THƠNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
4.4.1. Đánh giá hoạt động cho vay, thu nợ doanh nghiệp của Ngân hàng Bảng 4.75. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG Bảng 4.75. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY, THU NỢ ĐỐI VỚI DN CỦA BIDV – HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2009-2011
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2009 2010 2011
1. Doanh số cho vay DN Triệu đồng 5.419.671 5.639.800 4.010.252
2. Doanh số thu nợ DN Triệu đồng 5.018.905 5.349.674 3.709.901
3. Dư nợ DN bình quân Triệu đồng 1.744.150 1.959.453 1.664.145
Vòng quay vốn tín dụng
(2/3) Vịng 2,88 2,73 2,23
Hệ số thu nợ (2/1) % 92,61 94,86 92,51
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bảng 4.76. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY, THU NỢ ĐỐI VỚI DN CỦA BIDV – HẬU GIANG
6 THÁNG ĐẦU NĂM ( 2011, 2012)
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính
2011 2012
1. Doanh số cho vay DN Triệu đồng 2.130.337 1.921.678
2. Doanh số thu nợ DN Triệu đồng 2.566.840 1.707.430
3. Dư nợ DN bình quân Triệu đồng 1.673.860 1.827.750
Vịng quay vốn tín dụng (2/3) Vòng 1,53 0,93
Hệ số thu nợ (2/1) % 129,49 88,85
( Nguồn: Tổng hợ của Tác giả)
Vòng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một ngân hàng. Như bảng số liệu trên ta thấy, tình hình vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm lần lượt là: 2,88; 2,73; 2,23. Năm 2010 vòng quay này giảm 0,15 vòng so với năm 2009, và tiếp tục giảm trong năm 2011 là 0,50 vòng so với năm trước, đến 6 tháng đầu năm 2012 vòng quay vốn giảm 0,6 vòng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ sụt giảm của DSTN nhanh hơn tốc độ
giảm của dư nợ bình qn nên làm cho vịng quay vốn tín dụng giảm đáng kể. Điều này có thể lý giải là do trong năm 2010 ngân hàng giảm bớt cho vay ngắn hạn và mở rộng việc cho vay trung và dài hạn hơn tăng 41,30% so với năm 2009. Đứng trước tình hình DSTN liên tiếp sụt giảm qua các năm, địi hỏi ngân hàng phải có những biện pháp để nâng cao công tác thu hồi nợ đồng thời hạn chế cho vay đối với những đối tượng hoạt động kém hiệu quả để làm tăng vòng quay vốn tín dụng, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh tình hình thu nợ so với DSCV và nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Hệ số thu nợ của NH trong những năm qua ln ở mức cao bình qn là 90%. Cụ thể, 2011, hệ số thu nợ đã giảm 2,35% so với năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2012 hệ số thu nợ giảm mạnh 40.64% so với cùng kỳ năm trước, là do DSTN trong năm giảm hơn so với năm trước và nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của DSCV. Nhưng sang năm 2010, hệ số thu nợ đã tăng 2,25% so với năm 2009, chủ yếu là do DSCV giảm với tốc độ cao hơn so với DSTN. Nhưng nhìn chung đây là kết quả khá khả quan trong công tác thu hồi nợ vay của NH. Cho thấy bên cạnh sự tăng trưởng của đồng vốn cho vay thì NH cũng rất chú trọng trong việc thu hồi nợ từ khâu tư vấn, xét duyệt, thiết lập hồ sơ. Nhờ đó NH đã đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời tối đa cho Chi nhánh.
