Về mặt tỷ trọng, doanh số cho vay SXKD tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm, từ 69% năm 2008, 50,45% năm 2009 và đến năm 2010 còn 50% trong tổng doanh số cho vay. Dù tỷ trọng của SXKD trong tổng doanh số cho vay giảm nhưng doanh số lại tăng giảm khác nhau từng năm. Ngược lại với doanh số cho vay SXKD, tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng lại không ngừng tăng qua các năm. Trong khi vào năm 2008, tiêu dùng chỉ chiếm 21,79% tổng doanh số thì đến năm 2010, tỷ trọng này đã tăng lên và chiếm 47,45%. Mặt khác, các khoản cho vay ngồi mục đích SXKD và tiêu dùng lại tăng giảm không đều qua 3 năm. Khoản cho vay này giảm mạnh trong năm 2009, từ 9,21% năm 2008 xuống còn 3,02%. Đến năm 2010, các khoản cho vay khác tiếp tục giảm về mặt tỷ trọng, chiếm 2,55% doanh số cho vay.
Như vậy, sự gia tăng về mặt tỷ trọng trong cho vay tiêu dùng cũng như sự biến động cả về mặt tỷ trọng và doanh số của các khoản cho vay còn lại chứng tỏ ACB Cần Thơ cho vay đúng đối tượng, bám sát nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cũng như của người dân trên toàn địa bàn. Chi nhánh cũng đang thực hiện đúng mục tiêu và định hướng được đặt ra ngày từ khi thành lập là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam nhằm cung cấp và hỗ trợ vốn cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ
4.2.2.2 Doanh số thu nợ
Thông qua bảng số liệu dưới đây ta thấy được tình hình thu nợ qua các năm tại chi nhánh ACB Cần Thơ cũng biến động tăng giảm qua các năm như tình hình cho vay. Khoảng cách chênh lệch không quá lớn và liên tục được rút ngắn giữa các khoảng cho vay và thu nợ ở các khoản mục SXKD và tiêu dùng qua từng năm chứng tỏ công tác thu nợ tại ACB Cần Thơ khá tốt, rủi ro tín dụng được hạn chế ở mức thấp nhất.
Bảng 07. TÌNH HÌNH THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN QUA CÁC NĂM QUA CÁC NĂM
ĐVT : triệu đồng
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
SXKD
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số thu nợ SXKD qua 3 năm là khá tốt, chênh lệch không lớn với doanh số cho vay. Điều này thể hiện sự tích cực của các cán bộ trong bộ phận thu nợ. Cụ thể, năm 2009 thu nợ tăng đột phá 47,89% so với năm 2008 nhưng trong năm 2010 lại giảm 38,42% so với năm 2009. Mức tăng giảm này là tương đương với sự tăng giảm của doanh số cho vay.
Tiêu dùng
Trong năm 2008, thu nợ tiêu dùng chiếm tỷ trọng không cao so với SXKD. Tuy nhiên, sang 2 năm 2009 và 2010, chất lượng tín dụng tại ngân hàng tiếp tục được nâng cao với chênh lệch giữa doanh số cho vay và thu nợ trong từng khoản mục tiếp tục được rút ngắn. Nổi bật hơn cả là doanh số thu nợ của tiêu dùng tăng đến 350,27% trong năm 2009. Mức tăng này càng khẳng định vai trò của đối tượng này đối với chiến lược kinh doanh của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Cho vay mục đích khác
Trong năm 2008, chi nhánh thu được 712,8 triệu đồng cho vay vào mục đích sử dụng khác. Đặc biệt, trong năm này, doanh số thu nợ mục đích khác lại cao hơn
Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % DSTN 6.295.811 12.458.480 7.861.934 6.162.669 97,89 (4.596.546) (36,89) SXKD 4.289.260 6.343.433 3.929.241 2.054.173 47,89 (2.414.192) (38,42) Tiêu dùng 1.293.708 5.825.209 3.798.886 4.531.501 350,27 (2.026.323) (34,79) Khác 712.843 289.838 133.807 (423.005) (59,34) (156.031) (53,84)
chứng khốn, giấy tờ có giá, các quỹ đầu tư…Trong các cơng ty con trực thuộc tập đồn tài chính ACB, có một cơng ty trực thuộc là ACBS (cơng ty chứng khốn ACB). Với việc kết hợp cho vay tại ACB và đem đầu tư tại ACBS sẽ khiến cho đồng vốn đem cho vay của ACB hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro khơng đáng có. Chính vì vậy khi trong năm 2008 TTCK trong nước và thế giới tụt dốc mạnh mẽ, hoạt động đầu tư không sinh lời thì vẫn khơng ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ tại ACB. Sang những năm tiếp theo, doanh số thu nợ giảm dần do doanh số cho vay trong 2 năm này đều giảm. Cụ thể, thu nợ trong năm 2009 đạt 289.838 triệu đồng và năm 2010 đạt 133.807 triệu đồng.
