Bảng 08. DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ ACB CẦN THƠ ĐVT: triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Dư nợ 736.542 1.017.222 1.174.789 280.680 38,11 257.567 25,32 SXKD 521.736 604.706 735.043 82.970 15,90 130.337 21,55 Tiêu dùng 196.822 299.899 353.972 103.077 52,37 54.073 18,03 Khác 17.984 112.617 185.774 94.633 526,21 73.157 64,96
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
SXKD
Doanh số cho vay mục đích SXKD chiếm tỷ trọng cao dẫn đến dư nợ SXKD cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ theo mục đích sử dụng vốn và liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể, dư nợ SXKD năm 2008 đạt 736.542 triệu đồng, năm 2009 tăng thêm 280.680 triệu đồng (tương đương 38,11%) đạt 1.017.222 triệu đồng. Năm 2010 tiếp tục tăng thêm 257.567 triệu đồng (tương đương 25,32%) đạt 1.174.789 triệu đồng. Nguyên nhân dư nợ SKXD tăng mạnh năm 2009 là do khách hàng vay vốn để sản xuất, kinh doanh, bổ sung vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số cho vay. Trong năm này, được sự hỗ trợ của Chính phủ, lãi suất vay của các doanh nghiệp giảm thấp nên doanh nghiệp tăng cường vay vốn, đặc biệt trong ngắn hạn. Sang năm
so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dư nợ tăng cao như vậy là vì từ cuối tháng 2/2010, NHNN cho phép các NHTM cho vay TDH với lãi suất thoả thuận. Ngoài ra, đối với quyết định 443 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để phát triển sản xuất - kinh doanh, và quyết định 497 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, sẽ được kéo dài thực hiện đến hết năm 2010, mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 2%/năm. Như vậy, Chính phủ liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng doanh số cho vay cũng như nguồn huy động vốn, đặc biệt ở kỳ hạn TDH khiến cho dư nợ đặc biệt trong lĩnh vực SXKD tăng đến 130.337 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức tăng năm 2009 là 82.970 triệu đồng.
Tiêu dùng
Đối với cho vay tiêu dùng, dư nợ cũng liên tục tăng qua 3 năm và tăng nhiều nhất trong năm 2009 với mức tăng 52,37% so với năm 2008. Kể từ ngày 01/05/2009, lương tối thiểu tăng lên từ mức 540.000 đồng/người/tháng lên mức 650.000 đồng/người/tháng. Với mức tăng lên 110.000 đồng/người/tháng, thu nhập của công nhân viên chức nói chung được cải thiện phần nào so với mức tăng của giá cả. Mặt khác nền kinh tế Việt Nam dần dần phục hồi trở lại trong năm 2009, TP Cần Thơ theo quy hoạch phát triển sẽ trở thành đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL nên từ nay đến năm 2020, sẽ diễn ra q trình đơ thị hóa mạnh mẽ, tâm lý người dân tin tưởng vào sự phát triển của tỉnh nhà nên tiêu dùng tăng mạnh trong năm này. Sang năm 2010, dư nợ tiêu dùng chỉ tăng 18,03% so với năm 2009. Tuy trong năm 2010 lương cơ bản tiếp tục tăng lên từ ngày 01/05/2010 lên mức 800.000 đồng/người/tháng, mức tăng cao hơn so với năm 2009 nhưng kinh tế Việt Nam không lạc quan như năm 2009. Giá vàng trong năm này biến động tăng không ngừng và không theo quy luật thị trường thế giới nên người dân có tâm lý đầu cơ vào vàng để lướt sóng kiếm lời nhiều hơn là vay tiền đầu tư vào nhà đất trong khi sàn vàng đã đóng cửa từ cuối năm 2009 nên người dân chỉ có thể sử dụng vốn tự có của bản thân để đầu cơ mà không thể vay từ ngân hàng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của cơn bão giá đã đẩy giá thành của nhiều mặt hàng lên cao, nhất là ở các mặt hàng bị đánh thuế nặng thì mức chênh lệch càng
