CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2012

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 86 - 92)

Đvt: VNĐ Chỉ tiêu

Đầu năm 2012 Tăng Giảm Cuối năm 2012 Chênh lệch CN/ĐN

NG TT (%) NG TT (%) NG TT (%) NG TT (%) ST TL(%) TT (%) I. TSCĐ đang dùng 111,503,589,818 100 - 0 (2,828,143,903) 100 108,721,711,675 100 (2,781,878,143 ) (2.49) 0 1. TSCĐ trong SXKD 111,503,589,818 100 - 0 (2,828,143,903) 100 108,721,711,675 100 (2,781,878,143 ) (2.49) 0 a.TSCĐ hữu hình 111,429,589,813 99.93 - 0 (2,728,143,903) 96.46 108,701,445,910 99.98 (2,728,143,903) (2.45) 0.03 + Nhà cửa, vật kiến trúc 35,752,740,864 32.09 - 0 - 0 35,752,740,864 32.89 0 0 0.8 + Máy móc thiết bị 58,238,925,665 52.27 - 0 (843,367,118) 30.91 57,395,558,547 52.80 (843,367,118) (1.45) 0.8 + Phương tiện VT 14,909,310,268 13.38 - 0 (1,854,074,285) 67.96 13,055,235,983 12.01 (1,854,074,285) (12.44) (1.37) + TSCĐ khác 2,528,613,016 2.27 - 0 (30,702,500) 1.13 2,497,910,516 2.30 (30,702,500) (1.21) 0.03 b.TSCĐ vơ hình 120,265,765 0.11 - 0 (100,000,000) 3.54 20,265,765 0.02 (100,000,000) (83.15) (0.09) +Phần mềm kế toán 120,265,765 100 - 0 (100,000,000) 3.54 20,265,765 100 (100,000,000) (83.15) 0 II. TSCĐ chưa cần dùng - 0,00 - 0 - 0,00 - 0,00 - - 0,00 III. TSCĐ không cần dùng - 0,00 - 0 - 0,00 - 0,00 - - 0,00

* Tình hình khấu hao và năng lực thực tế của TSCĐ:

+Vấn đề khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng và trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 203/2009/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 12/12/2003. Thời gian khấu hao đối với từng loại tài sản được áp dụng như sau:

Nhà cửa, vật kiến trúc : 10-50 năm Máy móc thiết bị : 5-15 năm Phương tiện vận tải : 6-12 năm Thiết bị văn phòng : 3-10 năm

Việc phân tích trên mới chỉ thấy được mức độ đầu tư ban đầu của công ty vào

TSCĐ, để thấy được năng lực sản xuất hiện còn của TSCĐ vào cuối năm 2012 chúng ta phải nghiên cứu, đánh giá giá trị cịn lại của TSCĐ được trình bày ở bảng 15 – Nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ năm 2012.

Từ bảng 17 ta thấy giá trị cịn lại của TSCĐ cũng chính là giá trị còn lại của TSCĐ phục vụ sản xuất cuối năm 2012 là 12.974 tỷ đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 11.93%, giá trị còn lại tại đầu năm 2012 là 17.31 tỷ đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 15.53%. Giá trị còn lại và tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá đều ở mức thấp và có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến cơng tác hiệu quả sử dụng TSCĐ nói chung và TSCĐ phục vụ sản xuất nói riêng. Cụ thể hơn ta có:

Giá trị cịn lại của TSCĐ phục vụ sản xuất của cơng ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình. Trong đó:

Nhà cửa vật kiến trúc: giá trị cịn lại cuối năm 2012 là 8.89 tỷ đồng với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 24.86%, đầu năm 2012 giá trị còn lại là 10.05 tỷ đồng với tỷ lệ giá trị cịn lại là 28.11%. Ta có thể thấy giá trị cịn lại giảm gần 2 tỷ và TSCĐ loại này vẫn thuộc dạng đã rất lỗi thời, hao mòn lớn. Nguyên nhân được đánh giá là do cơng ty đang trong giai đoạn hết sức khó khăn, đầu tư quá nhiều dự án đổi mới máy móc, lị luyện mà dùng hồn tồn bằng vốn vay nên việc đầu tư tiếp tục xây dựng nhà xưởng mới là bài tốn khá nan giải. Ngồi ra cơng ty đã có những biện pháp để tu bổ, sửa chữa như tiến hành sơn chống thấm, chống mốc mối mọt 6 tháng 1 lần với các nhân viên bảo dưỡng lành nghề từ công ty mẹ hỗ trợ, luôn đảm bảo hiệu quả môi trường sản xuất. Đây được đánh giá là ưu điểm của công ty cần phát huy.

