Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
4.1.2.1 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng
Tiền gửi của các TCKT
Nhìn vào bảng 03 dưới đây ta có thể thấy được tỷ trọng của loại tiền gửi này tại ACB Cần Thơ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Tỷ trọng này luôn ở mức dưới 8% trong tổng nguồn vốn cho đến năm 2008, nhưng từ năm 2009 lại có sự biến động lớn. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi của các TCKT đã
Trong năm này, nền kinh tế thơng qua các chính sách của chính phủ đã dần phục hồi và phát triển trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng, nhu cầu thanh toán cũng như nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời của các doanh nghiệp cũng vì thế mà tăng lên. Đến năm 2010, nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi trong khó khăn; do những mặt tồn tại trong năm 2008-2009 cịn sót lại nên đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, trong năm này hạn hán kéo dài gây tình trạng thiếu điện và mất điện liên tục khiến cho sản xuất bị đình đốn, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2010. Doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo, lưu thông và bảo quản sản phẩm, cung ứng dịch vụ nên tiền gửi của đối tượng này cũng sụt giảm, từ 199.167 triệu đồng năm 2009 xuống còn 125.233 triệu đồng năm 2010, giảm 37,12% về mặt số lượng và còn 10% về mặt tỷ trọng.
Bảng 03. TỶ TRỌNG VÀ SỰ TĂNG GIẢM TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG VỐN HUY ĐỘNG TẠI ACB CẦN THƠ
ĐVT : triệu đồng (Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 Tỷ trọng(%) 2009 Tỷ trọng(%) 2010 Tỷ trọng(%) Số tiền % Số tiền %
Theo đối tượng khách hàng
Tiền gửi của TCKT 41.501 7,49 199.167 19,29 125.233 10 157.666 379,91 (73.934) (37,12) Tiền gửi tiết kiệm 512.595 92,51 833.123 80,71 1.126.041 90 320.528 59,56 292.918 35,16 Tổng vốn huy động 554.096 100 1.032.290 100 1.251.274 100 478.194 86,30 218.984 21,21
Theo kỳ hạn cho vay
Không kỳ hạn 46.886 8,46 199.265 19,13 87.051 6,96 152.379 325 (112.214) (26,61) Có kỳ hạn 507.210 91,54 833.025 80,87 1.164.223 93,04 325.815 64,24 331.198 39,76 Tổng vốn huy động 554.096 100 1.032.290 100 1.251.274 100 478.194 86,30 218.984 21,21
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong khi tỷ trọng tiền gửi của các TCKT tăng rồi giảm qua 3 năm thì tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh đi theo chiều hướng ngược lại.Trong năm 2008, tiết gửi của dân cư chiếm đến 92,51% trong tổng vốn huy động nhưng sang năm 2009, tổng tiền gửi tiết kiệm đạt 833.123 triệu đồng, tăng tương đương 320.528 so với năm 2008 nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 80,71%. Nguyên nhân tiền gửi tiết kiệm tăng mạnh trong năm này là vì tâm lý người dân trở nên lạc quan hơn khi thấy lạm phát giảm xuống dưới 2 con số, từ 22,97% năm 2008 xuống còn 6,88% trong năm 2009, người dân trở nên lạc quan hơn với viễn cảnh phục hồi và tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, nhu cầu tiêu dùng cũng như nguồn tiền nhàn rỗi tăng cao. Tốc độ tăng trong tiền gửi của dân cư không bằng của các TCKT là do Chính phủ đưa ra nhiều chính sách khuyến khích SXKD, tập trung vào các doanh nghiệp tạo ra của cải sản phẩm cho toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn là khuyến khích tiêu dùng. Sang năm 2010, trước sức ép lạm phát tăng trở lại do tiêu dùng tăng mạnh trong năm 2009, với việc phát triển khá nhanh và nóng nhưng chưa bền vững, kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua đã bộc lộ rõ những khó khăn và hạn chế nên đã tạo ra cơn bão giá ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của người dân. Giá cả tăng cao nhưng lương lại không tăng bằng với tốc độ tăng của giá nên người dân phải tốn nhiều hơn cho các khoản hằng ngày, lượng tiền nhàn rỗi trở nên ít đi. Tiền gửi của dân cư trong năm này dù tăng nhưng tốc độ tăng không bằng năm 2009 (tăng 21,21%) và đạt 1.126.041 triệu đồng.