NĂM 2011, 2012
Nội dung ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
1. Doanh thu thuần VNĐ 763,037,414,634 622,324,686,433 (140,712,728,201) 2. Giá vốn hàng bán VNĐ 757,939,725,001 631060991644 (126,878,733,357) 3. Lợi nhuận trước thuế VNĐ (21,303,258,611) (28,709,269,700) (7,406,011,089)
4. Lợi nhuận sau thuế VNĐ (21,303,258,611) (28,709,269,700) (7,406,011,089)
5. Vốn CSH bình quân VNĐ (10,140,519,658) (35,946,783,813) (25,806,264,156) 6. Vốn SXKD bình quân VNĐ 137,296,794,203 112,137,418,266 (25,159,375,937) 7. Vịng quay tồn bộ vốn (1)/(6) Vòng 5.56 5.55 (0.01) 8. Tỷ suất LNTT/VKD (3)/(6) % (15.52) (25.60) (10.08) 9. Tỷ suất LNST/DTT (4)/(1) % (2.79) (4.61) (1.82) 10. Tỷ suất LNST/VKD (4)/(6) % (15.52) (25.60) (10.08) 11. Tỷ suất LNST/VCSH (4)/(5) % 210.08 79.87 (130.21 ) 2.2.3.1. Những ưu điểm
Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra được những ưu điểm trong cơng tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cố phần luyện cán thép Gia Sàng như sau:
Đối với vốn cố định: các TSCĐ đều được huy động hết vào sản xuất kinh doanh, khơng có TSCĐ chưa cần dùng hoặc khơng cần dùng. Đã chú trọng bảo dưỡng sửa chữa, duy trì tình trạng tốt của TSCĐ, tăng năng lực sản xuất.
Đối với vốn lưu động: Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động đã đạt được những hiệu quả nhất định, khi chủ trương kinh doanh ngắn hạn thu tiền ngắn hạn để giảm áp lực thanh tốn nợ đến hạn thì phần nào cơng ty đã thành cơng..
2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
+Vấn đề cơ cấu nguồn vốn: cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý (Hệ số nợ >1). Công ty liên tục kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm, quy mô hoạt động bị thu hẹp, chủ yếu là gia công cán thép cho các tổ chức kinh tế bên ngoài. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của các chủ sở hữu và các tổ chức kinh tế bên ngoài khác. Cơ cấu vốn của cơng ty mang đậm tính chất rủi ro tín dụng và rủi ro vỡ nợ khi bị sa đà vào huy động nợ ngắn hạn tạo áp lực thanh tốn nặng nề, chi phí sử dụng vốn lớn hơn là tỷ suất sinh lời đặc biệt gây mất tự chủ tài chính, việc tận dụng lá chắn thuế từ nguồn tài trợ bằng nợ vay chỉ có tác dụng giúp giảm áp lực thực hiện nghĩa vụ thanh tốn với Nhà nước chứ khơng cải thiện được áp lực thanh toán nợ đến hạn. Hệ số nợ q lớn gây mất cân bằng tài chính lại khơng tận dụng được địn bẩy tài chính để làm tăng mức sinh lời vốn chủ, việc công ty không đặt 2 nguồn tài trợ này trong mối quan hệ với nhau khiến cho địn bẩy tài chính trở thành con dao 2 lưỡi gây ra một giai đoạn kinh doanh thua lỗ. Mặt khác công ty không đảm bảo nguyên tắc tài trợ vốn làm cho NWC<0 tạo ra cơ cấu tài trợ vô cùng mạo hiểm.
+Vấn đề hàng tồn kho: Công tác quản lý hàng tồn kho rất bất hợp lý khi tăng mạnh dự trữ nguyên vật liệu và giảm mạnh tồn kho thành phẩm, chính sách dự trữ gây mâu thuẫn khi tăng dự trữ nguyên vật liệu do thu hẹp quy mô sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đã ít lại cịn tiêu thụ ngay từ sản phẩm dở dang. Công ty nên xem xét điều chỉnh lại vì trong ngắn hạn thì có thể được chứ nếu xu hướng tiêu thụ nửa thành phẩm tăng lên, chất lượng thành phẩm khơng đảm bảo sẽ giảm uy tín thương
hiệu cũng như làm giảm doanh thu do nửa thành phẩm bán ra số lượng nhiều nhưng lợi nhuận thu về rất ít.
