát cao, trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động được trong nhân dân chỉ khoảng 34.693 triệu đồng. Bước sang năm 2009, nền kinh tế dần hồi phục, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lời, vì vậy mà nguồn vốn huy động được từ các thành phần kinh tế đã tăng trở lại, cụ thể năm 2009 tăng 8.049 triệu đồng (khoảng 23,20%) so với 2008, và đến năm 2010, mặc dù kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được nên dù nguồn vốn huy động có tăng lên đến 47.861 triệu đồng, khoảng 5.119 triệu đồng (11,98%) so với năm 2009 thì vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng huy động vốn của năm 2009 so với 2008. Xét về tổng nguồn vốn, như đã phân tích ở trên nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế luôn tăng qua các năm, để đáp ứng được nhu cầu này Ngân hàng đã tích cực huy động vốn từ người dân và các doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Đồng Tháp.
31.693 3.500 38.542 4.200 46.750 1.111 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 2008 2009 2010 Tiền gửi >12 tháng Tiền gửi<12 tháng