Xem Báo cáo ĐTM Dự án Xây dựng và Kinh doanh Hạ Tầng Kỹ Thuật Khu Công Nghiệp Lộc A n Bình Sơn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển V.R.G Long Thành, tr 180 – 184.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 74 - 84)

 

Thứ nhất, cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là do pháp luật VN về quyền

TCTT chưa được hoàn thiện. Các quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng; chẳng hạn quy

định cịn mập mờ giữa thơng tin thuộc bí mật Nhà nước với những thông tin cần phải

công khai, chưa có chế tài đầy đủ buộc người có trách nhiệm phải cung cấp thơng tin, chưa có quy định rõ ràng để giúp người dân biết cách thực hiện quyền tiếp cận thông

tin; cho nên, việc thực hiện các quy định về quyền TCTT còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, những quy định trên lại nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, thiếu tính hệ thống nên vẫn chưa đảm bảo cho cơng dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin một cách toàn diện. Đặc biệt là, VN vẫn chưa ban hành được một đạo luật riêng về quyền

TCTT.  

Thứ hai, chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc cung cấp

thơng tin vì lợi ích cục bộ, cá nhân hoặc một l‎ý do nào đó cố tình che giấu thơng tin.  

Thứ ba, xuất phát từ trình độ pháp luật của người dân còn khá thấp; sự hiểu biết

chưa đầy đủ của người dân về quyền tiếp cận thông tin; sự thụ động của người dân

trong việc tìm hiểu, tiếp cận thơng tin, thậm chí chưa có thói quen tự tìm kiếm thơng tin; cùng lúc đó, cơng tác phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước đã được ban hành nhưng người dân không biết để tiếp cận. Hiện nay, người dân vẫn còn nhận thức sai lầm, cho rằng việc bảo vệ mơi trường là cơng việc và trách nhiệm của Chính phủ hoặc của các cơ quan chức năng, điều này dẫn đến hai hệ quả: chỉ khi nào xảy ra sự

việc nghiêm trọng có thiệt hại, lúc đó việc kiểm soát, xử lý mới được quan tâm, chú

trọng; và sự tham gia của các cộng đồng dân cư ít và kém hiệu quả, đôi khi chỉ nặng về hình thức kêu gọi mà khơng có hành động cụ thể. Do đó, rất ít người dân được biết họ có quyền được cung cấp thơng tin liên quan đến cuộc sống của họ, trong đó có thơng

tin mơi trường. Bên cạnh đó, cán bộ, cơng chức và thủ trưởng cơ quan đều không quen với việc thực hiện nhiệm vụ cung cấp thơng tin, vì thế, quyền được thông tin của người dân mặc dù được quy định nhưng khơng có điều kiện thực thi.  

 

Cuối cùng, là vì điều kiện vật chất, phương tiện để tiếp cận thông tin của đa số

người dân bình thường cịn rất hạn chế, chưa được phổ biến đến người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa hay khu vực kém phát triển.  

Trên đây là những lý do chủ yếu đã hạn chế, gây khó khăn cho quyền TCTT mơi trường của người dân ở VN. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, xu hướng “phát triển

bền vững” _ kết hợp hài hịa giữa các yếu tố kinh tế, mơi trường, xã hội và đảm bảo phát triển đầy đủ quyền con người, VN buộc phải khắc phục các nhược điểm trên để quyền TCTT của người dân được toàn diện cả trong quy định pháp luật lẫn thực tiễn

cuộc sống. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần hỗ trợ khắc phục các bất cập trên:  

- Do các quy định pháp luật hiện hành cịn nhiều thiếu sót như đã nêu, nên trên

thực tế, việc tiếp cận thông tin do các cơ quan Nhà nước nắm giữ vẫn khó khăn. Biện pháp quan trọng, cần thiết nhất là phải có một cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất các quy định về quyền TCTT, gồm cả quyền TCTT môi trường. Đây sẽ là căn cứ

