Dư nợ cho vay theo thời hạn tại MHB – Lấp Vò

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 52)

Dư nợ ngắn hạn

Qua biểu bảng và biểu đồ, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Từ năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 81.342 triệu đồng, tăng thêm 21.033 triệu đồng vào năm 2009 (tăng 25,86% so với năm 2008). Năm 2010 doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 14.263 triệu đồng với tốc độ 13,93% so với năm 2009, đưa doanh số dư nợ này lên đến 116.638 triệu đồng. Mặc dù tốc độ tăng của năm 2010 so với năm 2009 (13,93%) thấp hơn tốc độ tăng của

năm 2009 so với năm 2008 (25,86%) nhưng vẫn thể hiện được phần nào khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có được kết quả này là do trong vài năm gần đây, Ngân hàng đã cố gắng giảm hình thức cho vay dài hạn và tập trung đầu

tư ngắn hạn để vừa rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thu tiền gốc nhanh, lợi nhuận

cao vừa hạn chế được rủi ro, đồng thời cũng giảm bớt chi phí trả lãi cho Ngân hàng. Tuy nhiên điều này làm cho Ngân hàng mất đi khoản chênh lệch lãi suất thu về, nhưng mặt khác lại giúp cho Ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao qua từng năm (khoảng 50%) so với tổng dư nợ cho vay, điều này chứng tỏ do công tác thu hồi nợ được thực hiện khá tốt, nguồn vốn được thu hồi nhanh, Ngân hàng lại tiếp tục đem vốn cho vay làm dư nợ tăng lên. Từ những biến động về dư nợ ngắn hạn vừa qua, Ngân hàng đang cố gắng kiểm soát tốt hơn nữa tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay ngắn hạn, nhằm đảm bảo khơng tăng trưởng tín dụng q nóng cũng như tăng trưởng chậm ở loại kỳ hạn này. Và trong tương lai, sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn sẽ ngày càng lớn, đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với MHB – Lấp Vò khi muốn tiếp tục tăng dư nợ cho vay ngắn hạn cũng như tổng dư nợ.

Dư nợ trung và dài hạn

Tương tự như doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn thì ở loại hình trung hạn và dài hạn cũng có sự chuyển biến tương tự, năm 2009 dư nợ trung hạn đạt 79.191 triệu đồng, tăng 20.218 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục tăng 5.028 triệu đồng đưa doanh số dư nợ trung hạn năm này là 84.219 triệu đồng. Nhưng về tốc độ tăng trưởng dư nợ trung hạn năm 2010 so với năm 2009 (chỉ 6,35%) vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 (34,28%). Riêng về dư nợ cho vay dài hạn, dù chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số dư nợ (chỉ khoảng 12%) nhưng tình hình dư nợ dài hạn vẫn có sự tăng trưởng khả quan như năm 2008 chỉ đạt 20.800 triệu đồng. sang năm 2009 tăng thêm 4.275 triệu đồng so với năm 2008 (tăng 20,55%). Bước sang năm 2010, dư nợ dài hạn vẫn tăng nhưng không nhiều chỉ 1,14% so với năm 2009. Như đã phân tích, trong những năm gần đây do ngân hàng đã hạn chế việc cho vay dài hạn nên cũng phần nào ảnh hưởng đến doanh số dư nợ dài

hạn. Nhưng dẫu sao thì trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì đạt được tăng trưởng dư nợ như những năm qua là một điều đáng khích lệ của hoạt động tín dụng chung của ngân hàng.

Vào đầu năm 2011, lĩnh vực tài chính ngân hàng của nước ta sẽ mở cửa gần như hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta theo lộ trình gia nhập tổ chức thương mại quốc tế mà nước ta đã ký kết. Để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng trong nước, theo sự chỉ đạo của NHNN thì các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh phải kiểm tra và quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với hoạt động tín dụng của mình. Thực hiện sự chỉ đạo trên, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vò đã và đang thực hiện quản lý chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng của mình, kịp thời phát hiện và xử lý nợ quá hạn.

