CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN NĂM 2012

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 59 - 64)

Đvt: VNĐ

Chỉ tiêu

Số cuối năm 2012 Số đầu năm 2012 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ lệ (%)

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 63,818,080,511 70.40 99,473,483,209 74.44 (35,655,402,698) (35.84)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 204,393,323 0.32 2,082,951,400 2.09 (1,878,558,077) (90.19)

1. Tiền 204,393,323 100.00 2,082,951,400 100.00 (1,878,558,077) (90.19)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,332,950,568 8.36 7,605,204,544 7.65 (2,272,253,976) (29.88)

1. Phải thu khách hang 291,433,299 5.46 2,568,356,906 33.77 (2,276,923,607) (88.65)

2. Trả trước cho người bán 4,988,557,700 93.54 5,006,109,040 65.82 (17,551,340) (0.35)

5. Các khoản phải thu khác 52,959,569 0.99 30,738,598 0.40 22,220,971 72.29)

IV. Hàng tồn kho 53,784,156,012 84.28 86,854,736,301 87.31 (33,070,580,289) (38.08)

1. Hàng tồn kho 53,796,532,609 100.02 86,875,960,343 100.02 (33,079,427,734) (38.08)

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (12,376,597) (0.02) (21,224,042) (0.02) 8,847,445 41.69

V.Tài sản ngắn hạn khác 4,496,580,608 7.05 2,930,590,964 2.95 1,565,989,644 53.44

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0.00 866,939,456 29.58 (866,939,456) (100.00)

2. Thuế GTGT được khấu trừ 4,093,380,429 91.03 1,877,925,320 64.08 2,215,455,109 117.97

5. Tài sản ngắn hạn khác 403,200,179 8.97 185,726,188 6.34 217,473,991 117.09

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 26,827,698,598 29.60 34,155,574,214 25.56 (7,327,875,616) (21.45)

II.Tài sản cố định 20,544,832,764 76.58 28,710,754,024 84.06 (8,165,921,260) (28.44)

1. Tài sản cố định hữu hình 12,974,601,404 63.15 17,291,860,706 60.23 (4,317,259,302) (24.97)

- Giá trị hao mòn lũy kế (95,726,844,506) (737.80) (94,137,729,107) (544.40) (1,589,115,399) (1.69)

3. Tài sản cố định vơ hình - 0.00 74,000,005 0.26 (74,000,005) (100.00)

- Nguyên giá 20,265,765 - 120,265,765 162.52 (100,000,000) (83.15)

- Giá trị hao mòn lũy kế (20,265,765) - (46,265,760) (62.52) 25,999,995 56.20

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 7,570,231,360 36.85 11,344,893,313 39.51 (3,774,661,953) (33.27)

V. Tài sản dài hạn khác 6,282,865,834 23.42 5,444,820,190 15.94 838,045,644 15.39

1. Chi phí trả trước dài hạn 6,282,865,834 100.00 5,444,820,190 100.00 838,045,644 15.39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 90,645,779,109 100.00 133,629,057,423 100.00 (42,983,278,314) (32.17)

2.2.1.2. Tình hình nguồn vốn của cơng ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

Để phân tích sự biến động về nguồn vốn của cơng ty qua 3 các năm 2010, 2011 và 2012 ta sử dụng bảng số liệu 04 và bảng 02(Phụ lục). Từ bảng số liệu ta có,

Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2012 đạt 90.645 tỷ giảm 42.93 tỷ tương ứng 32.17% so với đầu năm chứng tỏ quy mơ nguồn tài chính của cơng ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng đã bị thu hẹp và giảm mạnh. Cơng ty bản chất là có quy mơ vừa và nhỏ, bên cạnh đó lại thu hẹp quy mơ kinh doanh đáng kể trong năm 2012.

*Về cơ cấu nguồn vốn:Tỷ trọng nợ phải trả ln ở mức cao. Tính đến thời

điểm cuối năm 2012, nợ phải trả đạt xấp xỉ 141 tỷ đồng tuy có xu hướng giảm so với đầu năm nhưng vẫn phản ánh rõ nét sự mất tự chủ tài chính, rủi ro tài chính cao. Xem xét trong mối quan hệ với khả năng sinh lời, vì cơng ty khơng có lợi nhuận và khơng sử dụng vốn chủ sở hữu nên chỉ tiêu ROE tính được khơng có ý nghĩa kinh tế nào, chi phí sử dụng vốn bình qn lớn gấp nhiều lần so với khả năng sinh lời cho thấy một cơ cấu tài trợ kém hiệu quả.