Để rút ngắn khoảng cách giữa doanh số cho vay và thu nợ đến mức thấp nhất và giảm dần qua từng năm, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thành 3 cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc mà cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD). Bên cạnh việc cấp tín dụng và bảo lãnh, HĐTD cịn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Tại ACB Cần Thơ, việc xét cấp tín dụng cũng như bảo lãnh được chi nhánh quyết định tại cuộc họp vào thứ 5 hàng tuần. Ngồi ra, ACB ln nghiêm túc thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Ngay từ năm 2005 ACB đã thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng là vì ACB đặt tiêu chí chất lượng tín dụng làm hàng đầu khi xét một món vay và thơng qua việc thành lập này sẽ chun nghiệp hố hơn cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, tối đa hố doanh số thu nợ và tối thiểu hoá nợ quá hạn cũng như nợ xấu.
Chính vì những lý do nêu trên mà trong những năm vừa qua, trong khi các
ngân hàng phải đối mặt với tình trạng nợ xấu gia tăng, doanh số thu nợ ngày càng giảm so với lượng tiền cho vay tăng, thì ACB nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng ln đảm bảo mức chênh lệch này ở mức an tồn, cơng tác thu hồi nợ ln được coi trọng và quan tâm đúng mức.
4.2.2.3 Dư nợ
Việc phân tích dư nợ theo thành mục đích sử dụng vốn cũng rất quan trọng, giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của chi nhánh, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng và có những biện pháp nhằm nâng cao tỷ trọng của đối tượng mà ngân hàng đang nhắm đến. Dư nợ theo mục đích sử dụng vốn tại ACB Cần Thơ được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 08. DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ ACB CẦN THƠ ĐVT: triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 736.542 1.017.222 1.174.789 280.680 38,11 257.567 25,32 SXKD 521.736 604.706 735.043 82.970 15,90 130.337 21,55 Tiêu dùng 196.822 299.899 353.972 103.077 52,37 54.073 18,03 Khác 17.984 112.617 185.774 94.633 526,21 73.157 64,96
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
SXKD
Doanh số cho vay mục đích SXKD chiếm tỷ trọng cao dẫn đến dư nợ SXKD cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn và liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể, dư nợ SXKD năm 2008 đạt 736.542 triệu đồng, năm 2009 tăng thêm 280.680 triệu đồng (tương đương 38,11%) đạt 1.017.222 triệu đồng. Năm 2010 tiếp tục tăng thêm 257.567 triệu đồng (tương đương 25,32%) đạt 1.174.789 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ SKXD tăng mạnh năm 2009 là do khách hàng vay vốn để sản xuất, kinh doanh, bổ sung vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số cho vay. Trong năm này, được sự hỗ trợ của Chính phủ, lãi suất vay của các doanh nghiệp giảm thấp nên doanh nghiệp tăng cường vay vốn, đặc biệt trong ngắn hạn. Sang năm
so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dư nợ tăng cao như vậy là vì từ cuối tháng 2/2010, NHNN cho phép các NHTM cho vay TDH với lãi suất thoả thuận. Ngoài ra, đối với quyết định 443 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để phát triển sản xuất - kinh doanh, và quyết định 497 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, sẽ được kéo dài thực hiện đến hết năm 2010, mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 2%/năm. Như vậy, Chính phủ liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng doanh số cho vay cũng như nguồn huy động vốn, đặc biệt ở kỳ hạn TDH khiến cho dư nợ đặc biệt trong lĩnh vực SXKD tăng đến 130.337 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức tăng năm 2009 là 82.970 triệu đồng.