+Vấn đề nợ phải thu: Việc thắt chặt chính sách tín dụng thương mại sẽ khiến
uy tín của cơng ty giảm, khách hàng sẽ khơng tín nhiệm sản phẩm của cơng ty nữa thì việc kinh doanh sau này sẽ gặp nhiều khó khăn, làm mất thị trường do giảm khả năng cạnh tranh. Một số khoản phải thu đã quá hạn mà cơng ty chưa trích lập dự phịng phải thu đối với các khoản này.
+Vấn đề đầu tư TSCĐ: cần được chú trọng hơn vì cơng tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định trong năm qua chưa phát huy hiệu quả gì, hầu hết chỉ có nghiệp vụ thanh lý các máy móc, thiết bị đã khấu hao hết và khơng thể tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh mà khơng có mua mới máy móc gây đình trệ quy trình sản xuất. Đặc biệt bộ phận TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn cịn sử dụng có giá trị lớn là hơn 33 tỷ, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho công nhân trực tiếp sản xuất khi vận hành các máy móc này. Mặt khác cơng suất sản xuất của máy móc bị lạm dụng dễ gây hỏng hóc ảnh hưởng đến chất lương sản phẩm, lớn hơn là mất uy tín cơng ty.
+Vấn đề mở rộng thị trường tăng doanh thu rất cấp thiết do Quy mô tài sản và quy mô nguồn vốn giảm rất nhiều so với năm 2011 có thể thấy cơng ty đang gặp khó khăn trong cạnh tranh thị trường, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn để phục vụ việc sản xuất kinh doanh của mình. Trong tương lai khi thị trường thép sơi động trở lại nếu cơng ty khơng có kế hoạch kinh doanh cụ thể mở rộng thị trường thì dễ dàng bị lép về trước các đối thủ cạnh tranh. Ngồi nguồn tiêu thụ chính cho cơng ty mẹ thì cơng ty hầu như tiêu thụ rất ít qua các kênh khác.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LUYỆN CÁN THÉP GIA SÀNG
3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng trong thời gian tới
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội
Những năm qua là những năm khủng hoảng của nền kinh tế nói chung và thị trường thép nói riêng. Mặt khác công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng là cơng ty mới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sang công ty cổ phần 40% vốn Nhà nước còn lại 60% vốn của các cổ đông trong công ty từ năm 2006 trong khi khủng hoảng kinh tế tồn cầu năm 2008, cơng ty tiền thân là nhà máy sản xuất thép của công ty mẹ sau 2 năm chuyển đổi lại gặp khủng hoảng chung thì với bộ máy non trẻ khơng tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng lớn với tổn thất nặng nề. Khó khăn nhất trong ngành thép năm nay dồn về các doanh
nghiệp thép xây dựng do tác động của thị trường bất động sản đóng băng kéo dài.
Năm 2013 được dự báo sẽ là năm ngành thép gặp nhiều khó khăn hơn năm 2012 do suy thối chung tồn cầu khiến nhu cầu thép thế giới tiếp tục ở mức thấp. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, việc giải tỏa tình hình “đóng băng” bất động sản vẫn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, những giải pháp gỡ khó cho sản xuất trong nước chưa có tác dụng ngay tức thì, những khó khăn cho sản xuất thép là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2013 theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vẫn là năm có nhiều thử thách cho các doanh nghiệp. Thâm hụt ngân sách có thể tăng lên, qua đó làm hạn chế khả năng đầu tư cơng và góp phần xử lý nợ xấu, gây bất ổn cho nền kinh tế.Thép xuất khẩu gặp nhiều trở ngại do Mỹ áp thuế sơ bộ chống trợ cấp
8,06% đối với sản phẩm thép ống Việt Nam mà đây là một thị trường tiêu thụ thép vơ cùng lớn.
Tình hình lãi suất trong năm 2013 cũng được dự báo giảm 1% do Ngân hàng Nhà nước vừa cắt giảm một loạt lãi suất điều hành. Theo đó, lãi suất chiết khấu từ 7% còn 6%, lãi suất tái cấp vốn cũng giảm từ 9% xuống 8%. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn tới 12 tháng giảm 0,5% còn 7,5%, sau 7 lần giảm liên tiếp kể từ tháng 8/2011 đến nay.
Áp lực cạnh tranh tiếp tục đè nặng hơn lên các doanh nghiệp thép trong khi đó các doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục phải khốn đốn với thép nhập khẩu mà đặc biệt là thép giá rẻ của Trung Quốc. Thép Trung Quốc hiện được bán thấp hơn 300-500 nghìn/tấn so với thép trong nước, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ thép của Việt Nam.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty
Căn cứ vào dự báo xu hướng tăng trưởng của ngành thép trong thời gian tới. Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính hiện tại của cơng ty. Cơng ty chỉ rõ mục tiêu và định hướng hoạt động như sau:
*Mục tiêu:
+Mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010-2015: Xây dựng chiến lược đưa cơng ty thốt ra khỏi tình trạng khó khăn, lấy lại tính tự chủ tài chính và tận dụng đặc thù của loại hình hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ – Cơng ty con, xác định các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu: sản xuất phôi thép, cán kéo thép. Tăng lợi nhuận và lấy lại vị thế hàng đầu trong lĩnh vực luyện thép. Khẩn trương triển khai và hoàn thành dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2, nâng cao sản lượng phơi thép tự sản xuất, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm; giữ vững ổn định chính trị nội bộ.
Một số chỉ tiêu quan trọng về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư đến năm 2015: -Phôi thép: 620000 tấn -Thép cán: 715000 tấn -Gang lò cao: 500000 tấn -Cốc luyện kim:228000 tấn -Quặng thiêu kết:445000 tấn -Thép tiêu thụ:300000 tấn
+Mục tiêu cụ thể trong từng lĩnh vực sản xuất như sau:
-Thép cán: sản xuất được các loại thép hình cỡ lớn, thép có hình dạng đặc biệt; chất lượng mẫu mã ổn định; thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng với tiến độ đáp ứng nhanh, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật. Chuyển hướng sản xuất các mặt hàng thép chất lượng cao, thép dùng cho chế tạo gia cơng cơ khí,..mức độ cạnh tranh thấp mà hiệu quả kinh tế cao.
-Phôi thép: chất lượng ổn định đối với tất cả các mác thép. Sản xuất thành công các loại thép chế tạo, thép chất lượng cao.
-Hệ thống phân phối: đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm với mức độ ổn định cao. Dịch vụ vận chuyển đáp ứng tối đa nhu cầu vận tải nguyên vật liệu, sản phẩm tiêu thụ đảm bảo tiến độ yêu cầu.
-Đạt được các thỏa thuận phân chia sản phẩm sản xuất và thị trường tiêu thụ. -Tăng khả năng huy động vốn theo nhiều nguồn.
*Định hướng hoạt động đến năm 2015:Bảng 14
-Kế hoạch khai thác:
Nguyên liệu trong nước:
Quặng sắt: nhu cầu 350000 tấn gang lò cao mỗi năm
Than mỡ: sản xuất ở mỏ than Phấn Mễ đạt sản lượng 35000 tấn than tuyển, khoảng 40% nhu cầu than mỡ cho lò luyện cốc ở hiện tại.
Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nhập khẩu -Kế hoạch sản phẩm thị trường:
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và tiếp tục duy trì sản phẩm thế mạnh Xác định thị trường trọng điểm: xác định thị trường miền Bắc là thị trường tiêu thụ chính trong đó quan trọng nhất là thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận
Xác định thị trường cạnh tranh: là khu vực có tính cạnh tranh cao nhưng khả năng tiêu thụ tốt đó là khu vực Đơng Bắc Bộ.
Mở rộng địa bàn tiêu thụ: thị trường miền Trung
-Kế hoạch bán hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, chính sách giá linh hoạt, chính sách tín dụng và chiết khấu cạnh tranh. Chính sách cụ thể với từng kênh phân phối
-Chính sách tài trợ vốn: huy động từ nhiều nguồn hơn đặc biệt là các nguồn tài trợ dài hạn để làm giảm nợ ngắn hạn, giảm thiểu rủi ro vỡ nợ