BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CỦA GISCO

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 100 - 108)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 I Sản lượng sản xuất 1 Thép cán Tấn 360 390 475 535 590 625 2 Phôi thép Tấn 170 300 520 600 650 715 II Sản lượng tiêu thụ 1 Thép cán tiêu thụ Tấn 360 390 475 535 590 625 2 Gang tiêu thụ NB Tấn 100 190 450 575 620 680

Nguồn ST: Nghị quyết số 42/NQ-HĐQT Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng ngày 16/6/2010 thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư giai đoạn 2010-2015 của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng. .

3.2. Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức sửdụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng

3.1.3. Tái cơ cấu nguồn tài trợ

Hiện nay cơ cấu nợ của công ty đang rất mất cân đối do hệ số nợ quá cao thậm chí lớn hơn 1. Việc tái cơ cấu nguồn vốn là vấn đề bức xúc và cần giải quyết ngay lập tức. Nếu cứ tiếp diễn công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Công ty nên có kế hoạch tái cơ cấu nợ. Có 2 biện pháp mà cơng ty có thể áp dụng đó là:

+Huy động nguồn tài trợ từ bên trong đó là huy động thêm vốn góp của các cổ đơng, phát hành cổ phiếu,…

+Huy động nguồn vốn bên ngoài như vốn chiếm dụng hoặc tái cơ cấu nợ ngắn hạn, tăng tỉ trọng nợ dài hạn,..

Phương án thứ nhất :Nguồn huy động vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy

vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Ngồi vay nợ ngắn hạn cơng ty có thể xem xét các nguồn tự tài trợ khác như:

+Phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi: thời điểm này công ty phát hành cổ phiếu sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư vì giá cổ phiếu rẻ, mặt khác cơng ty đã có thương hiệu mạnh và được sử dụng thương hiệu TISCO của công ty mẹ, công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất. Đối với các nhà đầu tư ưa mạo hiểm cũng như các công ty chuyên tiêu thụ thép đang thiếu hay đang gặp khó khăn trong sản xuất thì việc trở thành cổ đơng của cơng ty là rất có khả năng. Hai bên cùng có lợi, đứng về phía cơng ty tuy phải chia sẻ quyền kiểm sốt nhưng đây là cách hay để tái cơ cấu vốn, tăng tỉ trọng vốn chủ, giảm áp lực vốn vay. Ngoài ra để bảo vệ quyền kiểm sốt của mình thì cơng ty có thể phát hành cổ phiếu kèm quyền ưu tiên mua.

+Khoản khấu hao tài sản cố định: Tiền trích khấu hao tài sản cố định (TSĐC) chủ yếu dùng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Tuy nhiên do thời gian sử dụng của các TSCĐ thường dài, phải sau nhiều năm mới cần thay thế đổi mới; trong khi hàng năm cơng ty đều tính khấu hao và tiền khấu hao được tích lũy lại. Vì vậy, trong khi chưa có nhu cầu thay thế TSCĐ cũ, cơng ty có thể sử dụng tiền khấu hao đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của mình.

Ngồi hai nguồn trên, các cơng ty cịn có thể huy động một số nguồn vốn bên trong khác,như tiền nhượng bán máy móc thiết bị khơng cần dùng, hoặc khoản thu nhập ròng về thanh lý tài sản cố định để đáp ứng nhu cầu nguồn tài trợ của mình

Phương án thứ 2:

+Vay dài hạn ngân hàng: linh hoạt người vay có thể thiết lập lịch trình trả nợ phù hợp với dịng tiền thu nhập của mình và chi phí sử dụng thấp, được tính chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN đặc biệt lãi suất cho vay dài hạn hiện nay đang rất ưu đãi.

+Trái phiếu Cơng ty: Chi phí phát hành thấp,mức độ rủi ro thấp, không bị phân chia quyền kiểm sốt khi huy động thêm vốn, doanh nghiệp có thể chủ động điều hành vốn linh hoạt,trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trong một số điều kiện nhất định

+Thuê tài sản: tiết kiệm chi phí vốn lớn nếu mua tài sản mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục rất phù hợp với tình hình cơng ty.

3.1.4. Tăng cường cơng tác quản lý dự trữ hàng tồn kho

Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả. Đặc biệt hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động trong khi đòi hỏi của ngành kinh doanh này là ln địi hỏi lượng vốn lưu động lớn, mặt khác vốn bằng tiền quá nhỏ dẫn tới để đáp ứng nhu cầu VLĐ công ty phải đi vay ngắn hạn. Như vậy công ty nên điều chỉnh giảm tỷ trọng hàng tồn kho đồng thời tăng vốn bằng tiền để cải thiện khả năng thanh tốn. Đặc biệt trong khâu dự trữ, cơng ty nên giảm dự trữ nguyên vật liệu và đưa vào sản xuất tạo sản phẩm để giảm chi phí lưu trữ, bảo quản cũng như làm tăng tính liên tục của lưu thông sản xuất tiêu thụ. Một vấn đề nữa là công ty nên cắt giảm việc tiêu thụ nửa thành phẩm để “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, nếu không công ty rất dễ bỏ lỡ cơ hội nhận được những hợp đồng lớn khi thị trường thép sôi động trở lại do khơng có đủ thành phẩm. Cụ thể:

+Dự trữ nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh ở mức hợp lý, tránh bị đọng vốn, giảm chi phí bảo quản.

+Phát huy cơng suất sản xuất tối đa.