lớn. Chính vì thế mà người dân hạn chế vay để mua nhà đất, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại, vật dụng gia đình, trang trí nhà cửa….Doanh số cho vay và thu nợ giảm, khiến cho dư nợ trong năm 2010 cũng chỉ tăng nhẹ, đạt 353.972 triệu đồng, chỉ tăng 54.073 triệu so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay mục đích khác
Dư nợ mục đích khác trong năm 2008 chỉ có 17.984 triệu đồng. Sở dĩ dư nợ trong năm 2008 thấp như vậy vì ngân hàng đã xử lý được cơ bản dư nợ đầu tư chứng khốn và gần như bảo tồn được vốn cho vay trong nửa tháng đầu năm 2008. Thêm vào đó quy trình xét duyệt cho vay tại ACB rất chặt chẽ và nghiêm ngặt nên các đối tượng được cho vay chủ yếu là những nhà đầu tư có tiềm lực và kinh nghiệm nhất định, đã được ngân hàng thẩm định kỹ càng nên có thể chủ động cắt lỗ khi thị trường có biến động, bán chứng khốn để trả nợ cho ngân hàng, hạn chế tối đa rủi ro cho cả 2 bên. Một điểm may mắn nữa là tiến trình xử lý dư nợ chứng khoán tại ngân hàng cũng như ở các sàn chứng khoán kết thúc trước khi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mặt khác, hoạt động cho vay chứng khốn nhanh chóng bị ngừng trệ từ tháng 9/2008 do Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Chính vì những lý do trên nên mới có hiện tượng doanh số thu nợ mục đích khác của chi nhánh trong năm này lại cao hơn doanh số cho vay và do đó dẫn đến việc dư nợ mục đích khác ở mức thấp. Đến năm 2009, dư nợ lại tăng lên đến 112.167 triệu đồng, tức tăng 526,21%. Rút kinh nghiệm từ năm 2008, trong năm 2009, các nhà đầu tư thận trọng trong việc lựa chọn gói chứng khốn tuy suất sinh lợi thấp nhưng độ an tồn cao, đa dạng hố danh mục đầu tư. TTCK dần sôi động trở lại và tăng trưởng liên tục trong nhiều tháng. Thêm vào đó là tính hấp dẫn trong đầu tư vào sàn vàng khi giá vàng trong năm này tăng mạnh mẽ và liên tục phá vỡ nhiều kỷ lục về giá. Vay đầu tư vào vàng và chứng khốn tăng cao. Chính vì vậy mà dư nợ tăng đến 94.633 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ mục đích khác giảm trở lại: chỉ tăng 64,96% (so với tốc độ tăng 526,21% của năm 2009). Trong năm 2009 Chính phủ quyết định đóng cửa tất cả các
nên nhà đầu tư mất đi một kênh đầu tư lớn, chỉ còn kênh đầu tư là chứng khoán và bất động sản là khá sơi động trong năm. Dư nợ mục đích trong năm này đạt 185.774 triệu đồng, tăng 73.157 triệu đồng.
Tóm lại, mặc dù dư nợ tăng cao qua các năm sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng vì thu được nhiều lãi, nhưng song song đó cũng có khơng ít rủi ro. Ngân hàng cần bảo đảm các quy định về cho vay và tỷ lệ cho vay cho các đối tượng; tăng cường công tác kiểm tra và giám sát khách hàng cùng các khoản vay trong hạn cũng như quá hạn nằm trong nhóm 2 có nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro do việc dư nợ tăng cao qua các năm.