Xem xét chi tiết, nợ phải trả cuối năm 2012 đạt mức 141 tỷ giảm 14 tỷ tương ứng 9.2%so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm. Xét về số tuyệt đối tuy giảm số nợ ngắn hạn nhưng cơ cấu nợ vẫn duy trì tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng, giảm tỷ trọng nợ dài hạn. Đặc thù chu kì kinh doanh ngắn của cơng ty thì cơng ty ở hiện tại khơng có bất cứ một khoản đầu tư dài hạn nào. Tuy cuối năm 2012, biến động lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm về cuối năm tạo điều kiện huy động và vay dễ dàng nhưng công ty nên xem xét điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ bằng cách tăng nợ dài hạn giúp giảm áp lực thanh toán cũng như áp lực trả nợ ngắn hạn. Trong nợ ngắn hạn có sự thay đổi về cấu trúc, cơng ty giảm tỷ trọng vay và nợ ngắn hạn và tăng tỷ trọng phải trả người lao động, tăng khoản phải trả thuế cho thấy cơng ty đã nhìn nhận ra những rủi ro phải đối mặt khi tiếp tục vay nợ ngắn hạn. Nguồn tài trợ mà cơng ty đang tận dụng và có chi phí sử dụng thấp đó chính là vốn chiếm dụng của nhà cung cấp được đánh giá là bước đi khá hợp lý

trong thời điểm này. Tuy nhiên khoản tăng đột biến về thuế, phí, lệ phí và phải trả người lao động. Tính chất tăng đột biến này sẽ làm công ty bị đánh giá không tốt ở 2 điểm sau. Thứ nhất là khơng hồn thành nghĩa vụ với Nhà nước, Nhà nước sở hữu tỷ lệ vốn lớn nhất trong cơng ty nên trong tình thế khó khăn, việc phải trả phải nộp Nhà nước tăng lên cũng coi như là tự chiếm dụng vốn của mình nhưng về lâu dài, cơng ty sẽ càng để lộ ra những bất hợp lý trong đường lối kinh doanh, hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến cho nhà đầu tư lớn như Nhà nước hoang mang và để tránh rủi ro, Nhà nước sẽ có giải pháp rút vốn và “tự tay xóa sổ đứa con” của mình . Thứ hai là cơng ty khơng hồn thành nghĩa vụ cam kết trả lương đúng thời hạn cho công nhân. Việc 8 tháng không trả lương cho cho công nhân sẽ gây hoang mang trong bộ phận nguồn lao động, gây ra đình trệ sản xuất, cơng nhân bỏ việc. Cơng ty nên xem xét điều chỉnh giảm các khoản này để giữ vững uy tín của mình, bảo đảm thu nhập cho người lao động.

Cụ thể tỷ trọng các khoản phải trả người bán qua 3 năm có xu hướng tăng cụ thể là năm 2010 đạt 22.46% và tăng lên 100.58% vào năm 2011, năm 2012 phải trả người bán đạt mức tỷ trọng 43.28%. Tỷ trọng này lớn, nguyên nhân là do công ty đang chiếm dụng vốn của người bán ở mức cao, nhằm lợi dụng ưu điểm của nguồn vốn đi chiếm dụng là chịu chi phí thấp hơn so với vay ngân hàng hay tổ chức tín dụng, tuy nhiên cần chú ý không để khoản này quá cao gây ảnh hưởng xấu tới uy tín và hình ảnh của cơng ty. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm qua các năm đặc biệt giảm 9.2% vào năm 2012. Phản ánh sự điều chỉnh cơ cấu vốn của cơng ty có xu hướng khá hợp lý khi giảm thiểu bớt rủi ro thanh toán ngắn hạn cũng như giảm áp lực thanh tốn trong ngắn hạn của cơng ty.

Trong nợ dài hạn, khoản dự phòng trợ cấp MVL từ những năm trước đều đã được dùng để chi trả cho công nhân nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động với công ty trong năm 2012.

Về vốn chủ sở hữu của công ty ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu công ty dao động mạnh cụ thể năm 2011 bị cắt giảm 1746.86% so với năm 2010, năm 2012 giảm mạnh 132.96%. Tỷ trọng vốn chủ quá nhỏ gây mất tự chủ tài chính thậm chí

âm số tuyệt đối. Nếu chỉ nhìn vào số liệu thì dễ dàng thấy rằng cấu trúc vốn của công ty rất bất hợp lý, gánh nặng nợ và rủi ro quá cao làm mất cân bằng tài chính. So với các cơng ty khác cùng ngành thì giá trị của vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của cơng ty là vơ cùng thấp ví dụ như tỉ lệ VCSH/Tổng NV của công ty cổ phần thép POMINA là 29%, công ty cổ phần tập đồn Hoa Sen là 38% và số liệu trung bình ngành là 31%

Tóm lại sự biến động nguồn vốn của cơng ty tương đối lớn, tỷ trọng nợ vay quá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, gia tăng vay nợ cũng cao. Công ty cần chú trọng tới vấn đề này hơn để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý và bớt gánh nặng rủi ro hơn.

Biểu đồ 02 : BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA CÁC THỜI ĐIỂM 31/12/ 2010, 31/12/2011, 31/12/2012

Đơn vị tính : VNĐ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 59 - 64)