để người dân yên tâm thực hiện quyền TCTT của mình, ràng buộc trách nhiệm của cơ

quan, tổ chức, các nhân nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin môi trường, và có cơ chế để quyền này thực hiện tốt nhất trong cuộc sống. Do đó, sớm xây dựng và ban

hành Luật về TCTT là giải pháp cấp bách nhất hiện nay. Theo đó, Luật TCTT sẽ xác

lập cơ chế pháp lý hữu hiệu, đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm người dân thực hiện được quyền hiến định. Nội dung Luật tập trung để giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng một luật khung về quyền tiếp cận thơng tin trên cơ sở pháp

điển hóa các quy định đã tồn tại một cách thống nhất: các cơ quan có trách nhiệm cung

cấp thơng tin, các loại thông tin phải công khai rộng rãi, các thông tin phải được đăng

tải trên trang thông tin điện tử, các thơng tin được tiếp cận khi có yêu cầu.

Thứ hai, quy định trình tự, thủ tục chung về tiếp cận thông tin; cơ sở từ chối cung

 

tin của mình; quy định chi tiết, cụ thể về các loại thơng tin miễn phí và phải thu phí,

mức thu từng loại thơng tin là bao nhiêu cho phù hợp.  

Thứ ba, quy định biện pháp xử lý khi các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm, khơng thực hiện nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.

Thứ tư, quy định trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện quyền tiếp cận

thông tin.

Ban hành Luật TCTT không chỉ giải quyết các bất cập trong việc thực hiện quyền TCTT của người dân, mà còn giúp tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống nhất cho

công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy các cơ quan, tổ chức và địa phương làm tốt nhiệm vụ; khuyến khích và thu hút sự quan tâm Nhà nước và toàn xã hội. Đặc biệt, việc ban hành Luật TCTT cịn là thơng điệp gửi đến bạn bè quốc tế với thiện ý của Nhà nước

Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách pháp luật, cải cách hoạt động của bộ máy Nhà nước, mở rộng dân chủ, cơng khai hố mọi hoạt động của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, đồng thời bảo đảm một

trong những quyền cơ bản của con người là quyền TCTT.

Vừa qua, Bộ Tư Pháp đã công khai Dự thảo Luật TCTT trên Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Tư Pháp để người dân đóng góp ý kiến cho Dự Thảo này 65, dự thảo dự kiến sẽ trình Quốc Hội vào cuối năm 2009 và được thông qua vào tháng 5 năm 2010. Tuy

nhiên, cho đến hiện nay Dự thảo Luật TCTT vẫn chưa được trình Quốc Hội thảo luận và chưa được thông qua. 66 Dự thảo đã có các quy định về những vấn đề cịn thiếu sót

hiện nay như đã nêu, nhưng một số vấn đề vẫn chưa được đề cập và một số quy định còn chung chung, nên Dự thảo vẫn chưa thực sự khắc phục hết các bất cập khi thực thi

                                                                                                                       

65 Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp, trang web: http://moj.gov.vn/

(Xem http://moj.gov.vn/dtvbpl/Lists/Danh%20sch%20d%20tho/View_Detail.aspx?ItemID=34). 66 Trang tin điện tử Quốc Hội VN, http://www.na.gov.vn/

(http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?expandaction=subexpand&khoaQH=10&intkyhop=205#XD

ArNXeU6lVi Và

http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/default.asp?expandaction=subexpand&khoaQH=10&intkyhop=216#7Gog Ddsd7dN5).

 

quyền TCTT ở VN. Tác giả hy vọng với những ý kiến đóng góp hữu ích của các cá

nhân, tổ chức, Dự thảo Luật TCTT sớm hoàn thiện và được ban hành để góp phần tăng cường vai trò của người dân trong mọi hoạt động của Nhà nước, bảo đảm quyền được thông tin trong lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác.

