Về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 126 - 128)

5.2.2.1. Hạn chế tập trung cho vay vào một đối tượng cho vay cụ thể

Qua phân tích việc cho vay theo các loại hình DN cho thấy, chi nhánh ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay đối với công ty TNHH. Cụ thể, năm 2010 là 2.582.936 triệu đồng chiếm 47,34% trong tổng DSCV DN. Và tiếp tục tăng tỷ trọng cho vay trong năm 2011 là 52,64% tổng DSCV DN. Điều này sẽ tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, chi nhánh ngân hàng nên đa dạng hóa khách hàng khơng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn nhằm phân tán rủi ro, cũng như giảm các phụ thuộc và các ảnh hưởng mang tích chất đột biến khi có sự chuyển dịch của các khách hàng lớn, tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc khách hàng.

Mặt khác, Chi nhánh ngân hàng cần xem xét để hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay DN theo ngành kinh tế. Từ việc phân tích cho thấy, ngân hàng tập trung vốn cho vay DN rất cao vào ngành công nghiệp chế biến chiếm 47,85% trong tổng DSCV DN vào năm 2009. Vì khi, có sự biến động của nền kinh tế, sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành, làm cho công tác thu hồi nợ đối với ngành gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dẫn đến nợ xấu rất cao. Do đó, ngân hàng có thể giảm bớt tỷ trọng cho vay DN đối với ngành này và nâng một phần tỷ trọng cho các ngành kinh tế còn lại.

5.2.2.2. Tăng cường hoạt động cho vay theo thời hạn trung dài hạn

Từ những phân tích trên cho thấy, Chi nhánh Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn tỷ trọng chiếm khoảng 92,77-98,26% trong tổng DSCV doanh nghiệp. Còn lại DSCV trung dài hạn DN chếm tỷ trọng rất nhỏ, vì thế Ngân hàng cần mở rộng hơn nữa cho vay trung và dài hạn, tạo điều kiện cho DN có điều kiện thay đổi máy móc thiết bị, cơng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Mặt khác, giúp ngân hàng giảm thiểu bớt rủi ro khi tập trung nguồn vốn vào một hình thức cho vay cũng như hạn chế phần nào tổn thất trong công tác thu hồi nợ.

5.2.2.3. Chiến lược Marketing

- Ngân hàng nên tổ chức những buổi hội nghị gặp gỡ, trao đổi giữa Lãnh đạo NH và các DN nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, những ý kiến đóng góp, nguyện vọng cũng như nhu cầu về vốn của các DN trong quan hệ giao dịch với NH. Đây là cách giới thiệu về NH rất hiệu quả, thông qua đó NH có thể thiết kế những sản phẩm, dịch vụ, chính sách phù hợp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của DN, nhờ đó NH có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

- NH cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng DN, tăng cường cơng tác tiếp thị trực tiếp, tư vấn, hỗ trợ kịp thời để tạo điều kiện cho các DN dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ của NH.

- Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng: nhân viên phải khéo léo trong

giao tiếp, ứng xử để tạo thiện cảm với khách hàng; nhất là ở các bộ phận có quan hệ trực tiếp với khách hàng, phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe, giải quyết hợp lý những than phiền, vướng mắc của khách hàng.

5.2.2.4. Giải pháp khác

- Cần xây dựng một chính sách tín dụng tách biệt dành riêng cho DN cụ thể như: phân loại, xếp hạng DN, hạn mức tín dụng theo từng ngành nghề, làm nền tảng cho việc thực hiện việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với DN một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra sự nhất quán trong công tác điều hành và quản lý đồng bộ từ Hội sở đến Chi nhánh.

- Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức cho vay, phí dịch vụ đối với các DN, đặc biệt là các DN làm ăn uy tín, có quy mơ lớn, vì đây là những khách hàng lớn, họ thường đòi hỏi rất cao về lợi ích cũng như chất lượng phục vụ của NH, nên NH cần có sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)