2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua ba năm từ 2008 đến 2010 do Ngân hàng cung cấp.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, nợ quá hạn, kết quả hoạt động của ngân hàng qua 3 năm (2008-2010) và định hướng phát triển của Ngân hàng năm 2011.
- Tham khảo các bài viết trên sách báo, các trang web có nội dung liên quan quan đến đề tài phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối
Δy = y1 - yo
Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau
Δy : là phần chênh lệch (tăng, giảm) của các chỉ tiêu kinh tế.
So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ của chỉ số kỳ phân tích và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả này biểu hiện khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Trong đó:
yo: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích cho kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
∆y =
yo y1 – yo
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG - PHỊNG GIAO DỊCH LẤP VÒ
3.1. Khái quát về Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là ngân hàng thương mại Nhà nước, được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1997 theo quyết định số 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18 tháng 12 năm 1997 với thời hạn hoạt động là 99 năm, kể từ ngày 18 tháng 9 năm 1997.
- Tên giao dịch: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. - Tên tiếng Anh: Housing Bank of Mekong Delta.
- Tên viết tắt: MHB (Mekong Housing Bank).
Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.
Cùng với sự phát triển của ngành ngân hàng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng được mở rộng. Cụ thể là tính đến cuối năm 2010, Ngân hàng có 1 Hội sở chính (có trụ sở chính đặt tại số 9 Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), 1 Sở Giao dịch, 1 Văn phòng Đại diện ở Hà Nội, 1 Trung tâm Thẻ, 1 Ban Quản lý Dự án, 38 chi nhánh cấp 1, 220 phòng giao dịch (tăng 13 phòng so với năm 2009) và một 1 công ty con. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng vào khoảng 2600 người.
Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của MHB là trên 51.400 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2009, trong đó vốn huy động đạt trên 38.100 tỷ đồng, vốn điều lệ và các quỹ đạt 3.216 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2010 là 330 tỷ đồng. Tổng đầu tư, tín dụng đạt trên 49.068 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cuối năm 2009,
trong đó đầu tư tài chính đạt 26.440 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 22.628 tỷ đồng.
Về định hướng phát triển của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2011, MHB sẽ tiếp tục hoàn thiện và củng cố năng lực quản lý và các công cụ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; Tăng cường huy động vốn, tiếp tục coi công tác nguồn vốn là hoạt động then chốt của Ngân hàng, mở rộng tín dụng trên cơ sở gắn liền với huy động vốn và cơ cấu lại khách hàng, đồng thời triển khai tốt các chủ trương, chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN; Cùng với hệ thống Core Banking, tiếp tục thực hiện cải tổ lại mơ hình hoạt động theo đề xuất SECO theo hướng tăng cường kiểm soát tập trung đối với các hoạt động mọi mặt của chi nhánh, kết hợp hài hòa quản lý theo ngành dọc và quản lý theo địa bàn; Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, tự đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên MHB theo kịp nhu cầu trước mắt và trong tương lai; Tiếp tục đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ; đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và mở rộng mạng lưới kinh doanh; Chú trọng cơng tác quản trị rủi ro và kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng; Tiếp tục mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động nhưng phải đảm bảo tiết kiệm chi phí và hiệu quả hoạt động; Tiếp tục chú trọng và nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao cơng tác chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn vốn huy động và gia tăng số lượng khách hàng, mọi hoạt động của MHB phải hướng về thương hiệu, hướng về khách hàng; Theo dõi, dám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đảm bảo đúng định hướng; Tập trung hoàn thành mục tiêu và kế hoạch năm 2011.
3.2. Khái quát về Ngân hàng PTNĐBSCL - phòng giao dịch Lấp Vị 3.2.1. Q trình hình thành và cơ cấu tổ chức
3.2.1.1. Lịch sử hình thành
Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ngày càng cao, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, ngày 16 tháng 12 năm 2002, giám
đốc Ngân hàng PTNĐBSCL – chi nhánh Đồng Tháp ban hành quyết định
343/QĐTL – NHN PTN về việc thành lập Phòng giao dịch Lấp Vò trực thuộc chi nhánh Sa Đéc. Ngày 06 tháng 02 năm 2003, Ngân hàng PTNĐBSCL - PGD Lấp
Vị chính thức đi vào hoạt động với cơ cấu tổ chức ban đầu gồm 3 phòng: phòng hành chánh nhân sự, phòng nghiệp vụ kinh doanh và phịng kế tốn ngân quỹ.