- Đảm bảo quyền TCTT khơng chỉ chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thơng tin thực

hiện tốt mà người dân có quyền cũng phải chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm, thu thập, yêu cầu thông tin; hiểu biết về pháp luật tác động rất lớn đến ý thức tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người dân. Do đó, song song với xây dựng Luật, Chính

phủ cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền và

nghĩa vụ của người dân, cơ quan Nhà nước _ đây là phương pháp chủ yếu để dễ dàng hiểu biết pháp luật, có vai trị là cầu nối để đưa các thơng tin từ cơ quan Nhà nước đến với người dân. Có thể nêu ra một số hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật có thể áp dụng hiệu quả ở nước ta, như:

+ Tuyên truyền trực tiếp (bằng lời nói, hay phát hành các loại tài liệu về pháp luật, về quyền cơ bản của người dân, về nghĩa vụ của Nhà nước đảm bảo các quyền này ra sao…) hay thơng qua các pa nơ, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu, băng rôn… + Giáo dục pháp luật trong nhà trường, khu vực sinh sống, ví dụ tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong trường, trong sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật.

+ Phổ biến kiến thức pháp luật, công bố các thông tin quan trọng, như thông tin môi trường trên báo chí, truyền hình và trên mạng lưới truyền thanh cơ sở.

+ Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

+ Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng công

nghệ thông tin trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin cho cộng

đồng đã được đẩy mạnh. Các cơ quan Nhà nước nên xây dựng các trang Web (trang

 

động của cơ quan Nhà nước, và nhất là thông tin theo quy định phải công khai cho

người dân biết như thông tin môi trường… Đặc biệt, vì VN đang khơng ngừng đẩy

mạnh hợp tác quốc tế nên trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước nên sử dụng thêm tiếng nước ngoài phổ biến như tiếng Anh phục vụ nhu cầu tìm kiếm, cập nhật thơng tin của cá nhân, tổ chức nước ngoài.

+ Một kênh thơng tin quan trọng, có hiệu quả mà các cơ quan, tổ chức nên tiến hành thường xuyên là “giao lưu trực tuyến” giữa đại diện cơ quan Nhà nước với nhân dân nhằm giải đáp các thắc mắc của người dân và cung cấp, phổ biến thông tin, chính sách liên quan đến mơi trường. Bộ TNMT là bộ ngành đầu tiên đã tổ chức các buổi

giao lưu trực tuyến đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, đến nay Bộ đã tiến hành

được 10 đợt giao lưu trong 5 năm (từ 2005 _ nay), và Sở TNMT các địa phương cũng

tổ chức các cuộc giao lưu cấp địa phương (như Sở TNMT TP. HCM, Bà Rịa _ Vũng Tàu, Tuyên Quang…). 67 Thông tin về môi trường, đất đai luôn được nhân dân quan

tâm, nhu cầu thông tin rất lớn nên cơ quan Nhà nước về môi trường và các cơ quan Nhà nước khác nên sớm đẩy mạnh, thường xuyên tổ chức giao lưu trực tuyến trong

mọi lĩnh vực.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức và mọi cơng dân về vị trí, vai trị của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật.

- ĐTM là một công cụ hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin môi trường cho

người dân, cho phép người dân tham gia, tác động đến các hoạt động ảnh hưởng đến

mình, đến mơi trường. Các quy định về ĐTM trong các văn bản pháp luật hướng dẫn rất chi tiết quy trình này, nhưng vẫn chưa phát huy sự tham gia của cộng đồng. Tác giả

                                                                                                                       

67 Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử - Bộ TNMT, trang web: http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/ (Xem http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/bo-tn-mt-giao-luu-truc-tuyen-go-vuong-ve-111at- (Xem http://www.tainguyenmoitruong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/bo-tn-mt-giao-luu-truc-tuyen-go-vuong-ve-111at-

