Các biện pháp giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển hơn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 67)

4.4. Các biện pháp giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển hơn trong tương lai hơn trong tương lai

Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, phải tìm khách hàng để giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng - qua đó tạo được sức hấp dẫn về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, có như vậy mới chủ động được nguồn vốn cho vay, cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu vay của người vay. Đồng thời tạo lòng tin cho người vay bằng cách: giải thích, hướng dẫn cho người vay hiểu được hoạt động cho vay của Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng và tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh của họ khi thấy nó có khả năng không mang lại hiệu quả.

Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn Ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản. Vì

vậy, Ngân hàng cần giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng phải có phương án kịp thời khi khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ hay phá sản để kịp thời hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và đảm bảo thu hồi đủ nợ. Làm được điều đó trong khâu giám sát sau khi cho vay, Ngân hàng cần thực hiện việc kiểm kê thường xuyên tài sản đảm bảo. Việc kiểm kê này cần được thực hiện định kỳ để xác định các điều kiện và tình trạng của tài sản được dùng làm đảm bảo cho khoản vay, định giá lại tài sản phải được thực hiện khi các điều kiện hay tình trạng ban đầu của tài sản bị thay đổi.

Thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay. Tổ thẩm định phải có kiến thức chuyên môn về thị trường, giá cả hàng hoá, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều kiện phức tạp của các tài sản đảm bảo như hiện nay.

Tăng cường giám sát và quản lý nợ sau khi cho vay nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, đơn đốc khách hàng thanh tốn nợ khi phát hiện nợ xấu.

Kiểm tra cơng tác kế tốn về các khoản tạm ứng, chứng từ kế toán phát sinh, việc quản lý và theo dõi nợ quá hạn…kiểm tra hồ sơ tín dụng, phân loại, trích lập dự phịng rủi ro, kiểm tra các phòng giao dịch theo chỉ đạo của giám đốc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL - phòng giao dịch Lấp Vò.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SƠNG

CỬU LONG – PHỊNG GIAO DỊCH LẤP VỊ

Nhìn chung hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – PGD Lấp Vò tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong công tác huy động vốn, cho vay cũng như trong thu nợ của ngân hàng, vì thế rất cần có những giải pháp phù hợp cho từng lĩnh vực để giúp ngân hàng ngày càng nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của mình.

5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn:

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Mặc dù vốn huy động của ngân hàng phát triển nhà

đồng bằng sơng Cửu Long – PGD Lấp Vị trong 3 năm ln có sự tăng trưởng

nhưng xét về tỷ trọng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Để nâng cao lợi nhuận, chủ động trong cơng tác cấp tín dụng thì ngân hàng cần tăng cường cơng tác huy động vốn. Do đó, cơng tác huy động vốn rất quan trọng và để huy động vốn có hiệu quả thì ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể:

- Ngân hàng nên đa dạng các hình thức huy động vốn như có chế độ lãi

suất bậc thang khi khách hàng gửi tiền trung, dài hạn và với số tiền khác nhau. Vì lượng tiền nhàn rỗi của người dân thường là những khoản tiền nhỏ, lẻ và nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên nên cần xây dựng thêm nhiều máy ATM trên địa bàn để thu hút vốn nhàn rỗi của người dân, qua đó ngày càng nâng cao uy tín cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nên có hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, có như vậy thì uy tín của ngân hàng ngày càng cao và luôn tạo được cảm giác yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền. Việc nghiên cứu các sản phẩm huy động và đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là điều rất cần thiết vì đây là yếu tố quan trọng để ngân hàng có thể cạnh tranh với ngân hàng trên cùng địa bàn. Đồng thời, ln cử cán bộ xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của người dân trên địa bàn để có những chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi tốt hơn.

- Tình hình huy động vốn ở ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – phịng giao dịch Lấp Vị tương đối khó khăn vì người dân rất thiếu thơng tin về ngân hàng. Vì thế, ngân hàng nên tuyên truyền quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện truyền thông để ngày càng thu hút khách hàng đến gửi tiền, đặc biệt là ở các khu đông dân cư. Và hiện nay, tại địa bàn huyện Lấp Vị chỉ có một phịng giao dịch, vì thế việc mở thêm phịng giao dịch ở các xã xa huyện là cần thiết, qua đó giúp cho việc huy động vốn ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)