3.1.5. Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu

Việc thắt chặt chính sách tín dụng thương mại sẽ khiến uy tín của cơng ty giảm, khách hàng sẽ khơng tín nhiệm sản phẩm của cơng ty nữa thì việc kinh doanh sau này sẽ gặp nhiều khó khăn, làm mất thị trường do giảm khả năng cạnh tranh. Một số khoản phải thu đã q hạn mà cơng ty chưa trích lập dự phịng phải thu đối với các khoản này. Cơng ty nên xem xét điều chỉnh cơ cấu nợ phải thu cho hợp lý, nếu thắt chặt quá sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sau này. Khách hàng của cơng ty chủ yếu là công ty mẹ, các công ty trực thuộc cơng ty mẹ, nên nếu thu hẹp tín dụng thương mại công ty sẽ bị cô lập ra khỏi tổ chức, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sau này. Ngồi ra cơng ty nên tính tốn xác định các khoản trả trước cho nhà cung cấp một cách hợp lý vì nếu khoản này q lớn đương nhiên cơng ty sẽ mất vốn kinh doanh, trong tình hình khó khăn thì vấn đề tiết kiệm kể cả những khoản nhỏ cũng rất quan trọng.

Đối với các khoản nợ đến hạn công ty nên gửi thư, mail, fax hoặc cử người đến tận nơi để địi nợ tránh tình trạng tăng nợ khó địi.

Đối với các khoản nợ đã được đánh giá là nợ khó địi cơng ty nên thực hiện trích lập dự phịng phải thu khó địi.

3.1.6. Chú trọng đầu tư mua sắm tài sản cố định

Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì việc cơng ty khơng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị sẽ làm cho cơng ty bị tụt hậu, lỗi thời, mất khả năng cạnh tranh. Qua phân tích ở chương 2 thấy rằng năm qua cơng ty sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả, thanh lý tài sản nhưng chưa mua sắm đầu tư mới thêm tài sản cố định nào. Hệ số hao mòn cao biểu hiện máy móc cũ, lỗi thời cần được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục cũng như đảm bảo an toàn lao động. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của cơng ty là chu kì ngắn nhưng các cơng đoạn diễn ra tương đối phức tạp mới ra được sản phẩm nên mua mới máy móc hiện đại giúp giảm giá thành, giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất, số lượng sản phẩm sản xuất ra đồng thời thanh lý các tài sản đã khấu hao hết. Công tác đầu tư TSCĐ phải được đặt trong mối quan hệ với chính sách tài trợ. Công ty nên sử dụng nguồn tài trợ dài hạn như vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu để đảm bảo nguyên tắc tài trợ tránh sử dụng nợ vay ngắn hạn hoặc chiếm dụng ngắn hạn để tránh rủi ro trong thanh tốn. Đồng thời duy trì sức sản xuất của máy móc hiện có chứ khơng thể đổi mới tồn bộ máy móc trong tình hình khó khăn này.

3.1.7. Triển khai mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu.

Qua phân tích chương 2 ta thấy cơng ty đang thu hẹp quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời rất thấp. Một công ty, một doanh nghiệp hoạt động đều với mục tiêu sinh lời nhưng trong những giai đoạn khác nhau thì mục tiêu này cao hay thấp cũng khác nhau, tuy nhiên cứ tiếp tục kinh doanh thua lỗ công ty sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ do mức sinh lời không đủ đáp ứng yêu cầu chi trả nợ vay ngắn hạn đến hạn trả.

Công ty nên mở rộng thị trường bằng cách đào tạo một đội ngũ marketing chuyên nghiệp, đặt thêm chi nhánh ở các tỉnh thành phố đang thực hiện dự án mở khu công nghiệp, mở các showroom giới thiệu sản phẩm.

Ngồi ra cơng ty có thể tăng doanh thu bằng cách sử dụng các khuyến mại hấp dẫn. Đồng thời nâng cao chất lượng cơng tác quản lý chi phí, tiết kiệm và cắt giảm

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ là vấn đề đặt ra cho riêng một doanh nghiệp nào. Nó là u cầu địi hỏi cấp thiết và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả mới có thể đem lại kết quả sản xuất kinh doanh tốt.

Công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng là công ty con thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên, đây là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và tiêu thụ thép tồn Miền Bắc và đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong ba năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty gặp quá nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực nhưng Ban giám đốc cơng ty và tồn thể các cán bộ cơng nhân viên đã nỗ lực hết sức mình tìm tịi các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đặc biệt là các biện pháp để sử dụng tốt vốn kinh doanh. Qua tìm hiểu và phân tích các hệ thống chỉ tiêu, cơng ty cịn tồn tại một số các hạn chế nhưng với những giải pháp đã đề ra, hy vọng rằng công ty sẽ giải quyết được những hạn chế đó, vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tiếp tục phát triển vững mạnh hơn.

Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn luận văn – ThS . Vũ Thị Hoa và của các cô chú, anh chị trong cơng ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng, điều đó đã giúp em hồn thành bài luận văn này. Do kiến thức cịn hạn chế, bài luận văn của em khơng thể tránh khỏi thiếu sót, em kính mong cơ giáo hướng dẫn và các thầy cơ trong bộ mơn góp ý kiến và giúp đỡ em để bài luận văn đạt kết quả tốt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2009.

2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2009.

3. Giáo trình Kế tốn doanh nghiệp – Học viện Tài chính – Nhà xuất bản Tài chính 2010

4. Các tài liệu của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng. 5. Trang web của công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng. 6. Luận văn cuối khoá của một số sinh viên khố trước. 7. Trang thơng tin cophieu68.com

8. Báo cáo tài chính của cơng ty Gang thép Thái Ngun (cơng ty mẹ) 9. Tạp chí kinh tế các năm

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần luyện cán thép gia sàng (Trang 100 - 108)