 

kiến nghị nên bổ sung quy định nghĩa vụ bắt buộc các chủ dự án lập báo cáo ĐTM phải tổ chức lấy ý kiến cộng đồng một cách nghiêm túc, cam kết phải ghi nhận các ý kiến

này và nếu phù hợp phải cho thực hiện, sửa đổi. Tùy theo quy mô của dự án mà việc cung cấp thông tin và lấy ý kiến của cộng đồng được tổ chức dưới nhiều hình thức, như lấy ý kiến trực tiếp, hay thông qua bưu điện, thư điện tử, trang thông tin điện tử (nếu có), đặc biệt với các dự án lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng nên tổ chức đối thoại trực tiếp. Một dự án có thể tiến hành thuận lợi khi thơng tin cần thiết về dự án được người dân

biết và đồng thuận, cho nên cần phải có quy định yêu cầu mỗi một dự án phải trích một khoản chi phí, tùy theo quy mơ, hồn cảnh, phục vụ việc cung cấp thông tin, lấy ý kiến người dân.  

- Bất kỳ hoạt động nào muốn đảm bảo trong thực tiễn đều phải được kiểm tra,

giám sát nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ thể có nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích cho chủ thể có quyền và kịp thời sửa chữa, khắc phục khi có sai sót, thiệt hại. Quyền TCTT mơi trường càng phải đảm bảo quá trình kiểm tra, giám sát vì những bất cập trong thực tiễn còn nhiều. Để cơ quan, tổ chức hoàn thành tốt nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho

người dân thì khơng chỉ kiểm tra mà cần phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Quy

định pháp luật về kiểm tra, giám sát, xử lý đối với hành vi vi phạm quyền TCTT môi

trường chưa được quy định cụ thể, chưa thực sự ràng buộc trách nhiệm, và trong thực tế vẫn chưa được tuân thủ. Vì vậy, tác giả kiến nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức, đồn

thể có liên quan nên tiến hành kiểm tra, thanh tra bất ngờ đối với hoạt động cung cấp

thông tin cho người dân, thu thập ý kiến và đảm bảo sự tham gia của người dân. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ cơng khai thơng tin về tình hình và các vi phạm về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp thông tin và quan trọng là nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của người dân. Thơng qua đó khơng chỉ tạo sự chuyển biến tích

cực trong cơng tác bảo vệ môi trường, ràng buộc trách nhiệm cung cấp thơng tin của cơ quan Nhà nước mà cịn thúc đẩy người dân tìm hiểu thơng tin, thực hiện quyền TCTT của mình.

 

- Ngồi ra, các cơ quan, tổ chức có thể liên kết, hợp tác với các tổ chức nước ngồi có chun mơn, kinh nghiệm trong vấn đề TCTT để tổ chức các buổi Hội thảo, Tọa đàm gặp gỡ, trao đổi về quyền TCTT, nhất là thông tin môi trường. Điều này sẽ giúp

ích cho người dân hiểu biết hơn quyền TCTT, cung cấp cho những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia các thông tin mới mẻ, kinh nghiệm tiến bộ trong lĩnh vực TCTT.  

Qua những sự việc trên đã phản ánh thực trạng quyền TCTT chưa thực sự được đảm bảo ở VN, đa số việc cung cấp thông tin chỉ được tiến hành một cách hình thức, đại khái và đã hạn chế nhiều đến sự phát triển của xã hội. Tuy Chính phủ VN đang

ngày một chú trọng và quan tâm đến quyền TCTT môi trường thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Thế nhưng, các thiếu sót trong quy định

pháp luật mơi trường cùng với tư duy, thói quen làm việc của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền làm cho quyền TCTT chưa được phổ biến, người dân gặp nhiều khó

khăn, hạn chế khi muốn có được thơng tin mơi trường. Do đó tác giả kiến nghị các giải pháp trên, từ khía cạnh pháp luật lẫn các hoạt động trong cuộc sống, giúp cho quyền

TCTT môi trường gần gũi với người dân, có cơ chế để thực hiện quyền này hiệu quả

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)