4.2.2.4 Nợ xấu
Bảng 09. NỢ XẤU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ ĐVT: triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 13.887 15.140 9.773 1.253 9,02 (5.367) (35,45) SXKD 10.005 10.377 5.581 372 3,72 (4.796) (46,22) Tiêu dùng 2.952 3.567 3.351 615 20,83 (216) (6,06) Khác 930 1.196 841 266 28,60 (355) (29,68)
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nợ quá hạn và đặc biệt là nợ xấu tại ngân hàng là cơng tác thẩm định của nhân viên. Quy trình thẩm định này tại ACB rất thận trọng, thủ tục hồ sơ được xem xét kỹ lưỡng và hồ sơ chỉ được sự phê duyệt khi có sự nhất trí của 100% cán bộ thuộc Ban tín dụng của chi nhánh trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Chính vì vậy mà nợ xấu tại ngân hàng theo mục đích sử dụng qua các năm đều ổn định và lượng tăng không đáng kể so với sự gia tăng của DSCV và DSTN. Nợ xấu tăng 1.253 triệu đồng, đạt 15.140 triệu đồng năm 2009 và
giảm xuống cịn 9.773 triệu đồng năm 2010. Trong đó, tăng cao nhất trong năm 2009 thuộc về các khoản cho vay tiêu dùng với mức chênh lệch 615 triệu đồng so với năm 2008. Sang năm 2010, tất cả các khoản nợ xấu đều giảm, đặc biệt nợ xấu cho vay SXKD giảm với tốc độ mạnh mẽ nhất với tỷ lệ giảm là 46,22%, giảm 4.796 triệu đồng. Nguyên nhân là do nợ xấu trong năm 2009 là khá lớn nên chi nhánh tăng cường công tác xử lý nợ, xiết chặt hơn nữa quy trình thẩm định tín dụng, cắt cử nhân viên theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn của ngân hàng bằng việc liên lạc thường xuyên với khách hàng thông qua điện thoại, thư báo, trực tiếp gặp mặt và hỏi han tình hình thực tế…Điều này vừa tạo sự quan tâm thân thiết với khách hàng, vừa giúp hạn chế lượng nợ quá hạn cũng như hạn chế tối đa sự xuất hiện của nợ xấu. Nợ xấu đã giảm trong năm 2010, còn 9.773 triệu đồng.
4.2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả cho vay tại chi nhánh ACB Cần Thơ ACB Cần Thơ
Hệ số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng. Hệ số thu nợ càng cao chứng tỏ đồng vốn cho vay càng an tồn, cơng tác thu nợ đạt hiệu quả.
Trong 3 năm qua, dù hệ số thu nợ có sự biến động qua các năm nhưng luôn được ngân hàng giữ vững trên 96% và khá cao so với toàn ngành. Cụ thể, hệ số thu nợ đạt 96,62% vào năm 2008 và con số này đã tăng lên đạt 97,80% trong năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này doanh số thu nợ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh số cho vay (97,89% so với 95,50%). Sang năm 2010, hệ số thu nợ giảm nhẹ, còn 96,83%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm, nhưng vì doanh số thu nợ cũng giảm và giảm 38,69%; tốc độ giảm mạnh hơn tốc độ giảm của doanh số cho vay là 38,26%. Mặc dù hệ số thu nợ giảm trong năm 2010 nhưng hệ số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của ACB.
Bảng 10. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM Năm Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Thu nhập Triệu đồng 168.590 265.715 233.778 97.125 (31.937) Chi phí Triệu đồng 155.207 245.002 215.842 89.795 (29.160)
Thu nhập trả lãi Triệu đồng 146.673 223.201 208.062 76.528 (15.139)
Chi phí trả lãi Triệu đồng 75.146 89.654 136.514 14.508 46.860
DSCV Triệu đồng 6.516.352 12.739.160 8.119.501 6.222.808 (4.619.659) DSTN Triệu đồng 6.295.811 12.458.480 7.861.934 6.162.669 (4.596.546)
Dư nợ Triệu đồng 736.542 1.017.222 1.274.789 280.680 257.567
Dư nợ bình quân Triệu đồng 626.271 876.882 1.146.005 250.611 269.123
Nợ xấu Triệu đồng 13.887 15.140 9.773 1.253 (5.367)
Hệ số thu nợ % 96,62 97,80 96,83 1,18 (0,97)
Tỷ lệ nợ xấu % 1,89 1,49 0,77 (0,40) (0,72)
Vịng quay vốn tín dụng Vòng 10,05 14,21 6,86 4,16 (7,35)
Tỷ lệ nợ xấu
Qua 3 năm 2008-2010 tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng luôn được giữ ở một mức an toàn tối thiểu do ngân hàng đề ra và tương đối thấp. Năm 2008, tỷ lệ này là 1,89% tức trong 100 đồng dư nợ thì có 1,89 đồng nợ xấu. Năm 2009 giảm còn 1,49% tức trong 100 đồng dư nợ chỉ còn 1,49 dồng nợ xấu. Trong năm này các doanh nghiệp được tặng 4% hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ nên có động lực phục hồi sản xuất kinh doanh, năng lực trả nợ tăng lên nên khiến cho nợ xấu tại ngân hàng giảm 0,4% so với năm 2008. Đến năm 2010, tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 0,77% tức trong 100 đồng dư nợ thì nợ xấu chiếm 0,77 đồng. Tỷ lệ này thấp so với tỷ lệ an toàn mà NHNN đề ra (5%) và so với mặt bằng chung toàn ngành (2%). Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thấp như vậy là do khác với các ngân hàng khác luôn chạy theo số lượng , ACB ln đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu khi tiến hành thẩm định khách hàng. Để đảm bảo thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi vay, món vay đó ln được nhân viên tín dụng theo dõi chặt chẽ và các món nợ có nguy cơ thành nợ xấu sẽ được bộ phận xử lý nợ xử lý. Trong những năm gần đây, bộ phận này được tách riêng hẳn thành công ty con của ACB để chuyên lo về nợ, đảm bảo doanh số thu nợ gần với doanh số cho vay nhất. Chính việc chia tách hẳn cơng tác cho vay và thu nợ khó địi này đã khiến cho ACB nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng hoạt động hiệu quả hơn, chuyên mơn tập trung cao hơn, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay của ngân hàng, nó xác định số vịng ln chuyển bình qn của một đồng vốn cho vay trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Vịng quay vốn tín dụng càng cao có nghĩa là tốc độ luân chuyển vốn càng nhanh và ngược lại.
