Sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có thể được hiểu là do tác động của tình hình kinh tế. Về thu nhập, năm 2009 do tình hình kinh tế có chiều hướng xấu đi từ cuối năm 2008 đến đầu nửa đầu 2009 nên thu nhập đã giảm đi nhưng không nhiều, chỉ giảm 1.546 triệu đồng (khoảng 5,89%) so với năm 2008. Về mặt chi phí, tương tự như thu nhập nhưng độ biến động lớn hơn do tác động mạnh của các yếu tố kinh tế, đặc biệt là lạm phát, chi phí năm 2008 là 23.265 triệu đồng, sang năm 2009 thì nền kinh tế dần phục hồi nên chi phí cũng được giảm một phần nhưng không nhiều vào khoảng 21.206 triệu đồng, giảm 2.308 triệu đồng (khoảng 9,82%) so với năm 2008. Nhưng dưới tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và bất ổn kinh tế toàn cầu, năm 2010 tiếp tục là năm thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, chính vì vậy mà chi phí năm 2010 tại MHB- Lấp Vò tăng 17,87% (nhưng tốc độ tăng tương đối thấp) so với năm 2009 (tương đương 3.790 triệu đồng). Và lợi nhuận chính là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng, đây là thu nhập cuối cùng sau khi trừ đi các khoản chi phí, do vậy mà chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng hoàn toàn vào sự biến
động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng PTNĐBSCL – phòng
giao dịch Lấp Vò năm 2008 chỉ là 2.751 triệu đồng. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính tồn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam làm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, bước sang năm 2009 do tình hình kinh tế nước ta đã dần hồi phục nên hoạt động của Ngân hàng đã có khởi sắc trở lại, lợi nhuận đạt 3.513 triệu đồng tăng 762 triệu đồng (khoảng 27,70%) so với năm 2008. Mặc dù năm 2010 vẫn còn nhiều thử thách đối với ngành ngân hàng nhưng nhờ có sự thay đổi lớn trong tư duy hoạt động kinh doanh mà MHB, đặc biệt là MHB-Lấp Vò vẫn đạt được sự tăng trưởng về lợi nhuận, với tốc độ tăng trưởng 14,20% (tương đương 499 triệu đồng), tuy tốc độ tăng không cao hơn tốc độ tăng của năm 2009 so với 2008 (khoảng 762 triệu đồng) nhưng điều này cũng là bước ngoặc mới cho sự tăng trưởng cao hơn về lợi nhuận trong tương lai của MHB-Lấp Vò. Với những gì đã đạt được, có thể xem ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả trong tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam như hiện nay.
3.2.3. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò phát triển nhà Đồng Bằng Sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị
3.2.3.1. Thuận lợi
Huyện Lấp Vị có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Lấp Vò nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu, đồng thời có kênh Lấp Vị là huyết mạch nên giao thơng, đường thủy của huyện có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó quốc lộ 54 và quốc lộ 80 đi qua địa bàn giúp cho huyện có điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế. Chính vì vậy tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn đạt khá cao, từ đó mà đời sống của người dân cũng ngày càng
được nâng cao, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện tăng qua
từng năm, đây chính là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò. Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự của địa phương ổn định, công tác bảo vệ và tự vệ trong cơ quan đặc biệt được quan tâm chú trọng vì thế tạo được lòng tin cho khách hàng và nhân viên trong Ngân hàng. Sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ của Ngân hàng cấp trên, của chính quyền địa phương, sự tín nhiệm của khách hàng đối với MHB- Lấp Vò cũng là một nhân tố quan trọng giúp Ngân hàng hoạt động tốt và ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt, sự đồn kết trong nội bộ chính là một vũ khí sắc bén giúp Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị vượt qua mọi khó khăn thử thách để giành lấy thắng lợi.
3.2.3.2. Khó khăn
Tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, xã
hội, đời sống người dân đang được cải thiện từng ngày nhưng huyện Lấp Vò vẫn còn là một huyện nông nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vẫn còn khá khiêm tốn. Đại bộ phận người dân vẫn chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, tiết kiệm của người dân vẫn cịn ít… là những nhân tố làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò chưa được như mong đợi.
Nền kinh tế hiện nay đang hội nhập một cách sâu rộng cả về chất lẫn về lượng vào nền kinh tế thế giới, vì vậy những bất ổn của nền kinh tế trong thời gian qua đã gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho người dân và các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ cho ngân hàng của họ, đồng thời gián
tiếp làm giảm một phần nào đó lợi nhuận của Ngân hàng. Trong lĩnh vực tín dụng, sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt về lãi suất, chất lượng dịch vụ của các ngân hàng trên địa bàn cũng là một thách thức không nhỏ đối với MHB-Lấp Vị, địi hỏi Ngân hàng phải có chiến lược phù hợp.
