Doanh số thẻ phát hành qua các năm của trung tâm thẻ Cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 85 - 101)

THẺ CẦN THƠ

Số lượng lẫn doanh số thẻ của ACB trong những năm vừa qua chiếm tỷ trọng không cao so với các NHTM quốc doanh và các NHTM khác. Trong thị trường thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trong nước quốc tế hiện nay, Vietcombank đang giữ vững vị trí hàng đầu về thị phần thanh toán và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả năm loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới gồm Visa, MasterCard, JCB,

trong 5 loại thẻ kể trên. Theo nhận định của các chuyên gia thuộc công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ Research and Markets, thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam đặc biệt năng động. Với quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh tốn ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Mặc dù ACB đã có những nỗ lực trong việc gia tăng doanh số và thị phần phát hành thẻ bằng việc tham gia hệ thống Smartlink, Banknet và VNBC, đa dạng hoá các loại thẻ ACB phát hành; tuy nhiên thị phần của ACB vẫn chưa được cải thiện. Cụ thể, doanh số trong 2 năm 2008- 2009 tại ACB Cần Thơ chỉ đạt 211 và 103 triệu đồng. Đây là một con số rất nhỏ so với doanh số thẻ của các NHTM khác trên cùng địa bàn. Thậm chí doanh số thẻ năm 2009 sụt giảm 108 triệu so với năm 2008, giảm đến 50,72%. Năm 2010 lại là bước phát triển ngoạn mục của ACB trên thị trường thẻ thanh toán. Với việc hợp tác với công ty TNHH bảo hiểm Chartis Việt Nam để cung cấp triển khai Chương trình bảo hiểm đặc biệt chỉ có tại ACB, lần đầu tiên tại Việt Nam dành tặng cho các chủ thẻ của ACB, doanh số thẻ trong năm này tại ACB Cần Thơ tăng mạnh và đạt 6435 triệu đồng, tăng đến 6147,57%. Đây là vũ khí chiến lược ACB áp dụng để cạnh tranh với các NHTM quốc doanh cũng như các NHTM cổ phần khác vốn chiếm tỷ trọng cao trong chiếc bánh thẻ thanh toán. Với việc tung ra chương trình bảo hiểm này, tỷ trọng này tăng lên đáng kể, từ hầu như bằng 0% trong các năm trước đã tăng và đạt 0,10% năm 2010. Điều này cho thấy lãnh đạo ACB đã cho thấy tầm nhìn chiến lược, khả năng nắm bắt cơ hội, đi tắt đón đầu và năng lực lãnh đạo trong việc phát triển thị phần, nâng cao doanh số và tăng tính hiệu quả trong kinh doanh cho toàn hệ thống ngân hàng ACB.

4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Lợi nhuận là kết quả cụ thể nhất của quá trình hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện thị trường hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng chỉ có thể tồn tại và đứng vững được bằng cách kinh

doanh có lãi. Do đó, các chỉ số tài chính đánh giá năng lực huy động và sử dụng vốn cũng như năng lực trong các lĩnh hoạt động kinh doanh khác là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dưới đây là một vài chỉ số tài chính của chi nhánh Cần Thơ

Bảng 14. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI ACB CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008-2010

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu ĐVT

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Thu nhập Triệu đồng 168.590 265.715 233.778 97.125 (31.937) Chi phí Triệu đồng 155.207 245.002 215.842 89.795 (29.160) Lợi nhuận ròng Triệu đồng 10.037 15.535 13.452 5.498 (1.993) Vốn huy động Triệu đồng 554.096 1.032.290 1.251.274 478.194 218.984 Tổng tài sản Triệu đồng 773.031 1.076.358 1.281.524 303.327 205.166 ROA % 0,77 1,04 0,79 0,27 (0,62) ROS % 5,95 5,85 5,79 0,1 (0,06) Tổng chi phí / Tổng thu nhập % 92,06 92,20 92,33 0,14 0,13

(Nguồn: phịng Tài chính-Kế tốn ACB Cần Thơ)

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

ROA được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng hay hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Năm 2008, ROA của ngân hàng là 0,77%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,77 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009, ROA tăng cao và đạt 1,04%; nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 1,04 đồng lợi nhuận, tăng 0,27 đồng so với năm 2008. Trong năm 2009, cả lợi nhuận ròng và tổng tài sản của ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng tài sản (59,37%) tăng cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng (55,47%) nên số ROA dù tăng nhưng tăng không cao, tạo được 1,04 đồng trong 100 đồng tài sản . Đến năm 2010, ROA giảm xuống còn 0,79%, cao

