Mặt mạnh và mặt tồn tại của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 91 - 93)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Mặt mạnh và mặt tồn tại của ngân hàng

5.1.1 Mặt mạnh

- Trong những năm qua,ACB luôn được các tạp chí tài chính nước ngồi tín nhiệm và xếp hạng cao trên bản đồ tài chính trong nước. ACB liên tiếp được bầu chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam qua nhiều năm; đặc biệt, trong năm 2009, ACB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker.

- Mạng lưới ACB không ngừng gia tăng và mở rộng, phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Đến ngày 31/12/2009, ACB có 237 chi nhánh và phịng giao dịch trên khắp cả nước và đến nay con số này đã là trên 301 chi nhánh và phòng giao dịch. Và trong năm 2011, ACB dự kiến sẽ tiếp tục mở thêm 95 đơn vị và nâng tổng lượng chi nhánh/phòng giao dịch lên con số 380.

- Với định hướng đa dạng hoá sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với hơn 250 sản phẩm và dịch vụ cung cấp ra ngoài thị trường.

- Có nguồn lực tài chính mạnh và lợi nhuận tăng qua các năm: trong khối các NHTM cổ phần, ACB là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn, dư nợ cho vay liên tục nhiều năm, ACB luôn tạo khoảng cách xa dần với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTM cổ phần.

- Chất lượng tín dụng tốt: với mục tiêu hạn chế các loại rủi ro thường gặp trong hoạt độngngân hàng (rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro từ các hoạt động của ngân hàng ), ngay từ năm 1997, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng ALCO. ALCO đã đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. Chính vì thế, trong những năm qua, chất lượng tín dụng tại ACB luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu tại ACB luôn ở mức thấp hơn mức trung bình ngành (2%).

- Cơ cấu quản lý khá chặt chẽ, ban lãnh đạo có kinh nghiệm và năng lực. Tổng giám đốc ACB hiện nay và cũng là thành viên trong Hội đồng quản trị là Tiến sỹ Lý Xuân Hải. Ngồi bằng tiến sỹ vật lý và tốn học, Ơng Lý Xuân Hải cũng có bằng thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính của đại học ESCP Europe và Đại học Paris-Dauphine. Với kiến thức chuyên môn cao cùng kinh nghiệm nhiều năm lãnh đạo ACB ở nhiều vị trí khí khác nhau, Ơng Lý Xn Hải trong nhiều năm qua đã lèo lái con tàu ACB qua những biến động lớn của nền kinh tế, dần dần trở thành ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.

- Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ.

- Lãi suất linh hoạt: ACB có 1 ban chuyên đề về nghiên cứu chiến lược, dự đốn chính sách tiền tệ để có thể đưa ra những chính sách điều hành linh hoạt cho ngân hàng, từ đó quản lý rủi ro lãi suất. Dựa trên báo cáo và những nhận định vè diễn biến, xu hướng lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động của ngân hàng, trong đó có chi nhánh Cần Thơ.

- Hệ thống vận hành đạt hiệu quả, chất lượng: hàng quý ACB Hội sở ln cắt cử nhân viên xuống các chi nhánh/phịng giao dịch kiểm tra ISO nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của tồn hệ thống (kiểm tra quy trình lưu trữ hồ sơ khách hàng, quy định về an toàn vệ sinh, chất lượng các CSR, Loan CSR, PFC và các nhân viên khác,…).

5.1.2 Mặt tồn tại

- Chi phí ngân hàng bỏ ra hiện nay khá cao, trung bình để có 100 đồng doanh thu ngân hàng phải đầu tư 92,22 đồng. Chi phí cao như vậy khiến cho lợi nhuận nhận được hàng năm của chi nhánh khá thấp so với quy mô của chi nhánh (với 1 chi nhánh và 5 phòng giao dịch trực thuộc)

- Vốn huy động tại ngân hàng dù không ngừng tăng qua các năm nhưng khoản tăng chủ yếu tập trung ở các khoản tiền gửi của dân cư mà cụ thể là tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền gửi khơng kỳ hạn cịn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong khi Chính phủ muốn các ngân hàng thông qua các dịch vụ và các hình thức huy động vốn đa dạng nhằm hạn chế dần thói quen dùng tiền mặt của dân cư, giảm dần lượng tiền trong lưu thông, hạn chế lạm phát xảy ra và tăng cao.

- Thủ tục rườm rà, thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng cịn chậm: do vấn đề ln đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu nên thời gian thẩm định khách hàng và quyết định món vay của ACB thường lâu hơn so với các ngân hàng đối thủ. Nhiều khách hàng không đợi được thường bỏ sang các ngân hàng khác có thời gian thẩm định ngắn hơn, chính sách cho vay dễ dàng hơn. Do đó, đây vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của ngân hàng. Đây là 1 trong những lý do chính ngân hàng mất 1 lượng khách hàng vào tay các đối thủ cùng ngành.

- Biểu phí ngân hàng đưa ra còn cao so với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn. Nhiều khách hàng thường than phiền rằng biểu phí ACB đưa ra cao hơn nhiều ngân hàng khác nên dù chất lượng dịch vụ của ACB tốt hơn nhưng họ vẫn chọn các ngân hàng khác cũng là vì lý do này.

- Nợ xấu tại ngân hàng trong những năm qua cịn cao so với mặt bằng chung tồn hệ thống ACB.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng á châu cần thơ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)