Máy móc thiết bị : đầu năm 2012 giá trị còn lại là 4.9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 8.51% so với nguyên giá, cuối năm 2012 giảm 3.23 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 5.64% so với nguyên giá. Như vậy ở đầu năm 2012 giá trị còn lại và tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của máy móc thiết bị thấp, và tiếp tục giảm vào cuối năm. Do khơng có thêm máy móc mới mà chỉ có thanh lý bớt.

Phương tiện vận tải và thiết bị văn phịng đều có giá trị cịn lại cuối năm 2012 giảm so với đầu năm 2012. Có sự sụt giảm này là do trong năm 2012 công ty đã thanh lý các xe vận tải đã khấu hao hết và khơng cịn được dung vào sản xuất kinh doanh sang cơng ty mẹ và hao mịn của những phương tiện cũ. Tỷ lệ giá trị còn lại so với nguyên giá của thiết bị văn phòng giảm mạnh, chứng tỏ các thiết bị này đã cũ, công ty cần quan tâm hơn tới vấn đề này.

Hệ số hao mịn TSCĐ của cơng ty rất cao, đối với nhà xưởng và máy móc thiết bị là 0.75, phương tiện vận tải là 0.94 và cao nhất là 0.95 của TSCĐ khác về thiết bị quản lý. Phản ánh năng lực còn lại của tài sản cố định cũng như vốn cố định ở thời điểm đánh giá ngày 31/12/2012 rất thấp và hầu như là máy móc đã vận hành và chuyển hóa vốn vào trong sản phẩm gần hết giá trị của nó.

Như vậy TSCĐ của Cơng ty đã khá lỗi thời, giá trị cịn lại tương đối thấp và có xu hướng giảm dần tuy là tỷ lệ giảm không cao phản ánh năng lực thực tế sản xuất rất thấp. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm làm ra cũng như không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật gây hậu quả là tăng số sản phẩm hỏng. Tác động trực tiếp đến tăng giá thành sản phẩm do lãng phí thời gian, sức lao động, hao phí điện, nhiên liệu vận hành. Sản phẩm tạo ra không đáp ứng yêu cầu sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ từ đó hệ lụy tới làm mất thị trường đã chiếm lĩnh trong nhiều năm. Trước tình hình kinh tế khó khăn và tính cạnh tranh khốc liệt thì việc khơng chú trọng đầu tư máy móc thiết bị sẽ khiến cho cơng ty dễ dàng bị loại ra khỏi sự lựa chọn của khách hàng và mất khả năng sinh lời. Vấn đề đặt ra trong đổi mới TSCĐ là công ty cần chú trọng tới việc nâng cấp và đầu tư mới TSCĐ, làm tăng năng lực sản xuất hiệu quả. Công ty nên có biện pháp đẩy nhanh tiến độ hồn thành lắp đặt dây chuyền máy móc mới như dây truyền luyện thép, lò tinh luyện thép, dây truyền đúc liên tục 80000 tấn/năm cũng như mua thêm xe trở hàng để đáp ứng nhu cầu khách

hàng một cách tốt nhất, đẩy nhanh tiến độ các dự án đổi mới trang thiết bị, máy móc để phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời

Bảng 15: NGUYÊN GIÁ VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TSCĐ TẠI THỜI ĐIỂM 31/12/2012

