Sau tai nạn hạt nhân Chernobyl và sự cố khẩn cấp khác, các điều ước, thỏa thuận
không ràng buộc và thực tiễn tại các quốc gia đều phản ánh nội dung Nguyên tắc 18
nêu trên.
Ngay từ ban đầu đã có nhiều điều ước quốc tế yêu cầu việc cung cấp thông tin, sau các sự kiện môi trường như sự bùng phát của các dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm ở động thực vật; hoặc trường hợp có “bằng chứng về mối nguy hiểm nghiêm trọng cho môi trường, đặc biệt đến mức nước ngầm” 41 hoặc trong trường hợp khẩn cấp đối với ô
nhiễm dầu. Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 đã đặt ra thêm các yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia thông báo ngay cho các quốc gia khác có khả năng bị ảnh hưởng và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, nơi mà “môi trường biển đang trong tình trạng
nguy hiểm, sắp tổn hại hay đã bị tổn hại do ô nhiễm” (Điều 198). Những nghĩa vụ cụ thể, được thông qua sau các tai nạn xảy ra trong quá trình các chất thải độc hại hay chất thải khác lan truyền xuyên biên giới và được quy định trong các điều ước về các vấn đề môi trường, và trong các nguyên tắc không ràng buộc hoặc mang tính khuyến nghị. Do
đó, năm 1983 Anh và Pháp đã thỏa thuận trao đổi thông tin trong trường hợp tình
huống khẩn cấp xảy ra ở một trong hai quốc gia, và có thể để lại hậu quả phóng xạ cho các quốc gia khác, theo đó:
Mỗi bên quốc gia phải thơng tin khơng được chậm trễ cho bên cịn lại bất kỳ trường hợp khẩn cấp, xảy ra trong quốc gia đó do các hoạt động dân sự có thể gây ra những hậu quả phóng xạ thuộc diện ảnh hưởng đến quốc gia khác.
và “thông tin phải được truyền đạt thơng qua các trung tâm cảnh báo có khả năng
tiếp nhận và truyền tải thông tin hai mươi bốn giờ một ngày”. 42
Đến năm 1986, nghĩa vụ cung cấp thông tin môi trường được thừa nhận là đặc biệt
quan trọng sau một tai nạn hạt nhân. Thảm họa hạt nhân xảy ra ngày 26 tháng 4 năm