Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
4.1.3.2 Vốn huy động/Dư nợ
Chỉ tiêu này cho ta biết mức độ tham gia của vốn huy động tại chỗ vào công tác cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá nhỏ chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, nếu quá lớn chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả.
Qua bảng số liệu ta thấy được cả dư nợ và vốn huy động đều tăng trưởng qua ba năm liên tiếp. Tuy nhiên tốc độ tăng giữa dư nợ và nguồn vốn huy động được lại có sự tăng giảm qua từng năm. Điều này dẫn đến chỉ tiêu vốn huy động/dư nợ cũng có sự tăng giảm tương tự. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0,75 lần và tăng lên 1,01 lần năm 2009. Trong năm 2009, nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng mạnh, hơn 38%. Mặc khác, vốn huy động cũng tăng cao đột biến, tăng đến 86,30%. Chính vì thế chỉ tiêu vốn huy động/dư nợ tăng 0,26 lần so với năm 2008. Chỉ tiêu vốn huy động/dư nợ trong năm này là gần như mang tỷ lệ 1:1, 1,01 đồng vốn huy động đáp ứng 1 đồng dư nợ. Trong năm này ngân hàng huy động được 1 lượng vốn dồi dào nhưng không sử dụng được hết vào việc cho vay, còn tồn đọng lại 1 lượng rất nhỏ tại chi nhánh. Sang năm 2010, tốc độ tăng của vốn huy động có dấu hiệu chững lại, chỉ đạt 21,21% và thấp hơn so với dư nợ (25,32%) nên chỉ tiêu này giảm xuống cịn 0,98 lần. Cứ 1 đồng dư nợ có sự tham gia tài trợ của 0,98 đồng vốn huy động. Mặc dù chỉ tiêu này giảm trong năm 2010 nhưng không đáng kể, vẫn xấp xỉ tỷ lệ 1:1 nên khả năng huy động vốn của chi nhánh vấn đáp ứng được tốc độ tăng của dư nợ và gần như trọn vẹn cho số dư nợ ngày một tăng, từ đó đã hạn chế được việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên trong cấp tín dụng của Ngân hàng.
Đây là chỉ số phản ánh lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Qua bảng số liệu ta thấy, tốc độ tăng của lãi suất bình qn có sự tăng giảm không đều qua các năm. Lãi suất này đạt 13,56% trong năm 2008. Trong năm này Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kiềm chế lạm phát và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu với những chính sách thắt chặt tiền tệ gắt gao. Điều này dẫn đến lãi suất huy động vốn tăng cao, có lúc lên đến gần 17,3% tại ACB. Sang năm 2009, để thúc đẩy nền kinh tế hồi phục và tăng trưởng trở lại, Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 4% nhằm khuyến khích tín dụng. Chính vì đầu ra của vốn đã được tài trợ nên ngân hàng không cần huy động vốn đầu vào ở các mức cao như năm 2008 nên lãi suất huy động tại ngân hàng giảm, chi phí trả lãi tăng nhẹ (tăng 19,31%) trong khi vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh (tăng đến 86,30%). Điều này đã khiến cho lãi suất bình qn trong năm 2009 giảm xuống cịn 8,68%. Sang năm 2010, trước sức ép lạm phát tăng cao trở lại, lãi suất tăng cao dần từ giữa đến những tháng cuối năm khiến cho chi phí trả lãi tăng hơn gấp đơi so với năm 2009 (52,27%) trong khi vốn huy động chỉ tăng 21,21%. Do đó lãi suất bình quân trong năm nay cao hơn năm trước 2,23%, đạt 10,91% .
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN
Để thực hiện đúng chức năng chính của các TCTD “là trung gian tài chính”, sau khi huy động vốn từ các tổ chức dân cư, ACB sẽ tiến hành thẩm định và cho khách hàng vay lại với một lãi suất thích hợp để vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng tồn tại và đứng vững, làm nền tảng vững chắc cạnh tranh với các ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng 100% vốn nước ngồi.