Hệ thống ACB ngay từ khi thành lập và phát triển trong những năm qua luôn chú trọng chất lượng tín dụng và đảm bảo thu được nợ vay và lãi ở mức cao nhất, khơng để các món nợ chuyển nhóm qua mức cao. Ngoài ra, ACB chủ yếu cho vay ở các hạn mức ngắn hạn, dưới 12 tháng nên thời gian thu hồi nợ ngắn, doanh số thu nợ
thống ACB nói chung và ACB Cần Thơ nói riêng ln cao hơn nhiều so với nhiều ngân hàng cùng lĩnh vực (chỉ trên dưới 2 vòng). Cụ thể, trong năm 2008, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh đạt 10,05 vòng. Sang năm 2009, doanh số cho vay tăng mạnh (95,50%) nên khiến cho doanh số thu nợ theo đó tăng cao theo, trong khi dư nợ bình quân trong năm chỉ tăng 38,11%. Do đó vịng quay vốn tín dụng tăng đến 4,16 vịng so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số thu nợ giảm 36,89% trong khi dư nợ bình quân tiếp tục tăng nên số vòng quay giảm xuống và còn 6,86 vòng.
Mặc dù vòng quay vốn tín dụng tại ngân hàng giảm mạnh trong năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao và vẫn thể hiện hiệu quả trong công tác thu hồi nợ vay và công tác sử dụng vốn của ngân hàng. Đây là do công tác theo dõi và thu nợ của các CSR đạt hiệu quả cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; công tác thẩm định đạt chất lượng và chỉ cho vay các phương án sản xuất khả thi, sản xuất có hiệu quả, tạo cho các doanh nghiệp và các hộ vay có lợi nhuận ổn định nên trả nợ đúng thời hạn.
Thu nhập lãi/Chi phí lãi
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng chi phí lãi đã bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi từ hoạt động tín dụng, cho nên chỉ tiêu này càng cao càng tốt, thu lãi càng nhiều so với chi lãi đã tốn.
Qua ba năm 2008-2010 chỉ tiêu này có sự tăng giảm khơng đều. Từ 1,95 lần vào năm 2008, chỉ tiêu này tăng cao và đạt 2,49 lần vào năm 2007 và giảm xuống còn 1,52 lần vào năm 2010.
Năm 2008, tỷ lệ này là 1,33 lần tức với 1 đồng chí phí lãi bỏ ra ngân hàng thu được 1,95 đồng lãi, hay ngân hàng thu được lãi gộp là 0,95 đồng. Năm 2009, thu nhập lãi/chi phí lãi tăng cao đạt 2,49 lần tức với 1 đồng chi phí lãi tốn kém thì lúc này ngân hàng thu lại được tới 2,49 đồng lãi, tăng 0,54 đồng so với năm 2008. Lãi suất bình quân trong năm này thấp nhất trong 3 năm, chi phí trả lãi bỏ ra thấp hơn nhiều so với thu nhập từ lãi nhận được, ngân hàng làm ăn khơng những có lãi mà lợi nhuận tăng hơn 50%. Sang năm 2010, chi phí lãi tăng cao trở lại và tăng 52,27% so với năm