Tiêu dùng
Đối với cho vay tiêu dùng, dư nợ cũng liên tục tăng qua 3 năm và tăng nhiều nhất trong năm 2009 với mức tăng 52,37% so với năm 2008. Kể từ ngày 01/05/2009, lương tối thiểu tăng lên từ mức 540.000 đồng/người/tháng lên mức 650.000 đồng/người/tháng. Với mức tăng lên 110.000 đồng/người/tháng, thu nhập của cơng nhân viên chức nói chung được cải thiện phần nào so với mức tăng của giá cả. Mặt khác nền kinh tế Việt Nam dần dần phục hồi trở lại trong năm 2009, TP Cần Thơ theo quy hoạch phát triển sẽ trở thành đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL nên từ nay đến năm 2020, sẽ diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ, tâm lý người dân tin tưởng vào sự phát triển của tỉnh nhà nên tiêu dùng tăng mạnh trong năm này. Sang năm 2010, dư nợ tiêu dùng chỉ tăng 18,03% so với năm 2009. Tuy trong năm 2010 lương cơ bản tiếp tục tăng lên từ ngày 01/05/2010 lên mức 800.000 đồng/người/tháng, mức tăng cao hơn so với năm 2009 nhưng kinh tế Việt Nam không lạc quan như năm 2009. Giá vàng trong năm này biến động tăng không ngừng và không theo quy luật thị trường thế giới nên người dân có tâm lý đầu cơ vào vàng để lướt sóng kiếm lời nhiều hơn là vay tiền đầu tư vào nhà đất trong khi sàn vàng đã đóng cửa từ cuối năm 2009 nên người dân chỉ có thể sử dụng vốn tự có của bản thân để đầu cơ mà khơng thể vay từ ngân hàng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của cơn bão giá đã đẩy giá thành của nhiều mặt hàng lên cao, nhất là ở các mặt hàng bị đánh thuế nặng thì mức chênh lệch càng
lớn. Chính vì thế mà người dân hạn chế vay để mua nhà đất, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, vật dụng gia đình, trang trí nhà cửa….Doanh số cho vay và thu nợ giảm, khiến cho dư nợ trong năm 2010 cũng chỉ tăng nhẹ, đạt 353.972 triệu đồng, chỉ tăng 54.073 triệu so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay mục đích khác
Dư nợ mục đích khác trong năm 2008 chỉ có 17.984 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ trong năm 2008 thấp như vậy vì ngân hàng đã xử lý được cơ bản dư nợ đầu tư chứng khốn và gần như bảo tồn được vốn cho vay trong nửa tháng đầu năm 2008. Thêm vào đó quy trình xét duyệt cho vay tại ACB rất chặt chẽ và nghiêm ngặt nên các đối tượng được cho vay chủ yếu là những nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm nhất định, đã được ngân hàng thẩm định kỹ càng nên có thể chủ động cắt lỗ khi thị trường có biến động, bán chứng khốn để trả nợ cho ngân hàng, hạn chế tối đa rủi ro cho cả 2 bên. Một điểm may mắn nữa là tiến trình xử lý dư nợ chứng khoán tại ngân hàng cũng như ở các sàn chứng khoán kết thúc trước khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mặt khác, hoạt động cho vay chứng khốn nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Chính vì những lý do trên nên mới có hiện tượng doanh số thu nợ mục đích khác của chi nhánh trong năm này lại cao hơn doanh số cho vay và do đó dẫn đến việc dư nợ mục đích khác ở mức thấp. Đến năm 2009, dư nợ lại tăng lên đến 112.167 triệu đồng, tức tăng 526,21%. Rút kinh nghiệm từ năm 2008, trong năm 2009, các nhà đầu tư thận trọng trong việc