sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị
4.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn:
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “ đi vay để cho vay”. Do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ Ngân hàng nào. Ngoài vốn điều hòa do Ngân hàng Trung Ương cấp, phần lớn nguồn vốn của Ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho Ngân hàng tổ chức được hoạt động kinh doanh, mà cịn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng tăng đòi hỏi Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị cần phải tăng thêm nguồn vốn của mình để đáp ứng được nhu cầu này, đặc biệt là tích cực huy động vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế. Bảng 3: Tình hình nguồn vồn tại MHB – Lấp Vị Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 34.693 42.742 47.861 8.049 23,20 5.119 11,98 Tiền gửi < 12 tháng 31.193 38.542 46.750 7.349 23,56 8.208 21,30 Tiền gửi > 12 tháng 3.500 4.200 1.111 700 20,00 -3.089 -73,55 Vốn điều chuyển 135.000 140.500 182.000 5.500 4,07 41.500 29,54 Tổng nguồn vốn 169.693 183.242 235.834 13.549 7,98 52.592 28,70
Mặc dù có những tác động xấu từ nền kinh tế, đặc biệt là năm 2008 và 2009 nhưng nguồn vốn của Ngân hàng vẫn được đảm bảo tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Vốn điều chuyển luôn tăng qua các năm để đáp được nhu cầu vốn đang tăng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, năm 2009 tăng 5.500 triệu
đồng (khoảng 4,07%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 41.500 triệu đồng
(29,54%).
Về vốn huy động, năm 2008 do tình hình lạm phát cao, trong khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động được trong nhân dân chỉ khoảng 34.693 triệu đồng. Bước sang năm 2009, nền kinh tế dần hồi phục, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lời, vì vậy mà nguồn vốn huy động được từ các thành phần kinh tế đã tăng trở lại, cụ thể năm 2009 tăng 8.049 triệu đồng (khoảng 23,20%) so với 2008, và đến năm 2010, mặc dù kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được nên dù nguồn vốn huy động có tăng lên đến 47.861 triệu đồng, khoảng 5.119 triệu đồng (11,98%) so với năm 2009 thì vẫn cịn thấp hơn tốc độ tăng huy động vốn của năm 2009 so với 2008. Xét về tổng nguồn vốn, như đã phân tích ở trên nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế luôn tăng qua các năm, để đáp ứng được nhu cầu này Ngân hàng đã tích cực huy động vốn từ người dân và các doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Đồng Tháp.
31.693 3.500 38.542 4.200 46.750 1.111 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 2008 2009 2010 Tiền gửi >12 tháng Tiền gửi<12 tháng
Hình 4: Tình hình vốn huy động tại Ngân hàng
Xét riêng về tình hình vốn huy động của ngân hàng, ta thấy cơ bản là được huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng và tiền gửi trên 12 tháng. Nhưng nhìn
chung, sự tăng giảm của tiền gửi không theo một quy luật nhất định, cụ thể là loại tiền gửi dưới 12 tháng thì tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010 trong khi đó loại tiền gửi trên 12 tháng thì lại tăng giảm khơng đều. Cụ thể là năm 2008 lượng huy động vốn từ tiền gửi dưới 12 tháng là 31.193 triệu đồng, sang năm 2009 tăng lên 38.542 triệu đồng (tăng 7.349 triệu đồng tương đương 23,56% so với năm 2008), và đến năm 2010 tình hình kinh tế ổn định hơn trước, cuộc sống của người dân được đổi mới nên lượng vốn huy động từ tiền gửi cũng có xu hướng tăng lên, nhưng về tốc độ thì vẫn cịn thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 so với 2008, nhìn vào số liệu ta dễ dàng nhận ra năm 2010 tăng 21,30% so với năm 2009, còn năm 2009 tăng đến 23,56% so với 2008. Trong khi lượng huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng tăng dần qua từng năm, thì lượng huy động từ tiền gửi trên 12 tháng lại có xu hướng tăng rồi giảm qua các năm, năm 2008 tiền gửi huy động được là 3.500 triệu đồng, cao nhất là vào năm 2009 với lượng huy động là 4.200 triệu đồng, sang năm 2010 lại giảm đột ngột xuống còn 1.111 triệu đồng, giảm khoảng 3.089 triệu đồng (tương đương 73,55%) so với năm 2009. Như đã đề cập ở trên, trong thời gian này kinh tế cũng đã dần phục hồi nên những người có nguồn vốn nhàn rỗi muốn đầu tư vào những lĩnh vực có khả
năng sinh lời cao hơn khi gửi tiền vào ngân hàng, mà đặc biệt là với dòng vốn
