Doanh số cho vay theo thời hạn tại MHB-Lấp Vò

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Cho vay ngắn hạn

Mục đích chính của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động tạm thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho cá nhân và doanh nghiệp. Cho vay ngắn hạn luôn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, nó chiếm tỉ trọng lớn trong nhu cầu vốn của địa bàn.

Cũng giống như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho

vay. Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 46% trở lên) qua các năm và tốc độ tăng trưởng cũng có dấu hiệu tăng nhanh hơn, năm 2009 là 101.799 triệu đồng tăng 8.773 triệu đồng (tăng khoảng 9,43%) so với năm 2008, năm 2010 đạt 161.563 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 58,71% so với năm 2009, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với 2008. Sở dĩ có đuợc kết quả này là như ta biết huyện Lấp Vị là một huyện nơng nghiệp nên chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn hạn, vì vậy đa số người dân có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bổ sung vào vốn lưu động. Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng luôn rất cao trong những năm qua là do tình hình kinh tế khơng ổn định làm cho khách hàng chỉ muốn vay trong một thời gian ngắn để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và có thể trả nợ sớm cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất muốn doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số. Bởi vì, cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay. Hơn nữa vay ngắn hạn lãi suất thấp, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, tính thanh khoản điều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn nên thu hút được khách hàng và tốc độ tăng ngày càng cao.

Cho vay trung và dài hạn

Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên ngân hàng rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy mà song song với tín dụng ngắn hạn là sự tăng trưởng cùng chiều của tín dụng trung hạn và dài hạn. Xét về mặt trung hạn thì doanh số cho vay cũng có những dấu hiệu đáng mừng với giá trị và tốc độ ngày càng tăng, năm 2008 đạt 81.810 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 43% tổng doanh số cho vay) và tăng 19.108 triệu đồng (với tốc độ 23,36%) vào năm 2009. Bước sang năm 2010, doanh số cho vay trung hạn tiếp tục tăng nhanh với tốc độ 35,97% so với năm 2009, nâng giá trị tín dụng trung hạn lên đến 137.221 triệu đồng. Cùng với sự tăng truởng của tín dụng ngắn hạn và trung hạn thì doanh số cho vay dài hạn cũng có những chuyển biến mới, tăng từ 15.977 triệu đồng năm

2008 lên đến 17.628 triệu đồng năm 2009, nhưng năm 2010 lại giảm mạnh so với năm 2009 với tốc độ giảm là 29,54% (tương đương 5.208 triệu đồng).

Huyện Lấp Vò chưa phải là một huyện giàu có, đời sống của người dân vẫn cịn khó khăn, chỉ có một phần nhỏ là khá, giàu. Tuy nhiên, đời sống của người dân đang được cải thiện qua từng ngày, số hộ nghèo giảm, số hộ khá giàu tăng, đặc biệt với chính sách cho vay ngày càng được hồn thiện chính là một cơ hội tốt để Ngân hàng PTNĐBSCL – Lấp Vị có thể gia tăng doanh số cho vay ở cả ba loại kỳ hạn.

 Cho vay theo đối tượng:

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn vay là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng:

Bảng 5: Tình hình cho vay theo đối tượng tại MHB – Lấp Vị

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa

47.703 66.104 85.102 18.401 38,57 18.998 28,74

Nông nghiệp 95.406 121.189 168.493 25.783 27,02 47.304 39,03

Công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp 19.100 17.628 29.315 -1.472 -7,71 11.687 66,30 Khác 28.604 15.424 28.240 -13.180 -46,08 12.816 83,09

Tổng DSCV 190.813 220.345 311.150 29.532 15,48 90.805 41,21

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ra đời với mục đích ban đầu là hỗ trợ người dân mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở, sau thời gian đi vào hoạt động Ngân hàng đã mở rộng lĩnh vực đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn

của các thành phần kinh tế, nhưng khơng vì vậy mà nhu cầu cho vay sẽ bị sụt giảm mà ngược lại ngày còn tăng trưởng hơn so với trước đây. Đó là nhờ vào những chuyển biến mới của nền kinh tế cùng các chính sách phù hợp của ngân hàng MHB – Lấp Vị. Nhìn vào biểu bảng ta dễ dàng nhận ra tình hình cho vay theo các ngành nghề kinh tế tại ngân hàng MHB – Lấp Vị có sự tăng trưởng khá tốt, tập trung vào các lĩnh vực nhà ở, nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. 47.703 95.406 19.100 28.604 66.104 121.189 17.628 15.424 85.102 168.493 29.315 28.240 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2008 2009 2010 Mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa Nông nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp Khác