lựa chọn gói chứng khốn tuy suất sinh lợi thấp nhưng độ an tồn cao, đa dạng hố danh mục đầu tư. TTCK dần sôi động trở lại và tăng trưởng liên tục trong nhiều tháng. Thêm vào đó là tính hấp dẫn trong đầu tư vào sàn vàng khi giá vàng trong năm này tăng mạnh mẽ và liên tục phá vỡ nhiều kỷ lục về giá. Vay đầu tư vào vàng và chứng khốn tăng cao. Chính vì vậy mà dư nợ tăng đến 94.633 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ mục đích khác giảm trở lại: chỉ tăng 64,96% (so với tốc độ tăng 526,21% của năm 2009). Trong năm 2009 Chính phủ quyết định đóng cửa tất cả các
nên nhà đầu tư mất đi một kênh đầu tư lớn, chỉ cịn kênh đầu tư là chứng khốn và bất động sản là khá sôi động trong năm. Dư nợ mục đích trong năm này đạt 185.774 triệu đồng, tăng 73.157 triệu đồng.
Tóm lại, mặc dù dư nợ tăng cao qua các năm sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng song song đó cũng có khơng ít rủi ro. Ngân hàng cần bảo đảm các quy định về cho vay và tỷ lệ cho vay cho các đối tượng; tăng cường công tác kiểm tra và giám sát khách hàng cùng các khoản vay trong hạn cũng như quá hạn nằm trong nhóm 2 có nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro do việc dư nợ tăng cao qua các năm.
4.2.2.4 Nợ xấu
Bảng 09. NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ ĐVT: triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 13.887 15.140 9.773 1.253 9,02 (5.367) (35,45) SXKD 10.005 10.377 5.581 372 3,72 (4.796) (46,22) Tiêu dùng 2.952 3.567 3.351 615 20,83 (216) (6,06) Khác 930 1.196 841 266 28,60 (355) (29,68)
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn và đặc biệt là nợ xấu tại ngân hàng là cơng tác thẩm định của nhân viên. Quy trình thẩm định này tại ACB rất thận trọng, thủ tục hồ sơ được xem xét kỹ lưỡng và hồ sơ chỉ được sự phê duyệt khi có sự nhất trí của 100% cán bộ thuộc Ban tín dụng của chi nhánh trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Chính vì vậy mà nợ xấu tại ngân hàng theo mục đích sử dụng qua các năm đều ổn định và lượng tăng không đáng kể so với sự gia tăng của DSCV và DSTN. Nợ xấu tăng 1.253 triệu đồng, đạt 15.140 triệu đồng năm 2009 và
giảm xuống cịn 9.773 triệu đồng năm 2010. Trong đó, tăng cao nhất trong năm 2009 thuộc về các khoản cho vay tiêu dùng với mức chênh lệch 615 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, tất cả các khoản nợ xấu đều giảm, đặc biệt nợ xấu cho vay SXKD giảm với tốc độ mạnh mẽ nhất với tỷ lệ giảm là 46,22%, giảm 4.796 triệu đồng. Nguyên nhân là do nợ xấu trong năm 2009 là khá lớn nên chi nhánh tăng cường công tác xử lý nợ, xiết chặt hơn nữa quy trình thẩm định tín dụng, cắt cử nhân viên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của ngân hàng bằng việc liên lạc thường xuyên với khách hàng thông qua điện thoại, thư báo, trực tiếp gặp mặt và hỏi han tình hình thực tế…Điều này vừa tạo sự quan tâm thân thiết với khách hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn cũng như hạn chế tối đa sự xuất hiện của nợ xấu. Nợ xấu đã giảm trong năm 2010, còn 9.773 triệu đồng.
4.2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả cho vay tại chi nhánh ACB Cần Thơ