trường, bằng cách áp dụng pháp luật của mình ít nghiêm khắc hơn đối với hoạt động
sản xuất gây hại cho mơi trường chỉ vì những hoạt động đó nằm ngồi giới hạn lãnh
thổ. Do đó, ngay cả khi các chất độc hại, chất thải nguy hại được xuất khẩu ra nước
ngồi thì Nhà nước vẫn phải kiểm sốt và áp dụng pháp luật có liên quan của quốc gia mình. Tương tự, một nhà máy xây dựng trên biên giới thải tất cả các chất gây ô nhiễm vào một dịng sơng quốc tế, và ngay lập tức các chất gây ơ nhiễm đó theo dịng chảy
rời khỏi lãnh thổ của nó gây ảnh hưởng đến các nơi khác, phải bị áp dụng các quy định pháp luật tương tự như đối với việc xả thải của nhà máy thuộc thẩm quyền xét xử của Nhà nước đó.
Tóm lại, nguyên tắc thứ nhất của quyền TCTT môi trường đã giúp xác định được: chủ thể nào có quyền yêu cầu cung cấp thông tin; quyền được thông báo; quyền được khiếu nại cũng như quyền được bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả của những chủ thể này trong vấn đề thông tin môi trường. Thực hiện được các quyền đó cũng chính là
đảm bảo sự cơng bằng, khơng phân biệt đối xử của người dân đối với thông tin.
1.2.2 Nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin:
Xét trên phương diện lý thuyết, nguyên tắc này hình thành cùng với quyền TCTT mơi trường của cộng đồng, vì ngun tắc này đề cập đến nghĩa vụ cung cấp thông tin
của cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin. Quyền TCTT của người dân được thực hiện gắn liền với nghĩa vụ này. Các chủ thể nắm giữ thông tin phải đảm bảo việc trả lời,
cung cấp và công khai thông tin. Khi nhận được yêu cầu từ chủ thể có quyền TCTT, chủ thể đang nắm giữ thơng tin có nghĩa vụ trả lời cung cấp hay không cung cấp thông tin, đặc biệt là có những thơng tin buộc các chủ thể đang quản lý phải đương nhiên
công khai mà không cần có yêu cầu.
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện trong các vấn đề sau:
a) Chủ thể cung cấp thông tin:
Liên quan đến vấn đề này, năm 1990 Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị tiếp cận thông tin môi trường; Chỉ thị này được xem là công cụ quốc tế đầu tiên tạo
ra quyền TCTT thông tin môi trường một cách hồn chỉnh. Bởi vì nội dung Chỉ thị đã
đảm bảo quyền được tiếp cận và được phổ biến thông tin môi trường do các “cơ quan
công quyền” nắm giữ trong toàn thể Cộng đồng Châu Âu. Như vậy, theo Chỉ thị thì
chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin là “cơ quan công quyền”. Thuật ngữ này
được giải thích tại Điều 2 là “tất cả các cơ quan hành chính đều có trách nhiệm cung
cấp thơng tin liên quan đến mơi trường”; tiếp đó, Điều 6 mở rộng phạm vi áp dụng đối với tất cả những cơ quan, tổ chức được thành lập từ cơ quan cơng quyền có trách
nhiệm liên quan đến thông tin môi trường.
Sau đó, Cơng ước 1993 về Trách nhiệm Dân sự, Chương III “Tiếp cận thông tin”
đã quy định rõ ràng hơn về chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin. Theo đó, các cơ
quan, tổ chức được thành lập từ cơ quan cơng quyền có hoạt động liên quan đến môi
trường, đang nắm giữ thông tin mơi trường, đều có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho
mọi người như chính cơ quan cơng quyền. Bên cạnh đó, mọi người cịn có quyền tiếp cận các thông tin riêng biệt được quản lý bởi những người thi hành, kể cả cơ quan lập pháp và tư pháp. Tương tự quy định chung của Cộng đồng Châu Âu về vấn đề này, các quốc gia, khu vực khác đều xác định chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin nói chung, thơng tin mơi trường nói riêng trong văn bản pháp lý quốc gia mình. Chẳng hạn, Luật Minh bạch và Tiếp cận thông tin của Peru, Điều 2 quy định các cơ quan Nhà nước
có trách nhiệm cung cấp thơng tin là những cơ quan được quy định tại Luật Thủ tục
hành chính, bao gồm các cơ quan thuộc cả 3 lĩnh vực hành pháp, lập pháp và tư pháp; chính quyền địa phương và khu vực; tất cả các cơ quan được Hiến pháp hoặc Luật trao quyền; các tổ chức, bộ phận của Nhà nước mà hoạt động của các đơn vị đó có sử dụng quyền lực hành chính; các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ công hoặc cung cấp dịch vụ hành chính do Nhà nước ủy quyền, trao quyền hoặc thuê khoán; doanh nghiệp Nhà
nước. 28 Tương tự, Luật Tiếp cận thông tin của Thái Lan, được thông qua năm 1997, quy định thông tin được tiếp cận là thông tin mà các cơ quan Nhà nước đang nắm giữ, dù thơng tin đó liên quan đến hoạt động của cơ quan Nhà nước hay cá nhân, bao quát hầu hết các cơ quan thuộc hành pháp, lập pháp và tư pháp cũng như một loạt các tổ chức khác, nhưng không bao gồm các tổ chức, cơ quan có sử dụng ngân sách Nhà nước. 29
Như vậy, hầu hết các nước đều quy định phạm vi chủ thể thực hiện nghĩa vụ này
rất rộng, bao gồm tất cả những cơ quan, tổ chức được giao chức năng hoạt động liên
quan đến mơi trường đều có nghĩa vụ cung cấp thơng tin môi trường, trả lời khi nhận
được yêu cầu cung cấp thông tin môi trường, dù là cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư
pháp.
b) Nghĩa vụ trả lời, công khai, cung cấp thông tin:
Khi đã xác định chủ thể nào có nghĩa vụ cung cấp thơng tin mơi trường thì tiếp
theo cần xác định nghĩa vụ này thực hiện như thế nào theo quy định quốc tế nhằm đảm bảo quyền TCTT môi trường của người dân. Nghĩa vụ của các chủ thể này không chỉ
đơn giản là công khai, phổ biến hay cung cấp những thơng tin mơi trường sẵn có cho
cộng đồng, mà cần phải làm nhiều hơn thế, vì khi thơng tin mơi trường không được đưa đến công chúng kịp thời, đầy đủ sẽ gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng.
Tiêu biểu là bài học từ vụ việc Anna Maria Guerra và 39 người khác kiện một nhà máy hóa chất ở Italy _ nhà máy sản xuất phân bón trong quá khứ. Vụ kiện diễn ra khi
những người nộp đơn cho rằng, trong quá trình sản xuất của nhà máy đã phát thải số
lượng lớn khí dễ cháy có thể có phản ứng hóa học dẫn đến nổ, giải phóng các chất có
độc tính cao. Một tai nạn nghiêm trọng do trục trặc đã xảy ra vào ngày 26 tháng 9 năm
1976, khi tháp chà chứa các khí tổng hợp amoniac phát nổ, làm cho một vài tấn kali cacbonac và dung dịch bicacbonac, triơxít asen thốt ra ngồi. Một trăm năm mươi