ThS Mai Thị Kim Huế, tlđd, tr 27.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 30 - 33)

 

người đã nhập viện vì ngộ độc asen cấp tính. Những người khởi kiện cáo buộc rằng họ là nạn nhân của hành vi vi phạm Điều 10, Công ước Châu Âu về Nhân quyền:

Mọi người đều có quyền tự do ngơn luận. Quyền này bao gồm tự do giữ ý kiến và tiếp nhận và truyền đạt thơng tin và ý tưởng mà khơng có sự can thiệp của cơ quan công quyền và không phân biệt biên giới.  

Sự vi phạm của nhà máy được khẳng định là “kết quả từ sự thất bại của chính

quyền trong việc thực hiện các bước đảm bảo cho công chúng được thông báo về

những rủi ro, và những gì đã được thực hiện khi tai nạn xảy ra liên quan tới hoạt động của nhà máy. Cơ quan Nhà nước đã không kịp thời nắm giữ thông tin và truyền đạt cho cư dân địa phương đó”. 30 Vụ kiện nêu trên đã bộc lộ vai trò quan trọng của thu thập,

tìm kiếm và phổ biến thông tin từ cơ quan công quyền cho người dân. Do đó gần đây, một báo cáo vào tháng 7 năm 1996 của Ủy ban châu Âu về Nhân quyền căn cứ trên vụ kiện vừa nêu, kết luận rằng Điều 10, Công ước Châu Âu về Nhân quyền ràng buộc

các quốc gia nghĩa vụ không chỉ là tiết lộ các thơng tin có sẵn về mơi trường cho cơng chúng, mà cịn tích cực thu thập, đối chiếu và phổ biến thông tin, thu hút sự chú ý của

cơng chúng. Từ đó dẫn đến các quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước khi có bất cứ sự kiện tác động đến môi trường nào diễn ra. Các cơ quan có thẩm quyền có

trách nhiệm thu thập và cập nhập thơng tin, giải thích thơng tin một cách dễ hiểu để cơng chúng có thể tiếp cận được, thông báo cho công chúng loại thơng tin mơi trường mà họ có và chủ động phổ biến một số loại thơng tin nào đó; ví dụ như công bố các

báo cáo về hiện trạng môi trường; hay khi có sự đe dọa sức khỏe con người, môi

trường sắp xảy ra (như khả năng xảy ra một thảm họa hạt nhân) thì chính quyền ngay lập tức phải phân phối tất cả các thông tin do họ quản lý để có thể giúp đưa ra các biện pháp ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác hại. Đồng thời, cơ quan Nhà nước cũng phải quy

                                                                                                                       

30 Tác giả dịch từ bản tiếng Anh, vụ kiện Guerra và Italia của Tòa Án Châu Âu về quyền con người, tại trang web của Trung tâm Nhân quyền Iceland, http://www.humanrights.is/ của Trung tâm Nhân quyền Iceland, http://www.humanrights.is/

(Xem http://www.humanrights.is/the-human-rights-

rpoject/humanrightscasesandmaterials/cases/regionalcases/europeancourtofhumanrights/nr/2600).

Và trang web Luật Hiến Pháp của Nhà nước Israel, http://www.constitution.org.il/

 

định các thủ tục về việc thu thập thông tin; công bố các thơng tin, các phân tích, báo

cáo về tình trạng mơi trường.

Đặc biệt, cần phải có các quy định về trách nhiệm trả lời của cơ quan công quyền

khi nhận được yêu cầu từ người dân, đảm bảo quyền được biết thông tin của người

dân. Theo Công ước Aarhus năm 1998 của LHQ về tiếp cận thông tin, sự tham gia

của công chúng và tiếp cận tư pháp trong các vấn đề môi trường, quy định tại Điều

4, Điều 5 và Công ước OSPAR về Bảo vệ môi trường biển Đông Bắc Đại Tây

Dương 1992, “các cơ quan có thẩm quyền cần phải đáp ứng yêu cầu về thông tin môi

trường trong phạm vi một tháng (hai tháng đối với những trường hợp đặc biệt) kể từ khi có yêu cầu và khơng được bắt người có u cầu phải giải thích về sự cần thiết về thơng tin đó”. 31 Nếu thơng tin rất khó sử dụng hoặc phức tạp, phải mất nhiều thời gian

biên dịch (có thể tới một tháng), thì phải có nghĩa vụ thơng báo lý do chậm trễ cho cá nhân, tổ chức đã yêu cầu. Ngược lại, cơ quan cơng quyền có quyền quyết định từ chối không cung cấp thông tin, nhưng quyết định này có thể bị khiếu nại. Nhìn chung, khi

nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, cơ quan công quyền buộc phải trả lời theo yêu cầu, trong thời gian sớm nhất có thể. Mọi hành vi vi phạm, như không trả lời cho người yêu cầu trong thời hạn bắt buộc, từ chối cung cấp thông tin theo quy định pháp luật, cố tình chậm trễ cung cấp thơng tin gây khó khăn cho người yêu cầu, hay cung cấp khơng

đầy đủ thơng tin… đều có thể bị người yêu cầu khiếu nại và phải chịu trách nhiệm, có

thể là trách nhiệm hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự khi sự vi phạm của cá nhân có thẩm quyền gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tới mơi trường, sức khỏe và tính mạng của cộng đồng. Đây là một phần trách nhiệm của các cơ quan công quyền

“để xuất bản, biên soạn và duy trì thơng tin cơng cộng”. 32  

                                                                                                                       

31 Tác giả dịch từ bản Tiếng Anh, Ủy Ban OSPAR bảo vệ và bảo tồn môi trường biển Đông Bắc Đại Tây Dương, trang web: http://www.ospar.org/ trang web: http://www.ospar.org/

(Xem http://www.ospar.org/content/content.asp?menu=00340108070000_000000_000000).

32 Tác giả dịch từ bản tiếng Anh, ấn phẩm “Quyền được có một mơi trường trong sạch, lành mạnh” của Chương trình Mơi trường của LHQ, trang web: http://www.unep.org/ trình Mơi trường của LHQ, trang web: http://www.unep.org/

 

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền có thể u cầu trả phí cung cấp thông tin nhưng phải trên cơ sở hợp lý, được hạn chế ở một mức độ phù hợp. Vấn đề thu phí được đề cập vì có những thơng tin muốn thu thập được phải trải qua nhiều giai đoạn,

phức tạp và khó khăn, nên khi người yêu cầu muốn có được thơng tin phục vụ cho nhu cầu của mình thì sẽ trải một khoản phí hợp lý cho cơng tác hành chính.

Tóm lại, việc đề ra và yêu cầu tuân thủ nghĩa vụ công khai, cung cấp thông tin môi trường từ các Nhà nước, cơ quan cơng quyền nhằm bảo đảm tính minh bạch và kịp thời trong việc cung cấp thông tin; bảo đảm quyền TCTT mơi trường chính đáng của cộng

đồng. Những nội dung cần thiết, quan trọng của nguyên tắc đã được thể hiện gần như đầy đủ tại Tuyên ngôn về các Nguyên tắc Tự do Ngôn luận của Ủy ban Châu Phi

về quyền con người năm 2002, cụ thể tại Phần IV “Tự do thông tin”:

2. Quyền được thông tin được pháp luật bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc sau:

Mọi người đều có quyền tiếp cận thơng tin do các cơ quan Nhà nước nắm giữ; mọi người đều có quyền tiếp cận thông tin do các tổ chức tư nhân nắm giữ trong trường hợp thơng tin đó là cần thiết cho việc thực hiện hoặc bảo vệ bất kỳ quyền công dân nào; việc từ chối cung cấp thơng tin có thể bị khiếu nại đến một cơ quan độc lập hoặc tòa án; các cơ quan Nhà nước, ngay cả trong trường hợp khơng có u cầu cũng phải chủ động công bố các thông tin quan trọng đối với các lợi ích thiết yếu của cơng chúng; những người cung cấp thông tin về các việc làm sai trái hoặc các thông tin công bố về một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, an tồn hoặc mơi trường một cách ngay tình sẽ không thể bị trừng phạt trừ trường hợp việc trừng phạt là vì một lợi ích hợp pháp và là cần thiết trong một xã hội dân chủ; pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước sẽ được sửa đổi trong phạm vi cần thiết để tuân thủ các nguyên tắc về tự do thông tin. 33

                                                                                                                       

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)