2.1.3.2 Hình thức cung cấp thơng tin mơi trường theo yêu cầu:
Vấn đề này có thể xem là một lỗ hổng trong các quy định của pháp luật môi
trường, bởi hầu như trong các văn bản pháp luật hiện hành của VN chưa có một quy
định nào về hình thức trả lời, cung cấp thông tin môi trường của chủ thể nắm giữ thông
tin môi trường khi nhận được yêu cầu. Khoản 3 Điều 103, LBVMT 2005 đề cập rất
ngắn gọn về trách nhiệm cung cấp thông tin môi trường theo yêu cầu: “Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm… cơng bố các thơng tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu”. Trên nguyên tắc, khi có nhu cầu
cần có thơng tin thì người u cầu có quyền u cầu thơng tin dưới các hình thức hợp pháp là bằng lời nói (qua điện thoại hay trực tiếp nói) hay văn bản (qua đường bưu điện, qua fax hay qua thư điện tử…) để thể hiện u cầu đó. Tương ứng với các hình
thức u cầu này thì các hình thức cung cấp thơng tin cũng hình thành, đồng thời các
hình thức cơng khai thơng tin cũng có thể được xem xét nếu phù hợp. Bởi đây là những thông tin được cung cấp theo một yêu cầu cụ thể, trong một hoàn cảnh, sự việc cụ thể cho nên không thể sử dụng tất cả các hình thức cơng khai để cung cấp vì như vậy sẽ mang lại kết quả khơng mong muốn. Do đó, tuy pháp luật mơi trường khơng quy định nhưng chủ thể có nghĩa vụ cung cấp trong thực tiễn có thể lựa chọn áp dụng những hình thức phù hợp, thuận tiện. Chẳng hạn, nếu người yêu cầu trực tiếp đến trụ sở cơ quan nơi nắm giữ thông tin u cầu cung cấp, thì người có thẩm quyền có thể trực tiếp trả lời cung cấp ngay thông tin, hay hẹn lại vào một thời gian khác sẽ cung cấp, bằng thư điện tử, bằng điện thoại hoặc bằng đường bưu điện, nếu có lý do hợp pháp.
2.1.4 Quyền của cộng đồng tham gia vào các quá trình ra quyết định của Nhà
nước:
“Phát triển bền vững” là phải đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội cùng với bảo vệ môi trường. Do đó, nếu muốn phát triển bền vững thì mỗi quốc gia cần phải giảm thiểu các tác động đến môi trường, vì những tác động này ngày một phức tạp hơn, lớn hơn về quy mô và tiếp tục để lại những nguy cơ tiềm tàng hơn. Cách đây ba mươi năm, lần
đầu tiên đánh giá tác động môi trường được đề cập đến là “một kỹ thuật, quy trình thu
thập thơng tin về những tác động môi trường của một dự án”. 49 Và kết quả là ĐTM đã trở nên ngày càng quan trọng như một công cụ quyết định sự phát triển, vai trò này đã
được thừa nhận trong Nguyên tắc 17, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển 1992:
“Đánh giá tác động môi trường, như là một công cụ quốc gia, được thực hiện cho các hoạt động có thể có tác động xấu đáng kể đến môi trường và phải tuân theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quốc gia”. 50
Đánh giá tác động mơi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. 51 ĐTM khơng phải là một hình thức cung cấp thông tin môi trường được quy định trong chế định quyền TCTT môi trường, mà là một quy trình hay một
giai đoạn chủ dự án buộc phải thực hiện trước khi tiến hành dự án ở một khu vực. Một dự án muốn được triển khai thực hiện thì báo cáo ĐTM của dự án đó phải được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền thơng qua. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật quốc tế và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có VN, ĐTM khơng chỉ phụ thuộc hồn tồn vào cơ quan Nhà nước, ĐTM còn chịu tác động từ cộng đồng dân cư. Vì người dân là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất về phương diện môi trường nên người dân vùng ảnh hưởng (và có khi cả vùng lân cận) phải có cơ hội bàn luận và bày tỏ ý kiến, và chủ dự án phải tích cực tìm hiểu ý kiến của dân chúng. Điều 6, Chỉ
thị của Hội Đồng Châu Âu năm 1985 về đánh giá tác động môi trường của các dự án công và tư đã quy định rằng:
“Các nước thành viên phải đảm bảo rằng: