chức quốc tế được yêu cầu tạo điều kiện và khuyến khích việc trao đổi thơng tin để
sớm hình thành các thỏa thuận quốc tế về mơi trường. Các tổ chức quốc tế cũng có thể
được yêu cầu phải chuẩn bị một báo cáo hàng năm; hoặc có vai trị đảm bảo cho các
bên bình đẳng trong công việc, trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn; hoặc triệu tập hội nghị trao đổi thông tin quốc tế. Thêm vào đó, một số cơng ước đã thành lập các cơ chế và
thủ tục trao đổi thơng tin chính thức, ví dụ như thành lập dịch vụ trao đổi tài liệu, trao
đổi thông tin, và thậm chí thành lập Ủy ban thường trực về thơng tin.
1.3.2 Báo cáo và cung cấp thông tin:
Nghĩa vụ báo cáo hay thông báo thông tin mơi trường thường xun hoặc định kỳ, bên cạnh tình trạng khẩn cấp hoặc một sự kiện cụ thể, là một đòi hỏi thường thấy của các điều ước quốc tế về mơi trường. Có ít nhất bốn loại báo cáo hoặc yêu cầu cung cấp thông tin được sử dụng trong điều ước quốc tế về môi trường:
- Thứ nhất, báo cáo định kỳ được cung cấp bởi một tổ chức quốc tế cho các bên tham gia điều ước;
- Thứ hai, báo cáo từ các bên tham gia điều ước theo yêu cầu cho các bên khác; - Thứ ba, một bên có thể được u cầu cung cấp thơng tin cho một bên khác về một sự kiện môi trường nào đó;
- Và thứ tư, báo cáo của một tổ chức phi Chính phủ cho một bên hay theo yêu cầu của một điều ước.
a) Báo cáo bởi các tổ chức quốc tế:
Một số điều ước quốc tế về mơi trường địi hỏi một hoặc nhiều tổ chức quốc tế
cung cấp các báo cáo thường xuyên cho các bên của tổ chức đó nhằm thơng báo cho tất cả các bên có liên quan các biện pháp đang được thực hiện theo điều ước, hoặc để đảm bảo trách nhiệm cung cấp thơng tin về các hoạt động của chính tổ chức đó. Ví dụ đầu
“hàng năm trình cho chính quyền của mỗi bên ký kết, một báo cáo về cơng tác điều tra và tìm kiếm của mình, cùng các khuyến nghị thích hợp” (Điều 1 Khoản 2). Những công ước khác quy định rằng các báo cáo sẽ được trình hai năm một lần, hoặc vào thời
điểm có thể xem xét khi cần thiết, như quy định của Hiệp định thành lập Ngân hàng
tái thiết và phát triển Châu Âu năm 1990, yêu cầu phải cung cấp một báo cáo hàng
năm về việc nhập khẩu môi trường trong các hoạt động của mình.
Đơi khi các tổ chức quốc tế có thể được yêu cầu báo cáo cho một tổ chức quốc tế
khác, ví dụ trong công tác của Ủy ban Phát triển bền vững của LHQ sẽ nhận được
thông tin báo cáo từ tất cả các cơ quan có liên quan, các tổ chức khác, các chương trình và các tổ chức trong chính hệ thống LHQ, nhằm đối phó với nhiều vấn đề mơi trường và phát triển bằng cách phân tích và đánh giá các báo cáo được gửi tới.
b) Báo cáo theo các điều ước hay thỏa thuận quốc tế khác:
Trường hợp thứ hai phát sinh nghĩa vụ báo cáo khi một bên của điều ước quốc tế
được yêu cầu cung cấp một báo cáo định kỳ cho tổ chức được thành lập theo điều ước
hoặc cho các bên khác theo điều ước đó. Những báo cáo này, với các thông tin chi tiết và thường xuyên, được sử dụng chủ yếu để cung cấp thông tin về việc thực hiện các
cam kết theo thỏa thuận quốc tế mà các bên đã ký kết.
Cụ thể, các bên tham gia vào điều ước quốc tế phải thường xuyên cung cấp báo
cáo về tiến độ thực hiện các biện pháp và hiệu quả của chúng, và quy định pháp luật quốc gia mình có liên quan. Họ cũng có thể được yêu cầu báo cáo các hành vi vi phạm của cá nhân có thẩm quyền và các biện pháp cưỡng chế được áp dụng, thông tin về
những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đóng góp vào Quỹ ô nhiễm thành lập theo các
điều khoản quốc tế mà họ ký kết. Càng ngày, các bên đang được kêu gọi cung cấp số
liệu thống kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên, báo cáo về lượng khí thải, phát thải của họ và hậu quả của chúng.