này, lợi nhuận ròng giảm 1.993 triệu đồng (tương đương 15,48%), đồng thời tổng tài sản của Ngân hàng lại tăng lên 310.118 triệu đồng (tương đương 28,22%) nên hệ số ROA theo đó giảm theo. Nguyên nhân ROA ở mức thấp như vậy là vì ACB đang có kế hoạch mở thêm nhiều phòng giao dịch trải khắp các quận, huyện, thị xã để tăng mức độ phủ sóng và khả năng tiếp cận với người dân trên khắp mọi miền đất nước. Có như vậy mới giúp cho người dân tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp dễ dàng và tiện lợi hơn. ACB Cần Thơ cũng nằm trong kế hoạch đó. Trong năm 2008 chi nhánh đã mở thêm 2 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ (phòng giao dịch An Thới và phòng giao dịch Xuân Khánh) nên tổng tài sản tăng mạnh, khiến cho ROA giảm. Sang năm 2009 và 2010, tổng tài sản tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với năm 2008 do trong 2 năm này chi nhánh khơng mở thêm phịng giao dịch nào. Tuy nhiên ROA lại tăng rồi giảm qua 2 năm là do sự biến động của lợi nhuận ròng. Trong những năm tới, ACB Cần Thơ vẫn tiếp tục mở thêm nhiều phòng giao dịch đặt tại các quận khác của thành phố Cần Thơ nên tổng tài sản sẽ tiếp tục tăng nhanh, ROA tiếp tục giảm là không thể tránh khỏi. Để hạn chế ROA giảm quá thấp, ACB Cần Thơ cần có kế hoạch tăng lợi nhuận rịng thơng qua việc kiềm chế sự gia tăng chi phí quá nhanh.

Hệ số doanh lợi

Chỉ số này có ảnh hưởng đến việc quyết định cấu trúc vốn hoạt động và vốn đầu tư, cũng như khả năng kiểm sốt chi phí hoạt động trong ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong giảm chi phí và tăng thu nhập.

Nhìn chung, hệ số doanh lợi của ngân hàng đều giảm qua các năm. Năm 2008, hệ số doanh lợi của ngân hàng đạt 5,95%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 5,95 đồng lợi nhuận. Đến năm 2009 chỉ số này đạt 5,85%, tức 100 đồng doanh thu tạo ra được 5,85 đồng lợi nhuận, giảm 0,10 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí (57,61% và 57,85%), làm cho lợi nhuận đạt được của ngân hàng tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng (lợi nhuận tăng 54,77%; doanh thu tăng

57,61%). Đến năm 2010, hệ số doanh lợi tiếp tục giảm, đạt 5,79%. Lúc này 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 5,79 đồng lợi nhuận. Trong năm này ngân hàng phải chi nhiều hơn so với thu nhập nhận được khiến cho lợi nhuận cuối cùng thấp hơn 0,06 đồng so với cùng kỳ năm trước, mức giảm này thấp hơn so với mức giảm trong năm 2009. Năm 2010 là năm không riêng ACB Cần Thơ mà các ngân hàng cùng địa bàn đều có sự sụt giảm doanh thu do doanh thu từ lãi giảm xuống. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn do lãi suất vay ngoài lãi suất vay thực còn đội thêm nhiều khoản phụ thu do ngân hàng định ra để bù đắp chi phí đầu vào cao nên rốt cuộc nằm ngoài khả năng đi vay của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù hệ số doanh lợi giảm là tình hình chung xảy ra trên tồn hệ thống ngân hàng nhưng ACB Cần Thơ khơng nên vì điều này mà chủ quan mà cần có một số biện pháp hạn chế sự sụt giảm thu nhập từ lãi, nâng cao chất lượng các dịch vụ, nghiệp vụ hoạt động trong quá trình kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa trong năm 2011 và những năm về sau.

Tổng chi phí/Tổng thu nhập (tỷ suất chi phí)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Để được 100 đồng doanh thu thì chi nhánh phải bỏ ra 92,03 đồng chi phí vào năm 2008; 92,20 đồng vào năm 2009 và 92,33 đồng vào năm 2010. Như vậy chi phí bỏ ra của chi nhánh là khá cao , tỷ lệ chi phí vẫn cịn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập, làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho chỉ tiêu này tại ngân hàng cao như vậy. Nguyên nhân đầu tiên vẫn là do ngân hàng phải chịu tác động từ bối cảnh của nền kinh tế trong nước và thế giới. Nguyên nhân thứ hai là do mục tiêu kinh doanh của ACB là ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam nên các khoản cho vay ưu tiên vẫn là các khoản vay ngắn hạn dẫn đến chi phí trả lãi của ngân hàng cao hơn nhiều so với nhiều ngân hàng khác. Nguyên nhân thứ ba là do chi nhánh mở rộng hoạt động (mở thêm 3 chi nhánh trong 2 năm 2008 và 2010) và tái cấu trúc tổ chức trong năm 2009. Trong năm này ACB thực hiện tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng nên dù khơng có phịng giao dịch nào được mở trên