 Dư nợ theo đối tượng:

Ta có tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Tình hình dư nợ cho vay đối tượng tại MHB – Lấp Vị

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở 40.279 53.937 58.539 13.658 33,91 4.602 8,53 Nông nghiệp 75.347 105.630 113.923 30.283 40,19 8.302 7,85

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

16.725 17.813 22.828 1.088 6,51 5.015 28,15

Khác 28.764 29.261 30.927 497 1,73 1.666 5,70

Tổng Dư Nợ 161.115 206.641 226.217 45.526 28,26 19.576 9,47

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)

Dư nợ theo ngành nghề kinh tế là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, cơng tác thu nợ trong từng lĩnh vực. Qua đó, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng đang đầu tư trong từng lĩnh vực chưa thu được tại thời điểm báo cáo.

Nhìn chung, tổng dư nợ cho vay tại ngân hàng MHB – Lấp Vị ln tăng trưởng qua 3 năm, nhưng tốc độ tăng trưởng của năm 2010 so với năm

2009 lại thấp hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008. Khi phân tích sâu vào từng ngành nghề kinh tế ta sẽ thấy rõ hơn về điều này.

40.279 75.347 16.725 28.764 53.937 105.630 17.813 29.261 58.539 113.923 22.828 30.927 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2008 2009 2010 Mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở Nông nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp Khác

Hình 10: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng tại MHB – Lấp Vò

Dư nợ cho vay trong lĩnh vực nhà ở tại MHB - Lấp Vị ln tăng

trưởng qua ba năm. Được đánh giá là lĩnh vực có dư nợ chiếm tỷ trọng cao (đứng thứ 2 sau lĩnh vực nông nghiệp) trong tổng dư nợ của Ngân hàng nên tốc độ tăng

trưởng tín dụng nhà ở ln được chú ý, quan tâm nhiều vì nó có ảnh hưởng lớn

đến tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của Ngân hàng. Năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở đã lên đến gần 34% (tăng 13.658 triệu đồng) so với năm trước đó, con số này đã thu hút nhiều sự chú ý của lãnh đạo và cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Sự tăng nhanh này được giải thích là do doanh số cho vay năm 2009 tăng nhanh trong khi doanh số thu nợ lại tăng chậm hơn rất nhiều so với doanh số cho vay. Bước sang năm 2010, mặc dù doanh số thu nợ của lĩnh vực này tăng lên đến 58.539 triệu đồng nhưng tốc độ tăng vẫn còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008 (chỉ vào khoảng 4.602 triệu đồng và với tốc độ chỉ 8,53%). Nhưng nhìn chung, tỷ trọng dư nợ lĩnh vực nhà ở trong tổng dư nợ ít có sự thay đổi nhiều, năm 2008 dư nợ lĩnh vực này chiếm tỷ trọng 25%, năm 2009 và năm 2010 là 26% trên tổng dư nợ của Ngân hàng.

Về lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ cũng luôn tăng từ năm 2008 đến năm 2010. Như đã phân tích thì lĩnh vực này ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong

tổng dư nợ của ngân hàng, cụ thể năm 2008 dư nợ của ngành này là 75.347 triệu đồng, sang năm 2009 tăng lên đến 105.630 triệu đồng, tăng 30.283 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng khá cao là trên 40%. Đạt được dư nợ như vậy là do huyện Lấp Vò nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, thêm vào đó năm 2009 nền kinh tế dần được phục hồi nên tình hình dư nợ năm này cũng có chiều hướng tích cực. Khơng ngừng lại ở đó, sang năm 2010 dư nợ tiếp tục tăng, dù không tăng bằng tốc độ tăng của năm 2009 so với năm 2008 nhưng dư nợ vẫn đạt khá cao, lên đến 113.923 triệu đồng.