Ngày 30 tháng 11 năm 2006, theo quyết định 479/NHN – ĐTH -
01 của giám đốc Ngân hàng PTNĐBSCL – chi nhánh Đồng Tháp, PGD Lấp Vò trực thuộc chi nhánh Sa Đéc được chuyển lên trực thuộc chi nhánh Đồng Tháp.
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng PTNĐBSCL - PGD Lấp Vò: - Về huy động vốn: nhận tiền gửi bằng đồng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân qua các hình thức: tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của kho bạc, tiền phát hành kỳ phiếu, mở tài khoản và thực hiện thanh toán liên hàng.
- Về hoạt động cho vay:
+ Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế đủ điều kiện để phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh + Nghiệp vụ đồng tài trợ. - Về dịch vụ:
+ Tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực tài chính tín dụng. + Dịch vụ chuyển tiền.
+ Dịch vụ kiều hối. + Dịch vụ ngân quỹ.
3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Mơ hình cơ cấu tổ chức MHB - Lấp Vò được thể hiện qua sơ đồ:
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB – Lấp Vị)
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng PTNĐBSCL - PGD Lấp Vò
BAN GIÁM ĐỐC Phịng kế tốn ngân quỹ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng quản lý rủi ro
3.2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban Giám Đốc Ngân hàng:
Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Có quyền và nghĩa vụ: - Xây dựng và ban hành quy chế làm việc trong cơ quan.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, thông tin và tiếp nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban trong cơ quan.
- Chỉ đạo hoạt động chung trong tồn Phịng giao dịch. - Quyết định cuối cùng cho một khoản vay vốn.
- Bố trí lao động, khen thưởng kỷ luật.
- Giám Đốc chịu trách nhiệm theo chế độ thủ trưởng. - Phó giám đốc giúp việc cho giám đốc theo phân cơng.
* Phịng nghiệp vụ kinh doanh:
Gồm trưởng phịng, phó phịng, cán bộ tín dụng: nhân viên kinh doanh và nhân viên hỗ trợ kinh doanh, chức năng của phịng:
- Trực tiếp giao dịch, quan hệ tín dụng với khách hàng. - Cho vay thu nợ, thống kê phân tích hoạt động tín dụng. - Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức an toàn tối ưu. - Hoạch định chiến lược kinh doanh.
* Phòng quản lý rủi ro:
- Chuyên quản lý những khoảng tiền cho vay lớn hơn 200 triệu. Có trách nhiệm giám sát, đánh giá để hạn chế rủi ro xảy ra.
* Phòng kế tốn ngân quỹ:
Gồm trưởng phịng, nhân viên kế tốn và thủ quỹ, có chức năng: - Tổ chức hạch toán, theo dõi, cân đối thu chi và các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày theo đúng chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.
- Lập báo cáo hàng tháng, hàng quí và báo cáo quyết tốt hàng năm. - Kết hợp các phịng ban xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm.
- Thực hiện tốt vai trị quản lý, giám sát tài sản của Ngân hàng.
- Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu, chi, vận chuyển tiền.