3.2.3.3. Định hướng phát triển
Đánh giá được những khó khăn và thuận lợi mà Ngân hàng đã gặp phải trong thời gian qua, triển vọng của nền kinh tế trong thời gian sắp tới, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp, giúp Ngân hàng có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, tận dụng được những thuận lợi và thời cơ, đưa MHB - Lấp Vò phát triển hơn nữa. Các mục tiêu cụ thể trong năm 2011 như sau:
- Đẩy mạnh hơn việc huy động vốn trong nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu huy động vốn đạt mức từ 50 tỷ đồng trở lên.
- Đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng từ 15% đến 30%.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cơ cấu lại xuống mức dưới 3%. - Tăng cường quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp trên địa bàn. - Cán bộ tín dụng phải nắm vững hơn nữa địa bàn quản lý, phân loại chính xác từng khách hàng, quản lý tốt hơn việc sử dụng vốn của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có trong Ngân hàng, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ mới.
* Biện pháp thực hiện:
- Tăng cường quảng bá thương hiệu MHB đến với mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn và các địa bàn lân cận.
- Chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc để tạo ấn tượng và lòng tin đối với khách hàng.
- Đẩy mạnh thu nợ quá hạn, nợ xử lý rủi ro, tập trung xử lý và thu hồi các khoản nợ thiếu lãi cao để tăng nguồn thu. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần mở rộng các nguồn thu dịch vụ, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.
- Thực hiện tốt công tác khen thưởng toàn đơn vị, để nâng cao sức phấn đấu và ý thức trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG -
PHỊNG GIAO DỊCH LẤP VỊ
4.1. Tình hình tín dụng chung tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị có sự tăng trưởng khá tốt trong 3 năm qua. Các chỉ tiêu đều có sự gia tăng qua các năm, điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình tín dụng chung tại ngân hàng MHB – Lấp Vò 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch
Năm 2009/2008 2010/2009
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 190.813 220.345 311.150 29.532 15,48 90.805 41,21
Doanh số thu nợ 172.681 174.819 291.574 2.138 1,24 116.755 66,79
Dư nợ cho vay 161.115 206.641 226.217 45.526 28,26 19.576 9,47
Nợ xấu 2.520 2.825 3.768 305 12,10 343 12,14
Tỷ lệ nợ xấu 1,56 1,37 1,40 - - - -
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)
Từ bảng số liệu trên ta thấy được các chỉ tiêu của Ngân hàng ln có sự tăng trưởng trong 3 năm. Cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ và nợ xấu tăng trưởng chậm từ năm 2008 sang năm 2009 và tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2010. Trong khi đó tổng dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, riêng tỷ lệ nợ xấu đạt cao nhất vào năm 2010 (nhưng chỉ chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng doanh số cho vay). Về doanh số cho vay, chỉ số này có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, năm 2009 doanh số cho vay tăng gần 15,48% (tăng 29.532 triệu đồng) so với năm 2008. Nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay năm 2009 so với 2008 là tương đối thấp (chỉ khoảng 15,48%), và nguyên nhân là do nguồn cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế ở địa phương đã có nhiều hơn khi các quỹ tín dụng nhân dân đã hoạt động mạnh hơn
và sự xuất hiện của một số ngân hàng thương mại. Và cũng do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn của người dân tiếp tục tăng vào năm 2010 với con số tăng lên đến 311.150 triệu đồng, tốc độ tăng khoảng 41,21% (tương đương 90.805 triệu đồng) so với năm 2009. Đối với doanh số thu nợ, ta dễ nhận thấy được tốc độ tăng trưởng qua bảng số liệu trên, từ 1,24% năm 2008
tăng lên đến 66,79% năm 2010, đây là một dấu hiệu khá khả quan cho cơng tác
tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu của Ngân hàng tuy có sự gia tăng nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu vẫn còn ở mức thấp, nằm trong giới hạn cho phép của quy định về tỷ lệ nợ xấu (luôn nằm ở mức dưới 2%, tỷ lệ quy định là 5% trên tổng dư nợ).
Hiện nay, huyện Lấp Vò đang được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà đầu tư, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện trong những tháng cuối năm 2010 đang tăng nhanh, thêm vào đó là sự phát triển nhanh của các lĩnh vực kinh tế như công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ… đây là điều kiện để huyện Lấp Vò phát triển nền kinh tế và đây cũng là điều kiện tốt cho hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị khi mà nhu cầu vốn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
190.813 172.681 161.115 2.520 220.345 174.819 206.641 2.825 311.150 291.574 226.217 3.768 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2008 2009 2010
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay Nợ xấu