PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 56 - 60)

HÀNG QUA 3 NĂM (2009-2011) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

Song song với việc huy động vốn thì hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là là sao để sử dụng và phát hiệu hiệu quả nguồn vốn này. Đây là vấn đề quan trọng cần được chú trọng quan tâm của ngân hàng. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện phân tích khát quát hoạt động tín dụng của BIDV-Hậu Giang 3 năm qua.

Bảng 4.5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV – HẬU GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 5.744.737 5.999.994 4.403.506 255.2557 4,44 -1.596.488 -26,61

Doanh số thu nợ 5.132.390 5.498.287 3.981.924 365.897 7,13 -1.516.363 -27,58

Dư nợ 2.168.720 2.670.427 2.081.001 501.707 23,13 -589.426 -22,07

Nợ xấu 10.380 10.939 50.793 559 5,39 39.854 364,33

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV – HẬU GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM (2011, 2012)

ĐVT: Triệu đồng

6 tháng đầu năm Chênh lệch

6 tháng đầu năm 2012/2011 Chỉ tiêu

2011 2012

Số tiền %

Doanh số cho vay 2.34.976 2.097.993 -216.983 -9,37 Doanh số thu nợ 2.821.633 1.781.564 -1.040.069 -36,86

Dư nợ 1.162.762 2.397.430 1.234.668 106,18

Nợ xấu 15.348 135.512 120.164 782,93

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp BIDV-Hậu Giang)

Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2010 tăng 255.2557 triệu đồng ứng với tỷ lệ 4,44% so với năm 2009. Trong đó, DSCV doanh nghiệp chiếm 94,34% trong tổng DSCV. Cho thấy, ngân hàng ln coi đối tượng khách hàng chính của mình là các doanh nghiệp. Do trong năm 2010 tình kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Hậu Giang tăng vượt kế hoạch đạt 13,5%. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay đến nhiều đối tượng doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cá thể,…và theo các ngành nghề kinh tế như: nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, xây dựng, khách sạn – nhà hàng,…. bằng hàng loạt các sản phẩm tín dụng đa dạng về thời gian và chủng loại. Mặt khác, do NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN về Hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thoả thuận đã góp phần tạo ra một cơ chế thơng thống cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đến vay vốn.

Nhưng sang năm 2011, DSCV giảm 1.596.488 triệu đồng (26,61%) so với năm 2010 và đối tượng chính ngân hàng cho vay vốn là các doanh nghiệp với tỷ trọng giảm 3,4% so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức rất cao 91% trong tổng DSCV. Nguyên nhân là do tình trạng lạm phát cao 18,6%; chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đối phó với lạm phát. Điều này đã làm cho hoạt động mua bán tại các chợ, cửa hiệu bị suy giảm hẳn, họ phải thu hẹp quy mô kinh doanh nên nhu cầu vốn lưu động cũng giảm đi. Mặt khác, NH lại phải đương đầu với

việc lãi suất cho vay đẩy lên một mức rất cao. Đây là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Đến 6 tháng đầu năm 2012, DSCV giảm với tỷ lệ 9,37% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp giảm rất ít 0,42% so với cùng kỳ năm trước. Là do, mặc dù Lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 đã hạ nhưng vẫn trên 10%, so với mặt bằng quốc tế vẫn là cao. Với lãi suất cao như vậy, đối với các doanh nghiệp bán lẻ khó phát triển mạng lưới, đặc biệt là hạ tầng cơ sở cho bán lẻ gồm đất đai, xây dựng, thuộc về đầu tư dài hạn.

Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ (DSTN) của Ngân hàng tăng nhẹ trong năm 2010 rồi lại giảm mạnh trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Trong năm 2009 DSTN doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao 97,79% trong tổng DSTN của ngân hàng. Qua đây, cho thấy Ngân hàng đã rất chú trọng trong cơng tác kiểm sốt và thu hồi nợ vay và một phần là nhờ gói kích cầu của chính phủ, đã hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàng với chi phí rẻ hơn, từ đó giảm bớt chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường nên số lượng nợ thu về cũng tăng theo DSCV. Tuy nhiên sang năm 2011, DSTN lại có phần giảm so với năm 2010, giảm 1.516.363 triệu đồng (27,58%), nhưng DSTN doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao 93,17% trong tổng DSTN, và 6 tháng đầu năm 2012 lại giảm 1.040.069 triệu đồng (36,86%) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân trong năm 2011 nền kinh tế bất ổn, khách hàng phải vay vốn với lãi suất cao do ảnh hưởng của lạm phát dẫn đến tăng chi phí làm cho nhiều doanh nghiệp khơng thể thúc đẩy sản xuất mạnh chính điều này đã gây khó khăn hơn cho cơng tác thu hồi nợ của NH. Ngoài ra, vào những tháng đầu năm 2012 tình hình nền kinh tế vẫn cịn biến động, làm cho sản xuất bị đình đốn, sản phẩm làm ra khơng có nơi tiêu thụ, làm xuất hiện hàng tồn kho ngày một nhiều, nên việc trả nợ cho ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Dư nợ:

Trong thời gian qua doanh số cho vay của Ngân hàng luôn tăng qua các năm, điều này đã góp phần làm cho tổng dư nợ cũng tăng lên đáng kể. Nhưng với mục tiêu của ngân hàng là đẩy mạnh dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp, vì

thế dư nợ đối với doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2009, tổng dư nợ của Ngân hàng là 2.168.720 triệu đồng, trong đó, dư nợ DN chiếm 85,90% tổng dư nợ. Sang năm 2010, tổng dư nợ tăng 501.707 triệu đồng tương ứng 28,84% so với năm 2009, nhưng dư nợ DN đã giảm 5,28% so với năm trước. Nguyên nhân do doanh số cho vay trong năm 2010 là 5.999.994 triệu đồng lớn hơn doanh số thu nợ là 5.498.287 triệu đồng nên đã làm cho dư nợ tăng lên 501.707 triệu đồng so với năm 2009, còn đối với dư nợ DN giảm là do DSTN doanh nghiệp trong năm 2010 đã giảm 10,24% so với năm 2009. Đến năm 2011, tổng dư nợ là 2.081.001 triệu đồng, trong đó dư nợ DN chiếm tỷ trọng 81,91% tổng dư nợ ngân hàng, giảm 589.426 triệu đồng (22,07%) so với năm 2010. Nguyên nhân là do DSCV trong năm 2011 giảm so với năm 2010, nên đã làm cho dư nợ trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Thế nhưng nguyên nhân chủ yếu, BIDV-Hậu Giang bị giảm là do việc thực hiện chuyển tách dữ liệu (khoảng 1.011.008 triệu đồng dư nợ) xuống cho BIDV chi nhánh Vị Thanh. Đến 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ của ngân hàng đã tăng 1.234.668 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó dư nợ DN đã được gia tăng tỷ trọng chiếm 87,34% tổng dư nợ, là do DSCV lớn hơn DSTN. làm cho dư nợ tại

 Nợ xấu:

Từ hai bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ xấu của NH có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu là 10.380 triệu đồng, trong đó nơ xấu DN chiếm tỷ trọng rất ít 28,68% so với nợ xấu đối với khách hàng cá nhân. Sang năm 2010, nợ xấu là 10.939 triệu đồng trong đó, nợ xấu DN chiếm 52,16% tăng 23,48% so với năm trước. Nợ xấu của ngân hàng rất cao vào năm 2011 là 50.793 triệu đồng tăng 39.854 triệu đồng (+364,33%) so với năm 2010 và nợ xấu DN chiếm đến 97,45% trong tổng nợ xấu của ngân hàng. Đặc biệt, vào 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng khá cao 120.164 triệu đồng tương ứng 782,93% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó nợ xấu DN chiếm đến 99,05% tổng nợ xấu ngân hàng. Nguyên nhân, tình hình kinh tế trong năm gặp nhiều khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của các ngành và các thành phần kinh tế tỉnh Hậu Giang gặp nhiều khó khăn dẫn đến khách hàng trả nợ không đúng hạn. Mặt khác, bởi Ngân hàng không thể đánh giá tính tốn chính xác nguồn thu nhập trả nợ của mọi khách hàng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như

khách hàng không thể kiểm soát hết được moị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, trong thời gian này khách hàng mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng dẫn đến nợ xấu tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)