Hình 6: Doanh số cho vay theo đối tượng tại MHB – Lấp Vò

Trong những năm qua, nhu cầu vốn của người dân để mua và xây dựng nhà mới, cũng như sửa chữa những ngôi nhà cũ liên tục tăng. Nếu năm 2009 doanh số cho vay trong lĩnh vực tín dụng nhà ở là 66.104 triệu đồng tăng 18.401 triệu đồng (trên 38%) so với năm 2008, thì bước sang năm 2010 nhu cầu vốn trong lĩnh vực này tăng vọt, doanh số cho vay tăng 18.998 triệu đồng (trên 28%) so với năm 2008. Mặc dù tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 nhưng nhờ nguồn vốn cung cấp của MHB – Lấp Vị, nhiều ngơi nhà mới khang trang đã mọc lên, những ngôi nhà cũ, xuống cấp cũng đã được sửa lại thành những ngôi nhà mới làm cho diện mạo của huyện nhà đẹp giàu và phát triển. Theo dự báo của tiểu ban nghiên cứu và phát triển chính sách huyện Lấp Vị thì nhu cầu vốn để mua, sửa chữa và xây dựng nhà của người dân trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng do nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có những chiến lược phù hợp cho lĩnh vực tín dụng nhà ở trong thời gian tới khi thị trường

bất động sản đang thu hút nhiều sự chú ý của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trong và ngoài huyện.

Như ta biết, nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp như Lấp Vị thì ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo huyện hiện tại là phát triển công nghiệp và dịch vụ bên cạnh vẫn đảm bảo sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp. Các ngân hàng thương mại thường dựa vào đặc điểm của nền kinh tế hiện tại và chính sách phát triển trong tương lai của địa phương để có những chiến lược kinh doanh và chính sách ưu tiên cho từng lĩnh vực một cách phù hợp, Ngân hàng PTNĐBSCL – phòng giao dịch Lấp Vò cũng như vậy. Hiện tại, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng và có sự tăng trưởng qua các năm. Nếu như doanh số ở lĩnh vực nơng nghiệp năm 2008 là 95.406 triệu đồng thì sang năm 2009 tăng lên 121.189 triệu đồng (tăng 27,02% tương đương 25.783 triệu đồng) so với năm 2008, bước sang năm 2010 tốc độ này tăng đến 39,03% tương đương 47.304 triệu đồng so với năm 2009, đưa doanh số cho vay năm 2010 lên đến 168.193 triệu đồng. Nếu doanh số cho vay ở lĩnh vực nhà ở và nông nghiệp ngày một tăng trưởng thì ở lĩnh vực cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp cũng có những chuyển biến mới, cụ thể là doanh số cho vay ở lĩnh vực này năm 2008 đạt 19.100 triệu đồng nhưng sang năm 2009 lại giảm nhưng không nhiều chỉ vào khoảng 7,71% tương đương 1.472 triệu đồng ; bước sang năm 2010 thì doanh số lại tăng trưởng một các nhanh chóng đạt 29.315 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng lên đến 66,30% tương đương 11.687 triệu đồng. Cùng với tốc độ tăng giảm của lĩnh vực cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp thì doanh số cho vay của một số lĩnh vực khác cũng có sự tăng giảm tương tự, như năm 2009 giảm 13.180 triệu đồng (khoảng 46,08%) so với năm 2009, và bước sang năm 2010 tăng lên 28.240 triệu đồng với tốc độ trên 83% so với năm 2009. Dù tốc độ tăng của doanh số cho vay năm 2010 so với năm 2009 rất cao nhưng giá trị đạt được vẫn còn thấp hơn doanh số đạt được năm 2008. Nhưng với những gì đã đạt được trong các ngành nghề kinh tế tại địa phương thì đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng doanh số cho vay trong tương lai. Chính nhờ vào sự tăng trưởng của doanh số cho vay ở các ngành nghề kinh tế đã làm tăng trưởng tổng doanh số cho vay tại MHB – Lấp Vò qua từng năm. Đạt được doanh số này là do gần đây nền kinh tế dần phục hồi, đời sống sản xuất

ngày một nâng cao nên nhu cầu vay vốn của người dân cũng không ngừng tăng lên để đáp ứng yêu cầu sản xuất được nhanh chóng và hiệu quả.

4.2.2.2. Tình hình thu nợ:

Doanh số thu nợ là vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao. Nếu nhận thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ tương ứng với doanh số cho vay thì đây là một tín hiệu tốt báo hiệu cho sự an toàn của nguồn vốn.

 Thu nợ theo thời hạn:

Bảng 6: Tình hình thu nợ theo kỳ hạn tại MHB – Lấp Vò

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 87.275 80.766 147.300 -6.509 -7,46 66.534 82,38 Trung hạn 72.511 80.700 132.139 8.189 11,29 51.439 63,74 Dài hạn 13.895 13.353 12.135 -542 -3,90 -1.218 -9,12 Tổng DSTN 172.681 174.819 291.574 2.138 1,24 116.755 66,79

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vị)

Nhìn chung, cơng tác thu nợ tại ngân hàng có sự chuyển biến tốt qua các năm. Theo đó, cơng tác thu nợ ngắn hạn biến đổi không theo quy luật mà tăng giảm qua các năm, thu nợ trung hạn luôn tăng trưởng qua từng năm nhưng thu nợ dài hạn thì lại có sự biến đổi theo quy luật, và ngược chiều với công tác thu nợ trung hạn, cụ thể:

87.275 72.511 13.895 80.766 80.700 13.353 147.300 132.139 12.135 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tại MHB – Lấp Vò

Thu nợ ngắn hạn

Như đã phân tích, trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn thì cho vay theo ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Theo đó, tình hình thu nợ ngắn hạn cũng có những chuyển biến khả quan về giá trị lẫn tốc độ tăng trưởng do những năm qua tình hình sản xuất của người dân trên địa bàn đã gặt hái được những thành công nhất định ( vật ni, cây trồng được mùa được giá…) vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả nợ.

Trong năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng cơng tác thu nợ ngắn hạn vẫn đạt giá trị tuơng đối cao là 87.275 triệu đồng ( khoảng 93,82% doanh số cho vay ngắn hạn năm này), nhưng sang năm 2009 dù nền kinh tế có chiều hướng tích cực hơn trước nhưng công tác thu nợ ngắn hạn lại giảm 6.509 triệu đồng so với năm 2008, vì vậy mà công tác thu nợ ngắn hạn năm 2009 chỉ đạt 79,34% doanh số cho vay ngắn hạn). Sở dĩ có sự sụt giảm trong doanh số thu nợ là do trong năm 2009, một số cán bộ tín dụng mới đuợc điều chuyển cơng tác về ngân hàng, vẫn chưa nắm rõ được địa bàn, tình hình và phân loại khách hàng nên công tác thu nợ còn nhiều hạn chế. Bước sang năm 2010, đây là bước tăng trưởng trở lại trong doanh số thu nợ ngắn hạn khi mà những cán bộ tín dụng mới được điều chuyển đến đã làm quen được với tình hình cũng như có sự phân loại khách hàng cụ thể thì cơng tác thu nợ đã có sự

tăng trưởng cân đối so với doanh số cho vay ngắn hạn (khoảng 91,20%), và đạt

tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với năm 2009 với 82,38% đưa doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2010 lên đến 147.300 triệu đồng. Đạt được như vậy có thể nói là

một thành công của Ngân hàng. Sự thiếu ổn định trong sản xuất nơng nghiệp và tình hình sản xuất kinh doanh ln gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn rất cao. Đạt được doanh số thu nợ ngắn hạn này là nhờ vào đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong các quyết định cho vay mà công tác thẩm định món vay rất chặt chẽ, thêm vào đó là sự tích cực của các cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ và hối thúc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Bên cạnh đó, các khách hàng uy tín cao được Ngân hàng tin tưởng cho vay và đa số kinh doanh có hiệu quả nên công tác thu nợ rất khả quan trong năm này. Ở một số khách hàng gặp khó khăn khi họ bị mất mùa hay kinh doanh khơng hiệu quả thì vẫn ảnh hưởng khơng lớn lắm đến tình hình thu nợ ngắn hạn chung của Ngân hàng vì đây là những món vay tương đối nhỏ.

Thu nợ trung và dài hạn

Nếu như công tác thu nợ ngắn hạn tại ngân hàng có sự biến đổi khơng theo quy luật, thì cơng tác thu nợ trung hạn lại có sự tăng trưởng cả về giá trị và tốc độ nhưng khi so sánh với doanh số cho vay trung hạn qua các năm thì tình hình thu nợ vẫn cần có những chính sách mới. Năm 2008 thu nợ trung hạn đạt 72.511 triệu đồng (chỉ đạt 88,63% doanh số thu nợ trung hạn), sang năm 2009 tăng 8.162 triệu đồng với tốc độ 11,25% so với năm 2008 nhưng cũng chỉ đạt 79,96% doanh số cho vay trung hạn năm 2009 và bước sang năm 2010 đã tăng thu nợ trung hạn lên đến 132.139 triệu đồng, tăng với tốc độ 63,74% (khoảng 51.439 triệu đồng) so với năm 2009, và nâng doanh số thu nợ trung hạn lên đến 96,33% doanh số cho vay trung hạn năm 2010. Đạt được doanh số ngày càng tăng và tăng nhanh vào năm 2010 như vậy là nhờ vào nguồn thu ổn định cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng trong những năm qua, bên cạnh cơng tác kiểm tra, khuyến khích, đơn đốc khách hàng trả nợ của cán bộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)