4.2.1 Khái qt tình hình sử dụng vốn qua 3 năm tại ngân hàng
Theo quy định, NHTM có chức năng huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cơ quan đoàn thể, dân cư,...và sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Đây là chức năng chính và cũng là đặc trưng nhất của một NHTM. Do đó, thu lãi từ cho vay ln chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng và thường
chiếm hơn 80%. Xuất phát từ tình hình thực tế, hoạt động tín dụng của ACB Cần Thơ luôn được thực hiện và điều chỉnh dựa trên những diễn biến của nền kinh tế Việt Nam qua từng năm. Để có thể thấy rõ hơn hoạt động cũng như chất lượng tín dụng của ACB Cần Thơ giai đoạn 2008-2010 ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 05. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ (2008-2010) ĐVT: triệu đồng Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % DSCV 6.516.352 12.739.160 8.119.501 6.222.808 95,50 (4.619.659) (36,26) DSTN 6.295.811 12.458.480 7.861.934 6.162.669 97,89 (4.596.546) (36,89) Dư nợ 736.542 1.017.222 1.174.789 280.680 38,11 257.567 25,32 Nợ xấu 13.887 15.140 9.773 1.253 9,02 (5.367) (35,45)
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
Doanh số cho vay
Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng của chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008, diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Chính vì vậy doanh số cho vay mới có sự tăng trưởng ngoạn mục từ 6.516.352 triệu đồng năm 2008 đến 12.739.501 triệu đồng năm 2009, tăng gần 100%. Sang năm 2010, các chính sách hỗ trợ vay vốn ngắn hạn dành cho các doanh nghiệp chấm dứt, lãi suất trước sức ép lạm phát của nền kinh tế khơng ổn định mà có dấu hiệu tăng trở lại làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Mặc dù Chính phủ đưa thêm gói hỗ trợ lãi suất 2% dành cho doanh nghiệp vay TDH, nhưng vẫn khơng làm cho bức tranh tín dụng khả quan
các doanh nghiệp và cá nhân nên việc hỗ trợ lãi suất TDH không ảnh hưởng nhiều đến DSCV của chi nhánh nói chung. Doanh số cho vay trong năm này giảm 4.619.659 triệu đồng, chỉ đạt 8.119.501 triệu đồng.
Doanh số thu nợ
Bắt nguồn từ sự biến động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có những biến động tương tự. Năm 2008 đạt gần 6.300 tỷ đồng, năm 2009 đạt trên 12.458 tỷ đồng, tăng đến 95,5% so với năm 2008 và đạt gần 7.862 tỷ đồng vào năm 2010, giảm 36,26% so với năm 2009. Doanh số thu nợ có sự giảm mạnh khơng phải do hiệu quả thu hồi nợ của chi nhánh bị giảm sút mà là do sự sụt giảm của doanh số cho vay trong năm 2010 từ việc khơng cịn được hỗ trợ lãi suất ngắn hạn nữa. Mặc dù doanh số thu nợ có tăng giảm qua các năm nhưng vẫn khơng chênh lệch nhiều so với doanh số cho vay. Điều này được thể hiện qua chỉ số thu hồi nợ của ngân hàng. Chỉ số này qua các năm luôn đạt trên 96%, lượng tiền cho vay luôn được thu hồi gần như hoàn toàn ở từng năm Để công tác thu hồi nợ đạt kết quả tốt như vậy, chi nhánh ln ưu tiên chất lượng tín dụng, năng lực trả nợ của khách hàng khi thẩm định cho vay, hạn chế và từ chối cho vay đối với khách hàng có lịch sử tín dụng khơng tốt, khả năng hồn trả nợ vay khơng ổn định. Mặc khác, ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó, “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB. Đối tượng khách hàng mà ACB nhắm tới này ít rủi ro hơn, có khả năng hồn trả cả gốc và lãi cao hơn so với các doanh nghiệp lớn cũng như các tập đồn có khả năng mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng mang lại rủi ro tín dụng cao hơn nhiều lần..