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng của dư nợ ở lĩnh vực nông nghiệp và

nhà ở thì ở lĩnh vực cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số lĩnh vực khác

cũng có sự tăng trưởng trong dư nợ cho vay, nhưng tốc độ tăng trưởng của năm 2010 so với năm 2009 thì cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008. Cụ thể, dư nợ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2009 tăng 1.088 triệu đồng (6,51%) và một số lĩnh vực khác thì dư nợ năm 2009 tăng 497 triệu đồng (1,73%) so với năm 2008. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ nhanh hơn năm 2009, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng với tốc độ 28,15%, ở một số lĩnh vực khác thì tăng 5,7% so với năm 2009. Nhưng dù tốc độ tăng trưởng năm 2010 ở hai chỉ tiêu này cao hơn ở lĩnh vực nhà ở và nơng nghiệp thì vẫn khơng làm tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ cho vay năm 2010 so với năm 2009 cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm 2009 so với năm 2008. Nhưng với những gì đã làm được trong thời gian qua, thì đó cũng là những biến đổi đáng mừng của tình hình dư nợ nói riêng và cơng tác tín dụng nói chung tại MHB – Lấp Vị.

4.2.2.4. Tình hình rủi ro tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – phòng giao dịch Lấp Vò

Rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi của các khoản cho vay không nhận được như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng

Hoạt động tín dụng hay bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều không tránh khỏi những rủi ro, bất cập trong quá trình hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng mức độ rủi ro được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu. Trong kỳ báo cáo nếu doanh số nợ xấu trên tổng doanh số dư

nợ còn tồn động khá cao so với dự kiến thì Ngân hàng cần xem xét lại tình hình hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong thời gian qua.

 Nợ xấu theo thời hạn:

Bảng 10: Tình hình nợ xấu (nhóm 3,4,5) theo thời hạn tại MHB - Lấp Vị

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.779 1.876 2.015 97 5,45 139 7,41 Trung hạn 478 588 703 110 23,01 115 19,56 Dài hạn 263 361 450 98 37,26 89 24,65 Tổng nợ xấu 2.520 2.825 3.168 305 12,10 343 12,14

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)

1.779 478 263 1.876 588 361 2.015 703 450 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2008 2009 2010 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Hình 11: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại MHB – Lấp Vị

Tương tự như các chỉ tiêu trên thì nợ xấu theo thời hạn cũng được phân theo ba loại kỳ hạn là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thơng thường thì ngân hàng ln có xu hướng cho vay theo ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung – dài hạn cho nên nợ xấu phát sinh ở khoản vay ngắn hạn thường cao hơn trung – dài hạn. Tuy nhiên, nợ xấu ngắn hạn lại dễ thu hồi hơn nợ xấu trung – dài hạn vì các khoản vay này thường có giá trị lớn và thời gian vay dài.

Qua bảng số liệu kết hợp với biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ xấu theo thời hạn, ta thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu (> 63%) vì n g ân h àn g chủ yếu cho vay ngắn hạn thì vốn huy động của

n g ân h àn g luân chuyển nhanh, có phần hạn chế cho vay trung và dài hạn do hình thức cho vay này có thời gian dài, rủi ro nhiều. Nhìn chung qua biểu đồ thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn có xu hướng giảm và tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn ngược lại có chiều hướng tăng. Chẳng hạn tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn năm 2008 chiếm 70,59%, năm 2009 chiếm 66,41% còn năm 2010 chiếm 63,61%, trong khi đó thì tỷ trọng nợ xấu trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng qua các năm, cụ thể tỷ trọ ng nợ xấu trung hạn năm 2008 là 18,97%; năm 2009 là 20,81% và năm 2010 là 22,19%. Còn tỷ trọng nợ xấu dài hạn năm 2008 chiếm 10,44%, năm 2009 chiếm 12,78%, và năm 2010 chiếm 14,20%. Do doanh số cho vay và dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng lên qua các năm làm cho tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn cao nhưng không chứng tỏ các khoản cho vay này có dấu hiệu tiêu cực. Vì vậy điều này là phù hợp với thực tế cho vay của n gân h àn g. Mặc khác, tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn thấp là do công tác thu hồi nợ có hiệu quả.