Chỉ tiêu Nguyên giá

(đồng) Hao mòn lũy kế (đồng) Hệ số hao mòn (lần) Giá trị còn lại Số tiềni (đồng) GTCL/NG (%) I. TSCĐ đang dùng 108,721,711,675 95,747,110,271 0.88 12,974,601,404 11.93 1. TSCĐ trong SXKD 108,721,711,675 95,747,110,271 0.88 12,974,601,404 11.93 a.TSCĐ hữu hình 108,701,445,910 95,726,844,506 0.88 12,974,601,404 11.94 + Nhà cửa, vật kiến trúc 35,752,740,864 26,863,115,237 0.75 8,889,625,627 24.86 + Máy móc thiết bị 57,395,558,547 54,160,969,517 0.94 3,234,589,030 5.64 + Phương tiện VT 13,055,235,983 12,324,111,305 0.94 731,124,678 5.60 + TSCĐ khác 2,497,910,516 2,378,648,447 0.95 119,262,069 4.77 b.TSCĐ vơ hình 20,265,765 20,265,765 1.00 - - +Phần mềm kế toán 20,265,765 20,265,765 1.00 - - II. TSCĐ chưa cần dùng - - - - - III. TSCĐ không cần dùng - - - - -

*Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Nhưng để biết được chính xác cách sử dụng tài sản

cố định trong doanh nghiệp đã hồn tồn là hợp lí và tối ưu chưa, thì ta cần phải đi xem xét các chỉ tiêu hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kết hợp với chính sách và đặc điểm quản lý của công ty. Ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện trong bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2011 – 2012.

- Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2012 là 25.27, nó phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia vào hoạt động SXKD tạo ra 25.27 đồng doanh thu thuần, giảm 1.28 đồng so với năm 2011. Hiệu suất sử dụng VCĐ giảm làm cho hàm lượng VCĐ tăng 0.002 lần, tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần được tạo ra năm 2012 thì cần số VCĐ bình quân nhiều hơn năm 2011 là 0,002 đồng phản ánh để cùng tạo ra 1 lượng doanh thu công ty phải sử dụng vốn cố định nhiều hơn cùng kì năm trước.

Nguyên nhân giảm xuống của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự tăng lên của hàm lượng VCĐ là do:

Năm 2012 doanh thu thuần giảm 140 tỷ đồng so với năm 2011, và vốn cố định bình quân cũng giảm nhưng tỷ lệ giảm không lớn bằng tỷ lệ giảm của doanh thu thuần.

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2012 là -116.57% tức là cứ 100 đồng VCĐ bình quân tham gia vào hoạt động SXKD tạo ra -116.57 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 42.44 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lợi nhuận ròng năm 2012 giảm 7.4 tỷ đồng và vốn cố định bình quân lại giảm 4.11 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đã không sử dụng vốn cố định hiệu quả bằng năm trước, sức sản xuất gia tăng nhưng lợi nhuận đem lại khơng những khơng tăng mà cịn sụt giảm.

- Hệ số hao mòn TSCĐ tăng qua 2 năm và vẫn ở mức rất cao, điều này được đánh giá là nhược điểm, nguyên nhân là do trong năm cơng ty khơng có nghiệp vụ đầu tư, mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2012 là 5.65 tức là cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2012 tham gia vào hoạt động SXKD tạo ra 5.65 đồng doanh thu thuần, giảm 1.22 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2012, cả doanh thu thuần và ngun giá của TSCĐ bình qn đều giảm, khơng những thế tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm

của ngun giá TSCĐ bình quân.

Việc giảm nguyên giá đã làm cho doanh thu thuần giảm đi. Bởi lẽ TSCĐ của Công ty giảm và chủ yếu giảm ở máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Do đó việc giảm nguyên giá TSCĐ năm 2012 chưa đủ làm tăng được năng lực sản xuất của cơng ty.

Nhìn chung, trong năm 2012 cơng ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, nhưng vẫn chưa đạt thành tích gì đáng kể, đặc biệt có một số tồn tại cần khắc phục như sau:

- Kết cấu TSCĐ của công ty chưa hợp lý khi tỷ trọng của nó trên tổng tài sản quá thấp khơng đủ tăng khả năng sinh lời mặc dù tồn bộ TSCĐ của Công ty đều được đưa vào sử dụng.

- Tài sản công ty đã hao mịn lớn, trong năm cơng ty lại không phát sinh bất cứ nghiệp vụ mua sắm bổ sung tuy có bảo dưỡng sửa chữa khiến cho tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của tài sản cố định ở mức thấp. Cơng ty nên có phương án đầu tư thêm vào máy móc thiết bị (trong ngắn hạn) và phương tiện vận tải, điều này làm tăng năng lực lao động.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 86 - 92)