Dư nợ
Dư nợ qua từng năm tại ACB Cần Thơ bằng với dư nợ tích luỹ năm trước cộng với hiệu số giữa doanh cho vay và doanh số thu nợ trong năm. Chính vì thế mà dư nợ qua từng năm năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 dư nợ đạt 1.017.222
triệu đồng, tăng 38,11% so với năm 2008 và đến năm 2010, dư nợ tăng 25,32%, đạt 1.274.789 triệu đồng. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ có thể nói lên rằng ngân hàng đã có sự mở rộng về qui mơ và tăng trưởng về tín dụng chứ chưa nói lên được chất lượng hoạt động tín dụng là tốt hay xấu.
Nợ xấu
Mặc dù ngân hàng ln có những chính sách, biện pháp nhằm kiểm sốt chặt chẽ quá trình và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, theo dõi tình hình nợ vay của khách hàng nhằm thu lại cả vốn và nợ đúng hạn nhưng nợ xấu vẫn luôn tồn tại, tuy nhiên nợ xấu cao hay thấp lại tuỳ theo năng lực tín dụng của từng ngân hàng. Trong từng năm qua, ACB luôn nỗ lực nhằm hạn chế nợ xấu và tỷ trọng của nó gia tăng so với dư nợ. Năm 2008, nợ xấu đạt 13.887 triệu đồng. Trong năm 2008, lạm phát tăng cao lên đến 22,97%, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên doanh thu giảm mạnh thậm chí thua lỗ. Điều này ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp nên tất yếu dẫn đến năng lực trả nợ giảm sút nên nợ xấu trong năm này ở mức cao. Các khoản nợ xấu chủ yếu rơi vào nhóm nợ ngắn hạn, chiếm 64,64% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2009, nợ xấu tiếp tục tăng, xấp xỉ 9%. Khoản tăng chủ yếu rơi vào các khoản cho vay TDH với mức tăng đến 4.666 triệu đồng. Tuy nợ xấu TDH tăng mạnh nhưng bù lại nợ xấu ngắn hạn lại giảm nên nợ xấu trong năm 2009 chỉ tăng thêm 1.253 triệu đồng. Đến năm 2010, nợ xấu giảm mạnh, chỉ còn 9.773 triệu đồng, tức giảm hơn 34%. Năm 2010, thành phố có nhiều cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng như cầu Cần Thơ, nhà ga quốc tế sân bay Cần Thơ hồn thành cùng với nhiều cơng trình hạ tầng như đường Mậu Thân - Trà Nóc, đường Nam sơng Hậu, triển khai mở rộng đường Quang Trung - Cái Cui... tạo ra “sức hút” rất lớn lên thị trường địa ốc, doanh nghiệp và các nhà đầu tư làm ăn có hiệu quả nên nợ xấu TDH theo đó cũng giảm xuống, chỉ cịn 2.668 triệu đồng.
13,887 8,977 4,910 15,140 5,564 9,576 9,773 7,105 2,668 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 Tri ệu đồ n g 2008 2009 2010 Năm Nợ xấu Ngắn hạn TDH
Hình 03. CƠ CẤU NỢ XẤU THEO THỜI GIAN TẠI CHI NHÁNH
Tóm lại, nhìn chung qua 3 năm 2008 – 2010 tình hình doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, dự nợ và nợ xấu đều có sự tăng giảm không ổn định từ ảnh hưởng của nền kinh tế địa phương cũng như của cả nước. Sự tăng giảm này vẫn nằm trong mức chấp nhận được và vẫn cho thấy ngân hàng vẫn đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên ngân hàng khơng nên vì thế mà chủ quan mà cần có sự nỗ lực hơn trong việc đề ra những chính sách mới nhằm đối phó kịp thời với những bất ổn để có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài.
Để hiểu rõ hơn về tùng mục cụ thể theo mục đích sử dụng vốn, ta sẽ đi sâu vào phân tích nhu cầu SXKD, tiêu dùng và các mục đích khác.
