4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN
4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng
Nguồn vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ thì phải có nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của mình được thơng suốt, thuận lợi và đáp ứng kịp thời nhanh chóng nhu cầu vốn từ các cá nhân, thành phần kinh tế.
Nguồn vốn của BIDV-Hậu giang được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu: nguồn quan trọng là vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở hoặc từ các chi nhánh khác. Vì vai trị quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động ngân hàng, do đó Ngân hàng cần đánh giá chính xác từng loại trong nguồn vốn để có thể kịp thời phát hiện sai sót và đề ra những chiến lược nâng cao nguồn vốn của ngân hàng.
GVHD: Lê Phước Hương Trang 32 SVTH: Lưu Thị Bạch Tuyết
Bảng 4.1: NGUỒN VỐN CỦA BIDV-HẬU GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng QHKH Doanh nghiệp)
Năm Chênh lệch
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 345.922 15,59 473.879 17,04 301.044 13,99 127.957 36,99 -172.835 -57,41 Vốn điều chuyển 1.836.913 82,78 2.237.097 80,45 1.788.833 83,11 400.184 21,79 -448.264 -20,04
Vốn và các quỹ 36.251 1,63 69.899 2,51 62.465 2,90 33.648 92,82 -7.434 -10,64
Bảng 4.2: NGUỒN VỐN CỦA BIDV-HẬU GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2011, 2012)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp)
Về vốn huy động:
Nguồn vốn huy động có sự biến động, tăng trưởng không đồng đều qua 3 năm. Năm 2010, VHĐ tăng 127.957 triệu đồng với tỷ lệ 36,99% so với năm 2009. Là do đây là năm kinh tế của cả nước tăng trưởng cao và ổn định: nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh có lãi nên cũng đã tạo điều kiện cho NH trong việc huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư được dễ dàng hơn. Nhưng sang năm 2011, VHĐ giảm do vào ngày 3/3/2011 NHNN đã ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN về ấn định trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm. Đến 6 tháng đầu năm 2012 tình hình huy động vốn của ngân hàng càng tăng 212.172 triệu đồng (+99,41%) so với cùng kỳ năm 2011. Đây chính là do tình hình diễn biến lãi suất huy động của 6 tháng đầu năm 2012 đi vào ổn định hơn so với sự biến động lãi suất của 6 tháng đầu năm 2011.
Vốn điều chuyển:
Là nguồn vốn từ Hội sở được chuyển xuống các chi nhánh với chi phí cao hơn so với chi phí vốn huy động. VĐC qua các năm có sự biến động tương tự như VHĐ. Năm 2010 tăng 400.184 triệu đồng (+21,79%) so với năm 2009. NH nhận vốn điều chuyển lớn và tăng hơn năm 2009 sẽ ảnh hưởng đến tính tự chủ và tính chủ động trong công tác cho vay, đồng thời làm tăng chi phí cho NH. Do đó Ngân hàng cố gắng giảm nguồn vốn này xuống và tăng nguồn vốn huy động lên để gia tăng thu nhập cho mình. Sang năm 2011, VĐC đã giảm 20,04% so với năm 2010. Nhưng trong năm này VĐC vẫn chiếm tỷ lệ cao 83,11% trong tổng nguồn vốn. Do tình hình huy động vốn không cao nên làm nhu cầu về nguồn
6 tháng đầu năm Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2011 2012 2012/2011
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn huy động 213.428 18,00 425.600 17,59 212.172 99,41 Vốn điều chuyển 972.706 81,99 1.994.049 82,41 1.021.343 105,00
Vốn và các quỹ 237 0,01 28 0,00 -209 -88,19
VĐC cũng chiểm tỷ trọng cao. Đây là lý do làm tăng chi phí trả lãi suất của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2012, vốn điều chuyển tăng lên 105,00% so với cùng kỳ năm trước. Là do, mặc dù nguồn vốn huy động có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng vì lãi suất cho vay đã giảm khoảng 3- 6%/năm nên làm nhu cầu vốn của khách hàng tăng lên, nhằm để đáp ứng thì NH phải sử dụng nguồn VĐC, nên nó đã tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2012. Vốn và các quỹ:
Mặc dù, vốn và các quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1,63%-2,90% trong tổng nguồn vốn nhưng nó cũng góp phần gia tăng nguồn vốn của ngân hàng. Cũng như VHĐ và VĐC thì vốn và các quỹ trong năm 2010 tăng lên 33.648 triệu đồng (+92,82%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do chi nhánh hoạt động có hiệu quả trong năm 2010 và bổ sung vào quỹ cũng được tăng lên nên làm cho khoản mục này ngày càng cao. Nhưng sang năm 2011, vốn và các quỹ đã sụt giảm 7.434 triệu đồng (-10,64%) so với năm 2010. Do ngân hàng giảm lãi suất cho vay vào những tháng cuối năm nên làm cho vốn huy động giảm và lợi nhuận giữ lại trong quỹ không nhiều nên nguồn vốn này giảm trong năm này. Sang 6 tháng đầu năm 2012, vốn và các quỹ của ngân hàng giảm xuống đáng kể chiếm 0,0012% trong tổng nguồn vốn, là do ngân hàng sử dụng nhiều vốn điều chuyển nên chi phí tả lãi vay cao trích vào quỹ rất ít.
Tổng nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện theo từ khoản mục như sau:
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
6T/2011 6T/2012
Hình 4.1. Biểu đồ nguồn vốn của BIDV- Hậu Giang giai đoạn năm 2009- 6 tháng đầu năm 2012
17.59% 82.41% 0.00% Vốn huy động Vốn điều chuy ển Vốn và các quỹ 18.00% 81.99% 0.01% 13.99% 83.11% 2.90% 17.04% 80.45% 2.51% 15.59% 82.78% 1.63%
Từ biểu đồ ta thấy, cơ cấu nguồn vốn của NH thay đổi qua các năm, trong đó VĐC chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 tuy VĐC có giảm xuống nhưng tỷ trọng vẫn ở mức cao 83,11% trong tổng nguồn vốn. Trong năm 2010 VHĐ cũng chiếm tỷ lệ cao 17,04% tổng nguồn vốn so với hai năm còn lại. Trong cơ cấu nguồn vốn của NH ngoài VHĐ và VĐC cịn có vốn và các quỹ, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH dao động từ 1,63-2,90%, và có khuynh hướng tăng nhanh qua ba năm. Qua đó cho thấy cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hậu Giang trong năm 2010 tốt hơn so với 2 năm cịn lại, đây cũng là lí do làm cho lợi nhuận của NH năm 2010 cao hơn năm 2009 và 2011. Do trong năm này, NH đã tận dụng được nguồn vốn huy động hạn chế VĐC từ hội sở, nên đã giảm bớt được chi phí phải trả cho lãi suất VĐC nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho NH.