Tương tự, trong quá trình thực hiện chức năng của Ủy ban Phát triển bền vững, các quốc gia sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động mà họ cam kết thực hiện
theo Chương trình nghị sự 21 của LHQ, những vấn đề họ phải đối mặt, và các vấn
đề môi trường, phát triển khác họ có liên quan. Ngồi ra, các bên tham gia một điều ước cũng có thể được yêu cầu báo cáo về tình huống hoặc sự kiện cụ thể, như sự tồn tại
của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh gây độc hại; vận chuyển quá cảnh các chất nguy hại; chất độc hại được thả vào môi trường biển; xả thải trái pháp luật tiềm tàng; sự cố, tai nạn liên quan đến dầu hoặc các chất có hại khác; việc xả chất gây ơ nhiễm trên đất liền; và tai nạn liên quan đến chất thải nguy hại.
Có thể nói, minh họa rõ nhất cho nhiệm vụ báo cáo giữa các bên theo các thỏa thuận quốc tế là Công ước Biến đổi khí hậu năm 1992. Theo đó, yêu cầu báo cáo
giữa các bên là một kỹ thuật trọng tâm để đảm bảo thực hiện Công ước. Tất cả các bên phải công bố các buổi hội nghị giữa các bên, và cung cấp cho các bên thông tin liên quan đến tiến trình thực hiện. Nội dung những báo cáo này bao gồm sự mô tả khái quát các bước được thực hiện hoặc dự kiến thực hiện Công ước, và bất kỳ thông tin nào
khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của Công ước. Cộng đồng Châu Âu và các bên là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phải bổ sung thêm thông tin mô tả chi tiết các chính sách, biện pháp mà họ đã áp dụng để thực hiện
các cam kết theo Công ước, và dự tính trước những ảnh hưởng của chính sách, biện
pháp đó nếu được thực hiện. Tất cả các bên là quốc gia phát triển phải cung cấp thông tin về trợ giúp, chuyển giao và tiếp cận với công nghệ môi trường. Quy định tiến bộ
khác của Cơng ước biến đổi khí hậu cho phép hai hoặc nhiều bên thực hiện trao đổi
thông tin chung, với điều kiện là việc trao đổi gồm các thông tin về thực hiện nghĩa vụ của các bên; về bảo mật; về các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các nước đang phát triển
để đáp ứng các chi phí phát sinh khi thực hiện theo cam kết; và thông tin về thành lập
công ty con hay cơ quan đại diện để xem xét thông tin được cung cấp bởi các bên. Do
đó, Cơng ước này là một nỗ lực nhằm toàn diện hơn các quy định về yêu cầu báo cáo
c) Báo cáo của các sự việc không phải trường hợp khẩn cấp:
Tình huống thứ ba u cầu cung cấp thơng tin hoặc báo cáo phát sinh khi có một sự kiện môi trường, nhưng không là một tình huống khẩn cấp, ví dụ hoạt động xây
dựng, tiến trình cài đặt thiết bị, máy móc hoặc các hoạt động mà có thể dẫn đến những rủi ro đáng kể cho mơi trường. Trong hồn cảnh như vậy, các quốc gia đang tiến hành các hoạt động đó có thể được u cầu cung cấp thơng tin một cách trực tiếp đến các
quốc gia có thể bị ảnh hưởng hoặc một tổ chức liên chính phủ thích hợp. Sự cần thiết cung cấp các thơng tin đó đã được cộng đồng quốc tế cơng nhận rộng rãi kể từ giữa
những năm 1970. Khuyến cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế năm 1974 về những nguyên tắc liên quan đến ô nhiễm xuyên biên giới quy định rằng:
“Quốc gia trước khi bắt đầu những cơng trình hay việc làm mà có thể tạo ra một nguy
cơ ô nhiễm đáng kể, cần cung cấp thông tin sớm cho các quốc gia khác bị hoặc có thể bị ảnh hưởng”. Các quy định tương tự cũng tồn tại trong Dự thảo Nguyên tắc ứng xử
của Chương trình phát triển LHQ (UNEP) năm 1978, Báo cáo của các chuyên gia pháp lý Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1986. Hiệp định năm 1980 giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hợp tác về vấn đề ảnh hưởng an tồn của chương trình cài đặt hạt nhân trong vùng lân cận của biên giới quy định tại Điều 2:
Các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia tiến hành xây dựng phải thông báo cho các quốc gia láng giềng, đơn xin cấp giấy phép cho việc chọn địa điểm, xây dựng hoặc hoạt động cài đặt hạt nhân trong vùng lân cận của các biên giới, mà đã được trình cho các cơ quan này. 39
Và Điều 3 quy định ý kiến của các quốc gia lân cận được đưa vào xem xét trước
khi giấy phép được cấp.
Thực chất, yêu cầu cung cấp thông tin về những hoạt động gây hại đã được đề cập từ lâu trong luật tập quán quốc tế. Những quy tắc Montreal 1982 về ô nhiễm nước và