4.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn theo mục đích sử dụng 4.2.2.1 Doanh số cho vay 4.2.2.1 Doanh số cho vay
Theo nguyên lý 80/20 của Richard Koch, 20% khách hàng sẽ tạo ra 80% lợi nhuận. Do đó , ngân hàng là một trong những ngành kinh tế mà khái niệm “khách VIP” rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, 80% khách hàng còn lại, vốn chỉ đang tạo ra 20% doanh thu và lợi nhuận cho hoạt động ngân hàng, lại đang được coi là phân khúc bền vững và có tiềm năng phát triển ngày càng
mạnh mẽ hơn. Đó cũng là lý do tại sao khách hàng mục tiêu chính mà ACB hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể cũng như các cá nhân có nhu cầu tín dụng. Dù lãi thu được không nhiều khi cho các doanh nghiệp lớn cũng như các tập đồn vay, nhưng đây là thị trường có ít rủi ro hơn, có khả năng thu hồi cả vốn và lãi vay trong thời gian ngắn hơn. Doanh số và tỷ trọng cho vay của ACB Cần Thơ đã nói lên điều đó:
Bảng 06. CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN GIAI ĐOẠN 2008-2010 GIAI ĐOẠN 2008-2010
ĐVT : triệu đồng
(Nguồn: Phịng Hành chính-Kế Tốn ACB Cần Thơ)
SXKD
Năm 2008, doanh số cho vay SXKD đạt 4.496 tỷ đồng. Để phục hồi nền kinh tế ảnh hưởng từ những bất ổn và biến động theo chiều hướng xấu trên thị trường thế giới trong năm 2008, Việt Nam đặt ra mục tiêu khó khăn chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Để thực hiện được những mục tiêu mang tầm vĩ mô này, thông qua thị trường tài chính tiền tệ, Chính phủ đưa ra gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp thông qua lãi suất trị giá 17.000 tỷ đồng. Một trong những ưu điểm của gói hỗ trợ lãi suất này là các cá nhân và doanh nghiệp không bị phạt lãi khi trả nợ trước hạn. Do đó,
Năm 2009/2008 2010/2009
Chỉ
tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền %
DSCV 6.516.352 12.739.160 8.119.501 6.222.808 95,50 (4.619.659) (36,26) SXKD 4.496.051 6.426.403 4.059.578 1.930.352 42,93 (2.366.825) (36,83) Tiêu dùng 1.420.205 5.928.286 3.852.959 4.508.081 317,42 (2.075.327) (35,00) Khác 600.096 384.471 206.964 (215.625) (35,93) (177.507) (46,17)
này đến trả ngay cho ngân hàng, vừa đảm bảo vòng quay vốn nhanh và hiệu quả, vừa không làm mất giá số tiền vừa kiếm được. Do đó, vượt giới hạn "kỳ vọng" ban đầu tới gần 8%, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong cả năm 2009 đạt tới hơn 37,7%. Dư nợ tín dụng tăng cao phản ánh thực tế nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn nhằm vượt qua suy giảm. Doanh số cho vay SXKD tại chi nhánh trong năm này tăng đến 42,93% so với năm 2008, ngân hàng đã cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn với tổng lượng tiền trên 6.636,4 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2009, lạm phát tuy được khống chế ở mức hợp lý (dưới 7% so với mức 22,97% năm 2008), nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao trở lại trên 2 con số. Để hạn chế điều này, Chính phủ kết thúc gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào cuối năm 2009 và trở lại mục tiêu tăng trưởng bền vững thông qua việc tiếp tục gia hạn gói hỗ trợ lãi suất TDH 2% cho các doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư…Các doanh nghiệp SXKD hàng hố, dịch vụ có vịng quay vốn ngắn khơng cịn được hỗ trợ lãi suất để tái đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp phải vay vốn SXKD với lãi suất cao làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn của ngân hàng. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp gặp khơng ít khó khăn để sản xuất và cố định giá thành do khan hiếm nguyên liệu đầu vào, giá cả tăng cao….Chính vì vậy, doanh số cho vay SXKD trong năm 2010 giảm xuống còn gần 4.059,6 tỷ đồng, giảm tương đương 36,83%.