Với loại hình ngắn hạn thì nợ xấu luôn tăng qua từng năm, năm 2008 do tình hình kinh tế có nhiều biến động bất ổn nên nợ xấu đạt đến 1.779 triệu đồng, sang năm 2009 dù kinh tế có sự phục hồi nhưng nợ xấu vẫn tăng thêm 97 triệu đồng và với tốc độ không cao chỉ 5,45% so với năm 2008, và bước sang năm 2010 nợ xấu ngắn hạn tiếp tục tăng 139 triệu đồng nhưng cũng chỉ với tốc độ 7,41% so với năm 2009. Nhìn chung, dù có sự gia tăng của nợ xấu ngắn hạn qua các năm nhưng giá trị cũng như tốc độ gia tăng vẫn có sự kiểm sốt khá tốt. Riêng đối với loại hình trung hạn, tình hình nợ xấu cũng có xu hướng tăng cao cả về giá trị cũng như tốc độ tăng trưởng, cụ thể năm 2008 là 478 triệu đồng, sang năm 2009 tăng lên đến 588 triệu đồng (tăng 110 triệu đồng với tốc độ 23,01% so với năm 2008), bước sang năm 2010 nợ xấu trung hạn tiếp tục tăng thêm 115 triệu đồng với tốc độ 19,56% so với năm 2009. Còn đối với nợ xấu dài hạn cũng có xu hướng tăng trưởng cùng chiều với loại hình ngắn và trung hạn, từ 263 triệu đồng năm 2008 đã tăng lên 450 triệu đồng vào năm 2010. Như đã phân tích, do loại hình trung và dài hạn có thời gian vay tương đối dài lại thêm tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn trong thời gian qua, nên đã làm nợ xấu ở hai loại hình này có xu hướng tăng lên. Trong tương lai, ngân hàng cần có những sách lược tốt hơn nữa để có thể kiểm sốt tối đa tình hình nợ xấu tại ngân hàng.

 Nợ xấu theo đối tượng:

Bảng 11: Tình hình nợ xấu (nhóm 3,4,5) theo đối tượng tại MHB - Lấp Vò

Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở 350 420 700 70 20,00 280 66,67 Nông nghiệp 1.520 1.640 1.580 120 7,89 -60 -3,66

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

300 400 435 100 33,33 35 13,25

Khác 350 365 453 15 4,29 88 24,11

Tổng nợ xấu 2.520 2.825 3.168 305 12,10 343 12,14

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB- Lấp Vò)

Do địa bàn hoạt động khá rộng trong khi số lượng cán bộ tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sơng Cửu Long - phịng giao dịch Lấp Vị q ít đã và đang gây ra một số khó khăn nhất định cho Ngân hàng, đặc biệt trong khâu kiểm tra, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích như thỏa thuận trong hợp đồng. Một số trường hợp sử dụng vốn sai mục đích đã dẫn đến hệ quả xấu là việc người vay không thể trả nợ đúng hạn, một nguyên nhân chủ quan khác là do người vay khơng có ý thức hoặc cố tình trả nợ khơng đúng hạn đã tạo nên tình trạng nợ xấu. Về nguyên nhân chủ quan dẫn đến nợ xấu là tình hình tài chính của người vay gặp khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế, khiến họ không thể trả nợ đúng hạn. Trong hầu hết các lĩnh vực cho vay của mình, bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể gặp một hoặc tất cả những nguyên nhân nói trên đối với những khoảng nợ quá hạn.

350 1.520 300 350 420 1.640 400 365 700

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long - phòng giao dịch lấp vò - tỉnh đồng tháp (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)