gia mình. Ví dụ như Khoản 2 Điều 51, Luật Mơi trường của Cộng hịa Macedonia liệt kê những thông tin môi trường phải được công khai liên quan đến:
1. Tình trạng của thành phần mơi trường, như khơng khí, bầu khí quyển, nước, đất, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên, bao gồm cả các sinh vật biến đổi gen;
2. Các yếu tố, như chẳng hạn như vật chất tự nhiên, năng lượng, nhiên liệu hạt nhân và năng lượng hạt nhân, tiếng ồn, bức xạ hoặc chất thải, bao gồm cả chất thải phóng xạ, khí thải và các dạng xả thải khác vào môi trường, ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sự sống, sức khỏe con người;
3. Các biện pháp, bao gồm cả biện pháp hành chính, chẳng hạn như chính sách,
pháp luật, kế hoạch, chương trình, các thỏa thuận về các vấn đề môi trường, cũng như các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường, các yếu tố của môi trường, và các biện pháp hoặc các hoạt động để bảo vệ những yếu tố đó;
4. Các báo cáo, về việc thực hiện pháp luật môi trường và các luật hay các nguyên tắc có liên quan khác;
5. Các phân tích chi phí lợi nhuận, các phân tích tài chính, kinh tế khác và các giả định được áp dụng như các biện pháp và hoạt động nhằm mục đícch bảo vệ và cải thiện mơi trường;
6. Các điều kiện liên quan đến cuộc sống, sức khỏe, an toàn của con người, an toàn thực phẩm, điều kiện sống của con người, các trang web văn hóa quan trọng; các mức độ mà con người bị ảnh hưởng hay có khả
năng bị ảnh hưởng bởi môi trường, hoặc thông qua tác động của các thành phần, yếu tố môi trường. 35
Do đó, để bảo vệ lợi ích của cộng đồng thì phạm vi thơng tin về mơi trường được
cơng khai càng rộng, số lượng càng nhiều, càng chính xác sẽ càng tốt.
Tuy nhiên, bảo đảm lợi ích cho cộng đồng phải đi đôi với bảo đảm lợi ích chính đáng của cá nhân, bảo vệ được bí mật của Nhà nước, bí mật kinh doanh của các doanh
nghiệp, vì khi thơng tin được tiếp cận một cách q tự do, khơng có sự kiểm sốt sẽ
gây bất lợi lớn cho mỗi cá nhân, tổ chức, mỗi quốc gia. Trong thực tế, để bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia, để đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tổ chức,
doanh nghiệp trong xã hội cần có hình thức bảo mật một số thông tin nhất định. Đây là sự giới hạn duy nhất của quyền TCTT, không chỉ riêng trong các quy định pháp luật
quốc tế về môi trường mà hầu hết các luật tiếp cận thông tin của các quốc gia đều có
những quy định về hạn chế tiếp cận các thông tin và coi những thông tin này thuộc
trường hợp ngoại lệ _ không thuộc diện thông tin phải công bố, cung cấp theo yêu cầu (trừ trường hợp muốn tiếp cận phải có những điều kiện nhất định và điều kiện đó cũng phải được pháp luật quy định cụ thể). Dựa trên nguyên tắc này mà các chủ thể nắm giữ thơng tin có thể từ chối công khai, cung cấp thông tin một cách hợp pháp khi những thơng tin đó là những thơng tin cần được bảo mật. Đối với thông tin môi trường thì
càng phải thận trọng, vì thơng tin mơi trường là dạng thông tin nhạy cảm và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, hoạt động của rất nhiều cá nhân, tổ chức. Theo Chỉ thị về TCTT
môi trường của Châu Âu năm 1990, thơng tin có thể được giữ kín nếu như việc cung
cấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bí mật của q trình tố tụng, đến quan hệ quốc tế, đến quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đến công lý, điều tra, xét xử công bằng và thi hành pháp luật, đến bí mật thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, các
thơng tin cá nhân và các thông tin nhạy cảm về môi trường, các thông tin mà nếu công