Cơ cấu doanh số bán ngoại tệ tại ACB Cần Thơ qua 3 năm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 83 - 85)

QUA 3 NĂM

Trong 2 năm 2008-2009, doanh số và tỷ trọng mua và bán ngoại tệ cho các tổ chức cá nhân của chi nhánh là tương đương nhau, đều chiếm trên 95% trong doanh số. Điều này dẫn đến việc doanh số mua và doanh số bán trong 2 năm cũng xấp xỉ nhau. Trong năm 2008, doanh số mua và doanh số bán lần lượt là 39.936.000 USD và 40.818.000 USD và 2 số liệu này trong năm 2009 lần lượt là 154.330.000 USD và 154.336.000 USD. Tuy nhiên, đến năm 2010, tỷ trọng của doanh số bán ngoại tệ cho các tổ chức cá nhân và Hội sở lại có sự biến đổi đáng kể. Trong khi ACB Cần Thơ

26,06% trong tổng doanh số bán. Số ngoại tệ còn lại ngân hàng bán cho Hội sở, khiến cho tỷ trọng này tăng lên và chiếm 73,94%. Doanh số bán ngoại tệ trong năm này bằng với doanh số bán ra, đều đạt 106.888.000 USD.

Khác với nhiều ngân hàng TMCP, ACB áp dụng chế độ ngân quỹ quản lý tập trung. Vào cuối ngày ngoài một lượng ngân quỹ nhất định được giữ lại tại chi nhánh nhằm đảm bảo tính thanh khoản, lượng cịn lại ngân hàng đều chuyển hết về Hội sở. Tuỳ theo tình hình nhu cầu về tiền tệ của từng chi nhánh tại từng địa bàn mà Hội sở sẽ có động thái điều phối cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả trong cơng tác quản lý và điều hành. Mỗi khi bán ngoại tệ, ngân hàng đều rà soát chặt chẽ, xem xét đơn từ, chứng từ thanh toán xem doanh nghiệp hay cá nhân thực sự có nhu cầu tại thời điểm mua hay không. Trong năm 2010, CPI qua từng tháng không ngừng tăng khiến cho giá cả các mặt hàng tăng mạnh, tạo ra cơn bão giá ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình SXKD cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong khi đó, mức sống của người dân vẫn chưa được nâng cao bằng với sự gia tăng của giá. Điều này làm cho nhu cầu chi tiêu tiêu dùng giảm, hợp đồng nhập khẩu cũng giảm. Mặt khác, trong năm 2010, trong khi cả thế giới lo lắng vì nội tệ lên giá so với USD thì ở thị trường tự do Việt Nam, bỏ qua các ngoại tệ mạnh khác, giá USD so với VND cứ leo thang từng ngày. NHNN đã phải điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng 2 lần trong năm từ 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD vào ngày 11/02/2010 và tăng mạnh lên 18.932 VND/USD vào ngày 18/08/2010. Theo đó, với biên độ +/-3%, mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch sẽ ở mức 19.500 VND.Tuy nhiên, giá USD trên thị trường tự do lại cao hơn tỷ giá này, có lúc lên đến 21.000 VND/USD. Sự chênh lệch này dẫn đến việc xảy ra USD 2 giá, giá do NHNN và các NHTM niêm yết và giá thực tế bán ra có cộng thêm các khoản phí (chi phí xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, chi phí kiểm đếm, bảo quản, bảo đảm an tồn, chi phí do đọng vốn). Từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn có hiện tượng ngoại tệ 2 giá nhưng mức chênh lệch không quá cao và rõ rệt như trong năm 2010. Tình trạng này khiến cho người dân cũng như doanh nghiệp không thể mua USD theo giá niêm yết của NHNN mà phải trả giá cao hơn. Ngân hàng bán ra với giá cao như vậy nhưng lại

mua vào theo giá liên ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không bán USD cho ngân hàng mà găm giữ hoặc bán ra ngoài thị trường nhằm kiếm lời cao hơn. USD mua vào giảm, USD bán ra hạn chế nên tình hình mua bán ngoại tệ 200 có xu hướng khác với các năm trước. USD bán cho Hội sở chiếm số lượng lớn trong tổng doanh số bán và doanh số mua lại từ Hội sở cũng tăng cao. Chính vì những lý do trên mà doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh trong năm 2010 giảm mạnh, chi nhánh chỉ mua lại từ ACB hội sở 27,352 triệu USD để giải quyết nhu cầu 27,800 triệu USD của các cá nhân và tổ chức, giảm đến 81,99% so với cùng kỳ năm trước. Lượng ngoại tệ mua dư được ngân hàng bán lại cho Hội sở, ước đạt 78,888 triệu USD, tăng đến 1825,1% so với lượng ngoại tệ chi nhánh bán cho Hội sở năm 2009.

4.3.4 Doanh số thẻ 6435 6435 211 103 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2008 2009 2010 Năm T ri ệu đồng Doanh số thẻ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)