Của LHQ về tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường hạn chế khả năng của các cơ quan Nhà nước viện

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 39 - 40)

pháp trong các vấn đề môi trường hạn chế khả năng của các cơ quan Nhà nước viện

dẫn lý do các bí mật thương mại làm cơ sở từ chối việc cung cấp thông tin về môi trường.

1.3 Các phương thức cung cấp và tiếp nhận thông tin môi trường:

Những phương thức này xuất phát từ nghĩa vụ hợp tác quốc tế và nghĩa vụ thông tin của quốc gia trong vấn đề mơi trường tồn cầu. Thơng qua các phương thức này,

 

thông tin môi trường đã được truyền đi từ chủ thể này sang chủ thể khác; và trên cơ sở các nguyên tắc TCTT môi trường, những phương thức này đã tạo điều kiện cho quyền TCTT môi trường được đảm bảo, thống nhất ở hầu hết các quốc gia.

1.3.1 Trao đổi thông tin:

Các cách thức cũng như nhiệm vụ trao đổi thông tin môi trường được ghi nhận

trong hầu hết tất cả các thỏa thuận môi trường quốc tế.  

“Trao đổi thông tin” được hiểu là nghĩa vụ của một Nhà nước cung cấp thông tin về một hay nhiều vấn đề đặc biệt cho Nhà nước khác, đặc biệt là thông tin khoa học, kỹ thuật và môi trường. Cần phân biệt “trao đổi thông tin” với nghĩa vụ “báo cáo” hoặc

nghĩa vụ “thông báo” của Nhà nước. “Trao đổi thông tin môi trường” đề cập đến các thông tin được yêu cầu chung, hầu hết liên quan đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật đối với mơi trường; cịn nghĩa vụ “báo cáo” quy định trách nhiệm cung cấp thông tin thường xuyên hay định kỳ cho các chủ thể đã được quy định; nghĩa vụ “thông báo” được thực hiện khi có thơng tin chi tiết về sự xuất hiện của một sự kiện môi trường, như tai nạn hay trường hợp khẩn cấp.  

“Trao đổi thông tin” được ghi nhận tại Nguyên tắc 20, Tuyên bố Stockholm 1972

về Môi trường và Con người và Nguyên tắc 9, Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển, trong đó yêu cầu các quốc gia hỗ trợ trao đổi các kiến thức khoa học, kỹ

thuật và môi trường nhằm thúc đẩy sự “phát triển bền vững” của mỗi quốc gia. 37 Các văn bản khác có liên quan bao gồm Nguyên tắc 7, Dự thảo Các Nguyên tắc Ứng Xử

năm 1978 của Chương trình Mơi trường LHQ (UNEP), kêu gọi trao đổi thông tin môi

trường dựa trên nguyên tắc hợp tác và tinh thần hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng;

Điều 5 Những Nguyên tắc Pháp Lý năm 1986 của Nhóm chuyên gia pháp lý Hội

đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED), hỗ trợ trao đổi thông tin giữa

các quốc gia theo yêu cầu một cách kịp thời, liên quan đến tài nguyên thiên nhiên

xuyên biên giới. Các quốc gia có thể được yêu cầu trao đổi thông tin đối với các vấn đề

                                                                                                                       

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)