ln chuyển nhanh thì nhóm tiền gửi trên 12 tháng sẽ có xu hướng đi xuống. Tóm lại, nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng vốn huy động từ tiền gửi dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi trên 12 tháng. Xảy ra hiện tượng như vậy là do vào khoảng thời gian này, giá vàng tăng cao khiến cho phần lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư đổ vào đầu tư vàng, khiến cho hoạt động huy động vốn bằng tiền gởi của ngân hàng rất khó khăn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn dịng vốn ln ln chuyển nên dù người dân có gửi tiền vào thì cũng chỉ trong thời gian ngắn. Nhìn chung, với lượng huy động vốn tăng dần qua các năm như vậy cũng là một dấu hiệu đáng mừng về cơ cấu nguồn vốn cũng như tình hình tín dụng của MHB - Lấp Vò. Trong thời gian sắp tới Ngân hàng cố gắng phấn đấu tăng nguồn vốn huy động trong nền kinh tế bằng những chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào, từ đó có thể nâng cao tỷ trọng của loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
4.2.2. Tình hình sử dụng vốn: 4.2.2.1 . Tình hình cho vay:
Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Khi huy động được vốn để có thể tạo ra lợi nhuận, hồn trả tiền gốc và lãi cho khách hàng đồng thời bù đắp chi phí kinh doanh, Ngân hàng thương mại phải tiến hành kinh doanh dưới hình thức sử dụng vốn huy động chủ yếu là cấp tín dụng. Hoạt động cho vay khơng những có ý nghĩa đối với bản thân Ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế bởi vì nó bổ sung nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Do vậy hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng, để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro Ngân hàng cần có quy trình tín dụng chặt chẽ.
Doanh số cho vay là số tiền mà Ngân hàng cho vay ra thị trường trong một kỳ nhất định. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố: nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng của nguồn vốn Ngân hàng. Tuy tín dụng được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn huy động tại chỗ nhưng khi nhu cầu tín dụng quá lớn, Ngân hàng vẫn cố gắng đáp ứng bằng nguồn vốn xin điều chuyển từ cấp trên. Mặc dù phải chịu chi phí cao hơn, lợi nhuận ít nhưng mở rộng được thị trường và uy tín. Cho nên các biến động trong doanh số cho vay chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của khách hàng.
MHB – Lấp Vò cũng như các Ngân hàng khác lợi nhuận chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng. Vì thế việc đạt được các chỉ tiêu cho vay và đảm bảo khách hàng uy tín, trả nợ gốc và lãi tốt là ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng. Nhưng để đạt được mục tiêu không phải là dễ. Để biết được Ngân hàng hoạt động như thế nào ta đi vào từng đối tượng cụ thể như sau:
Cho vay theo thời hạn:
Bảng 4: Tình hình cho vay theo thời hạn tại MHB – Lấp Vị
Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 93.026 101.799 161.563 8.773 9,43 59.764 58,71 Trung hạn 81.810 100.918 137.167 19.108 23,36 36.303 35,97 Dài hạn 15.977 17.628 12.420 1.651 10,33 -5.208 -29,54 Tổng DSCV 190.813 220.345 311.150 29.532 15,48 90.805 41,21
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vị)
Về tình hình cho vay theo thời hạn tại ngân hàng thì có sự chuyển biến khá rõ rệt, được tập trung chủ yếu ở ba loại hình ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn. 93.026 81.810 15.977 101.799 100.918 17.628 161.563 137.221 12.420 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn tại MHB – Lấp Vò
Cho vay ngắn hạn
Mục đích chính của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động tạm thời đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cho cá nhân và doanh nghiệp. Cho vay ngắn hạn luôn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, nó chiếm tỉ trọng lớn trong nhu cầu vốn của địa bàn.
Cũng giống như hầu hết các ngân hàng thương mại khác, tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - phòng giao dịch Lấp Vò cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho
vay. Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (từ 46% trở lên) qua các năm và tốc độ tăng trưởng cũng có dấu hiệu tăng nhanh hơn, năm 2009 là 101.799 triệu đồng tăng 8.773 triệu đồng (tăng khoảng 9,43%) so với năm 2008, năm 2010 đạt 161.563 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 58,71% so với năm 2009, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với 2008. Sở dĩ có đuợc kết quả này là như ta biết huyện Lấp Vị là một huyện nơng nghiệp nên chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn hạn, vì vậy đa số người dân có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bổ sung vào vốn lưu động. Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng luôn rất cao trong những năm qua là do tình hình kinh tế khơng ổn định làm cho khách hàng chỉ muốn vay trong một thời gian ngắn để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh và có thể trả nợ sớm cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất muốn doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số. Bởi vì, cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay. Hơn nữa vay ngắn hạn lãi suất thấp, thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, tính thanh khoản điều cao hơn so với cho vay trung và dài hạn nên thu hút được khách hàng và tốc độ tăng ngày càng cao.
Cho vay trung và dài hạn
Cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thời hạn thu hồi vốn dài, tốc độ luân chuyển đồng vốn lâu nên ngân hàng rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi cho vay thì áp dụng mức lãi suất cao với phương thức trả lãi hàng tháng, trả vốn gốc theo kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy mà song song với tín dụng ngắn hạn là sự tăng trưởng cùng chiều của tín dụng trung hạn và dài hạn. Xét về mặt trung hạn thì doanh số cho vay cũng có những dấu hiệu đáng mừng với giá trị và tốc độ ngày càng tăng, năm 2008 đạt 81.810 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 43% tổng doanh số cho vay) và tăng 19.108 triệu đồng (với tốc độ 23,36%) vào năm 2009. Bước sang năm 2010, doanh số cho vay trung hạn tiếp tục tăng nhanh với tốc độ 35,97% so với năm 2009, nâng giá trị tín dụng trung hạn lên đến 137.221 triệu đồng. Cùng với sự tăng truởng của tín dụng ngắn hạn và trung hạn thì doanh số cho vay dài hạn cũng có những chuyển biến mới, tăng từ 15.977 triệu đồng năm
2008 lên đến 17.628 triệu đồng năm 2009, nhưng năm 2010 lại giảm mạnh so với năm 2009 với tốc độ giảm là 29,54% (tương đương 5.208 triệu đồng).
Huyện Lấp Vò chưa phải là một huyện giàu có, đời sống của người dân vẫn cịn khó khăn, chỉ có một phần nhỏ là khá, giàu. Tuy nhiên, đời sống của người dân đang được cải thiện qua từng ngày, số hộ nghèo giảm, số hộ khá giàu tăng, đặc biệt với chính sách cho vay ngày càng được hồn thiện chính là một cơ hội tốt để Ngân hàng PTNĐBSCL – Lấp Vị có thể gia tăng doanh số cho vay ở cả ba loại kỳ hạn.
Cho vay theo đối tượng:
Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn vay là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mơ tăng trưởng của cơng tác tín dụng:
Bảng 5: Tình hình cho vay theo đối tượng tại MHB – Lấp Vị
Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa
47.703 66.104 85.102 18.401 38,57 18.998 28,74
Nông nghiệp 95.406 121.189 168.493 25.783 27,02 47.304 39,03
Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp 19.100 17.628 29.315 -1.472 -7,71 11.687 66,30 Khác 28.604 15.424 28.240 -13.180 -46,08 12.816 83,09
Tổng DSCV 190.813 220.345 311.150 29.532 15,48 90.805 41,21
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long ra đời với mục đích ban đầu là hỗ trợ người dân mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở, sau thời gian đi vào hoạt động Ngân hàng đã mở rộng lĩnh vực đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn
của các thành phần kinh tế, nhưng khơng vì vậy mà nhu cầu cho vay sẽ bị sụt giảm mà ngược lại ngày còn tăng trưởng hơn so với trước đây. Đó là nhờ vào những chuyển biến mới của nền kinh tế cùng các chính sách phù hợp của ngân hàng MHB – Lấp Vị. Nhìn vào biểu bảng ta dễ dàng nhận ra tình hình cho vay theo các ngành nghề kinh tế tại ngân hàng MHB – Lấp Vị có sự tăng trưởng khá tốt, tập trung vào các lĩnh vực nhà ở, nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. 47.703 95.406 19.100 28.604 66.104 121.189 17.628 15.424 85.102 168.493 29.315 28.240 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2008 2009 2010 Mua, xây dựng và sửa chữa nhà cửa Nông nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp Khác
Hình 6: Doanh số cho vay theo đối tượng tại MHB – Lấp Vò
Trong những năm qua, nhu cầu vốn của người dân để mua và xây dựng nhà mới, cũng như sửa chữa những ngôi nhà cũ liên tục tăng. Nếu năm 2009 doanh số cho vay trong lĩnh vực tín dụng nhà ở là 66.104 triệu đồng tăng 18.401 triệu đồng (trên 38%) so với năm 2008, thì bước sang năm 2010 nhu cầu vốn trong lĩnh vực này tăng vọt, doanh số cho vay tăng 18.998 triệu đồng (trên 28%) so với năm 2008. Mặc dù tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 thấp