khoản này là khá lớn nên ảnh hưởng đến doanh thu đạt được trong từng năm qua của ngân hàng. Số chi phí bỏ ra hầu như bằng với số thu nhập nhận được. Trong những năm tới, ACB Cần Thơ khi mở đủ các phịng giao dịch theo kế hoạch thì chi phí ngồi lãi sẽ dần ổn định và giảm trở lại, dẫn đến tổng chi phí/tổng thu nhập sẽ giảm theo. Mặt khác, trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM cổ phần khác cùng với việc ngày càng có nhiều ngân hàng mới được mở thêm trên cùng địa bàn, ACB phải liên tục đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng cơng nghệ mới…Do đó, tỷ lệ chi phí bỏ ra của ngân hàng khó có thể giảm so với doanh thu thu vào. Chỉ số này dù cao trong giai đoạn này nhưng vẫn thể hiện ngân hàng vẫn đang kinh doanh có lãi dù lợi nhuận khơng cao. Để gia tăng lợi nhuận, cải thiện chỉ số này, chi nhánh cần có những chính sách và biện pháp giúp cho hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn hoạt động có hiệu quả hơn, thu nhập tăng cao hơn để tương xứng với chất lượng và năng lực của ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

5.1 MẶT MẠNH VÀ MẶT TỒN TẠI CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Mặt mạnh 5.1.1 Mặt mạnh

- Trong những năm qua,ACB ln được các tạp chí tài chính nước ngồi tín nhiệm và xếp hạng cao trên bản đồ tài chính trong nước. ACB liên tiếp được bầu chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam qua nhiều năm; đặc biệt, trong năm 2009, ACB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker.

- Mạng lưới ACB không ngừng gia tăng và mở rộng, phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đến ngày 31/12/2009, ACB có 237 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước và đến nay con số này đã là trên 301 chi nhánh và phòng giao dịch. Và trong năm 2011, ACB dự kiến sẽ tiếp tục mở thêm 95 đơn vị và nâng tổng lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên con số 380.

- Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với hơn 250 sản phẩm và dịch vụ cung cấp ra ngoài thị trường.

- Có nguồn lực tài chính mạnh và lợi nhuận tăng qua các năm: trong khối các NHTM cổ phần, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn, dư nợ cho vay liên tục nhiều năm, ACB luôn tạo khoảng cách xa dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTM cổ phần.

- Chất lượng tín dụng tốt: với mục tiêu hạn chế các loại rủi ro thường gặp trong hoạt độngngân hàng (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro từ các hoạt động của ngân hàng ), ngay từ năm 1997, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng ALCO. ALCO đã đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. Chính vì thế, trong những năm qua, chất lượng tín dụng tại ACB ln được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu tại ACB luôn ở mức thấp hơn mức trung bình ngành (2%).

- Cơ cấu quản lý khá chặt chẽ, ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực. Tổng giám đốc ACB hiện nay và cũng là thành viên trong Hội đồng quản trị là Tiến sỹ Lý Xuân Hải. Ngồi bằng tiến sỹ vật lý và tốn học, Ơng Lý Xuân Hải cũng có bằng thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính của đại học ESCP Europe và Đại học Paris-Dauphine. Với kiến thức chuyên môn cao cùng kinh nghiệm nhiều năm lãnh đạo ACB ở nhiều vị trí khí khác nhau, Ơng Lý Xn Hải trong nhiều năm qua đã lèo lái con tàu ACB qua những biến động lớn của nền kinh tế, dần dần trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ.

- Lãi suất linh hoạt: ACB có 1 ban chuyên đề về nghiên cứu chiến lược, dự đốn chính sách tiền tệ để có thể đưa ra những chính sách điều hành linh hoạt cho ngân hàng, từ đó quản lý rủi ro lãi suất. Dựa trên báo cáo và những nhận định vè diễn biến, xu hướng lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của ngân hàng, trong đó có chi nhánh Cần Thơ.

- Hệ thống vận hành đạt hiệu quả, chất lượng: hàng quý ACB Hội sở luôn cắt cử nhân viên xuống các chi nhánh/phòng giao dịch kiểm tra ISO nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của tồn hệ thống (kiểm tra quy trình lưu trữ hồ sơ khách hàng, quy định về an toàn vệ sinh, chất lượng các CSR, Loan CSR, PFC và các nhân viên khác,…).

5.1.2 Mặt tồn tại

- Chi phí ngân hàng bỏ ra hiện nay khá cao, trung bình để có 100 đồng doanh thu ngân hàng phải đầu tư 92,22 đồng. Chi phí cao như vậy khiến cho lợi nhuận nhận được hàng năm của chi nhánh khá thấp so với quy mô của chi nhánh (với 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch trực thuộc)

- Vốn huy động tại ngân hàng dù không ngừng tăng qua các năm nhưng khoản tăng chủ yếu tập trung ở các khoản tiền gửi của dân cư mà cụ thể là tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền gửi khơng kỳ hạn cịn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong khi Chính phủ muốn các ngân hàng thơng qua các dịch vụ và các hình thức huy động vốn đa dạng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 85 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)