3.2.2. Kết quả hoạt động trong 3 năm 2008- 2010
Từ khi được thành lập đến nay, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vị khơng ngừng cố gắng phấn đấu và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Doanh thu và lợi nhuận luôn tăng qua từng năm, uy tín của Ngân hàng ngày càng nâng cao trong xã hội, đặc biệt là đối với người dân và các doanh nghiệp.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại MHB – Lấp Vị
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % - Thu nhập 26.265 24.719 29.008 -1.546 -5,89 4.289 17,35 - Chi phí 23.514 21.206 24.996 -2.308 -9,82 3.790 17,87 - Lợi nhuận 2.751 3.513 4.012 762 27,70 499 14,20
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)
Qua bảng số liệu ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị từ năm 2008 đến năm 2010 có sự biến động khơng theo quy luật, có sự tăng giảm khơng ổn định và đồng đều giữa các chỉ tiêu. Cụ thể là chỉ tiêu thu nhập năm 2010 tăng so với năm 2008 và 2009, trong khi chi phí năm 2009 lại giảm so với 2008 và đổi chiều tăng từ năm 2009 sang năm 2010. Chính vì sự biến động khơng đồng đều của thu nhập và chi phí đã làm lợi nhuận của Ngân hàng tăng từ năm 2008 đến
năm 2010. 26.265 23.514 2.751 24.719 21.206 3.513 29.008 24.996 4.012 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 2008 2009 2010 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
Sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể được hiểu là do tác động của tình hình kinh tế. Về thu nhập, năm 2009 do tình hình kinh tế có chiều hướng xấu đi từ cuối năm 2008 đến đầu nửa đầu 2009 nên thu nhập đã giảm đi nhưng không nhiều, chỉ giảm 1.546 triệu đồng (khoảng 5,89%) so với năm 2008. Về mặt chi phí, tương tự như thu nhập nhưng độ biến động lớn hơn do tác động mạnh của các yếu tố kinh tế, đặc biệt là lạm phát, chi phí năm 2008 là 23.265 triệu đồng, sang năm 2009 thì nền kinh tế dần phục hồi nên chi phí cũng được giảm một phần nhưng không nhiều vào khoảng 21.206 triệu đồng, giảm 2.308 triệu đồng (khoảng 9,82%) so với năm 2008. Nhưng dưới tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn kinh tế toàn cầu, năm 2010 tiếp tục là năm thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, chính vì vậy mà chi phí năm 2010 tại MHB- Lấp Vị tăng 17,87% (nhưng tốc độ tăng tương đối thấp) so với năm 2009 (tương đương 3.790 triệu đồng). Và lợi nhuận chính là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng, đây là thu nhập cuối cùng sau khi trừ đi các khoản chi phí, do vậy mà chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào sự biến
động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng PTNĐBSCL – phòng
giao dịch Lấp Vò năm 2008 chỉ là 2.751 triệu đồng. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính tồn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam làm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, bước sang năm 2009 do tình hình kinh tế nước ta đã dần hồi phục nên hoạt động của Ngân hàng đã có khởi sắc trở lại, lợi nhuận đạt 3.513 triệu đồng tăng 762 triệu đồng (khoảng 27,70%) so với năm 2008. Mặc dù năm 2010 vẫn còn nhiều thử thách đối với ngành ngân hàng nhưng nhờ có sự thay đổi lớn trong tư duy hoạt động kinh doanh mà MHB, đặc biệt là MHB-Lấp Vò vẫn đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận, với tốc độ tăng trưởng 14,20% (tương đương 499 triệu đồng), tuy tốc độ tăng không cao hơn tốc độ tăng của năm 2009 so với 2008 (khoảng 762 triệu đồng) nhưng điều này cũng là bước ngoặc mới cho sự tăng trưởng cao hơn về lợi nhuận trong tương lai của MHB-Lấp Vị. Với những gì đã đạt được, có thể xem ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay.
3.2.3. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị
3.2.3.1. Thuận lợi
Huyện Lấp Vị có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Lấp Vò nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu, đồng thời có kênh Lấp Vị là huyết mạch nên giao thơng, đường thủy của huyện có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó quốc lộ 54 và quốc lộ 80 đi qua địa bàn giúp cho huyện có điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Chính vì vậy tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn đạt khá cao, từ đó mà đời sống của người dân cũng ngày càng
được nâng cao, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện tăng qua
từng năm, đây chính là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự của địa phương ổn định, công tác bảo vệ và tự vệ trong cơ quan đặc biệt được quan tâm chú trọng vì thế tạo được lòng tin cho khách hàng và nhân viên trong Ngân hàng. Sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên, của chính quyền địa phương, sự tín nhiệm của khách hàng đối với MHB- Lấp Vò cũng là một nhân tố quan trọng giúp Ngân hàng hoạt động tốt và ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, sự đồn kết trong nội bộ chính là một vũ khí sắc bén giúp Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng