Khoản 1, Điều 4, Công ước Rhine về ô nhiễm hóa chất năm 1976 42 Philippe Sands, tlđd, tr 609.

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 47 - 50)

 

1986 tại Liên Xô khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bị nổ, hình thành bụi mù

phóng xạ. Đây được coi là vụ tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt

nhân, nó gây ra nhiều thảm họa to lớn cho tính mạng, sức khỏe con người, lan rộng ảnh hưởng ra nhiều vùng, quốc gia khác. 43 Như một hệ quả tất yếu, do các cơ quan chính quyền Liên Xơ khơng thực hiện nghĩa vụ kịp thời thông báo cho các quốc gia khác khi các đám mây phóng xạ tiếp cận lãnh thổ của họ, phản ứng của cộng đồng quốc tế dẫn

đến việc ký kết Công ước Thông báo sớm trong trường hợp có tai nạn hạt nhân

hoặc tình huống phóng xạ khẩn cấp. Cơng ước nhanh chóng được ký kết chỉ năm

tháng sau khi tai nạn xảy ra, ngày 26 tháng 9 năm 1986 bởi năm mươi tám quốc gia, và

đã có hiệu lực chỉ một tháng sau đó. Cơng ước địi hỏi mỗi quốc gia khi có tai nạn hạt

nhân xảy ra trên lãnh thổ phải thông báo cho các quốc gia khác bị hay có thể bị ảnh hưởng. Thơng tin quan trọng buộc phải thơng báo là tính chất, mức độ của sự cố, thời

điểm khi nó xảy ra và vị trí chính xác của nó. Cơng ước này là thỏa thuận đa phương đầu tiên với các quy định chi tiết về cung cấp thông tin trong các tình huống khẩn cấp,

liên quan đến vai trị các cơ quan chính quyền của các bên quốc gia và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), cũng như cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc.  

Sau tai nạn hạt nhân, nhận thức được việc thông báo thông tin môi trường trong

những trường hợp khẩn cấp càng nhanh chóng sẽ giúp hạn chế những hậu quả của phóng xạ, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì nghĩa vụ cung cấp thơng tin khẩn cấp là một quy tắc của luật quốc tế và vai trị quyền TCTT của cơng chúng càng được cơng nhận trong các thỏa thuận quốc tế khác.

                                                                                                                       

43 Bách khoa toàn thư mở, trang web: http://vi.wikipedia.org/ (Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl). (Xem http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_họa_Chernobyl).

Và Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trang web: http://www.varans.gov.vn/ (Xem

http://www.varans.gov.vn/ShowItems.asp?actType=23&ItemID=689&TypeGrp=1&menuid=103120&menulink =100000&menuup=102000 ).

 

1.3.4 Tư vấn, tham khảo ý kiến:

Cộng đồng quốc tế đã công nhận sự cần thiết trong việc đảm bảo tính mở của

thơng tin, về các hoạt động ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia, liên quan đến chia sẻ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong các điều ước quốc tế quy định về vấn đề tư vấn thường gồm hai cam kết có liên quan:

- cam kết ban đầu, yêu cầu cung cấp thơng tin cho các quốc gia có khả năng bị

ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể;

- và cam kết sau là yêu cầu tham gia tư vấn ý kiến.

Nghĩa vụ của các quốc gia tham khảo ý kiến với nhau trong quá trình tiến hành các hoạt động nhất định đã được cơng nhận bởi tịa án quốc tế, và là một nghĩa vụ được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế về môi trường.

Điều ước quốc tế về mơi trường có u cầu tư vấn có thể diễn ra giữa một số chủ

thể khác nhau, bao gồm giữa hai hoặc nhiều quốc gia; giữa một quốc gia và một tổ chức quốc tế; giữa một quốc gia và một tổ chức phi Chính phủ; giữa hai hoặc nhiều tổ chức quốc tế, và giữa một tổ chức quốc tế với một tổ chức phi Chính phủ. Việc tư vấn

ý kiến của một bên sẽ tạo được nguồn thông tin mơi trường hữu ích cho một hay các

bên cịn lại trong các trường hợp cần tư vấn.

Nguyên tắc 19, Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển phản ánh yêu cầu tư vấn này như một nghĩa vụ cần thiết trong tập quán quốc tế:

Các quốc gia sẽ thông báo kịp thời thông tin liên quan đến các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng về các hoạt động có thể tác động bất lợi đáng kể

 

đến môi trường xuyên biên giới, và trách nhiệm sẽ tham khảo ý kiến với các quốc gia ở giai đoạn đầu với tình hữu nghị cao. 44

Nghĩa vụ tư vấn phát sinh trong nhiều hồn cảnh. Thứ nhất, tư vấn có thể được u cầu trong tiến trình thực hiện một thỏa thuận, và cũng có thể được yêu cầu như một giai đoạn của quá trình giải quyết hịa bình các tranh chấp.  

Tình huống thứ hai phát sinh tham khảo ý kiến khi các hoạt động của một quốc gia có khả năng ảnh hưởng đến mơi trường hoặc quyền và lợi ích của quốc gia khác. Như

vậy, một quốc gia có thể có nghĩa vụ tư vấn, ví dụ, ô nhiễm do các hoạt động của một bên ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích một bên khác của thỏa thuận, hoặc trong trường hợp một bên thực sự bị ảnh hưởng do ô nhiễm hoặc tiếp xúc với nguồn có khả năng gây ơ nhiễm đáng kể từ một quốc gia.

Tình huống thứ ba phát sinh tư vấn trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tư vấn có thể được yêu cầu đối với vấn đề chia sẻ tài nguyên, như trong các tình huống cụ thể sau: để tránh xâm phạm quyền và lợi ích của quốc gia nơi mà nguồn tài nguyên

thiên nhiên (như đất ngập nước) nằm trên hai hoặc nhiều phạm vi quyền hạn khác

nhau; nơi một bên dự định sẽ xây dựng một khu bảo tồn giáp biên giới, giới hạn khu vực, phạm vi tài phán quốc gia của bên kia; nơi hoạt động thương mại có thể gây hại

cho động vật hoang dã…

Tình huống thứ tư yêu cầu tư vấn phát sinh trong những giai đoạn khẩn cấp. Tư

vấn có thể được yêu cầu để đảm bảo các hoạt động phù hợp sẽ được thực hiện khi có

tình huống khẩn cấp; hay trước khi cấp giấy phép đặc biệt cho phép việc xả chất thải nguy hại vào biển và các chất thải khác; và để giảm thiểu hậu quả của một tai nạn

phóng xạ hạt nhân. Tư vấn cũng được yêu cầu giữa một bên quốc gia và các tổ chức đại diện người lao động để thực hiện chính sách quốc gia về bảo vệ mơi trường làm

việc và áp dụng các quy định của điều ước có liên quan.

                                                                                                                       

Một phần của tài liệu Quyền tiếp cận thông tin theo quy định pháp luật môi trường (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)