4.4.2. Đánh giá tình hình nợ xấu doanh nghiệp
Bảng 4.77. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ NỢ XẤU/DƯ NỢ CỦA BIDV – HẬU GIANG ĐỐI VỚI DN GIAI ĐOẠN 2009-6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2012 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 1. Nợ xấu DN Triệu đồng 2.997 5.706 49.499 15.009 134.230 2. Dư nợ DN Triệu đồng 1.862.884 2.153.010 1.704.628 1.015.499 1.918.876 Nợ xấu DN/Dư nợ DN % 0,16 0,27 2,90 1,48 7,00
Bảng 4.78. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ NỢ XẤU/DƯ NỢ CỦA BIDV – CÀ MAU ĐỐI VỚI DN GIAI ĐOẠN 2009-6 THÁNG 2012
Năm Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 6T/2011 6T/2012 1. Nợ xấu DN Triệu đồng 5.122 10.682 33.985 10.749 34.898 2. Dư nợ DN Triệu đồng 913.873 1.005.048 1.413.487 954.079 1.368.988 Nợ xấu DN/Dư nợ DN % 0,56 1,06 2,40 1,09 2,55
( Nguồn: Tổng hợp của Tác giả)
Từ bảng số liệu 4.76 cho thấy, tình hình nợ xấu DN/tổng dư nợ DN của BIDV-Hậu Giang tăng qua các năm lần lượt là: 0,16%; 0,27%; 2,9% nhưng vẫn nằm trong mức an toàn. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ này là 7%, tăng 5,52% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nền kinh tế bất ổn định, lạm phát tăng cao vào năm 2011 làm cho giá cả nguyên vật liệu đầu vào khá cao, trong khi đầu ra sản phẩm bị hạn chế làm cho các doanh nghiệp kinh doanh làm ăn thua lỗ, có nhiều khoản nợ đến hạn chưa được thanh toán nên xin gia hạn nợ, nên tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhưng vẫn nằm trong vòng kiểm soát được của ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nợ xấu luôn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Vì vậy, chứng tỏ công tác thu hồi nợ và quản lý rủi ro tín dụng đối với DN của CN để ngăn ngừa nợ xấu tăng thêm là ngày một tốt hơn. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2012 nợ xấu có tỷ lệ cao, do đó Ngân hàng cần có biện pháp hạn chế tình trạng nợ xấu vào cuối năm 2012.
Nhìn vào bảng 4.77 ta thấy, chỉ tiêu Nợ xấu DN/dư nợ DN của ngân hàng BIDV-Cà Mau có xu hướng tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 0,56%, năm 2010 là 1,06%, năm 2011 là 2,4% và 6 tháng năm 2011, 2012 lần lượt là: 1,09%; 2,55%, tuy tỷ lệ nợ xấu DN có tăng nhũng vẫn trong mức an toàn.
Từ hai bảng số liệu trên cho thấy, Ngân hàng BIDV-Hậu Giang đã quản lý nợ xấu tốt hơn BIDV-Cà Mau trong 2 năm đầu tiên 2009, 2010. Nhưng bước sang năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, cơng tác quản lý nợ xấu có phần hạn chế hơn, nguyên nhân có thể do sự khác nhau về đặc điểm sự phát triển kinh tế giữa 2 tỉnh Cà Mau và Hậu Giang, quy mô của các doanh nghiệp trong tỉnh, đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu như trên. Nhưng BIDV-Cà Mau đã vẫn giữ tỷ số này trong
giới hạn qui định của NHNN. Do đó, BDIV-Hậu Giang cần tăng cường cơng tác thẩm định, kiểm tra quản lý hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế đối đa sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu vào những tháng tiếp theo trong năm 2012.
4.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 4.79. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA BIDV – HẬU GIANG ĐỐI VỚI DN GIAI ĐOẠN 2009-2011
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 1. Tổng VHĐ Triệu đồng 345.922 473.879 301.044 2. Dư nợ DN Triệu đồng 1.862.884 2.153.010 1.704.628 Dư nợ DN/Tổng VHĐ (2/1) Lần 5,39 4,54 5,66
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bảng 4.80. CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN DN CỦA BIDV – HẬU GIANG 6 THÁNG ĐẦU NĂM ( 2011, 2012)
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 Dư nợ DN Triệu đồng 1.015.499 1.918.876 Tổng VHĐ Triệu đồng 213.428 425.600 Dư nợ DN/Tổng VHĐ Lần 7,36 4,51
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Dư nợ DN/Tổng vốn huy động
Nhìn chung, thời gian qua Ngân hàng đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình. Năm 2009, chỉ tiêu này là 5,39 lần, đến năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống còn 4,54 lần. Điều này cho thấy, ngân hàng đã chủ động được nguồn vốn huy động của mình và hạn chế được sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ ngân hàng Hội sở. Sang năm 2011, tỷ số này tăng lên và đạt 5,66 lần. Điều này cho thấy Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác huy động vốn và có những biện pháp huy động vốn tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc dù, nguồn vốn huy động có sự gia tăng qua các năm nhưng còn thấp hơn tốc độ gia tăng của dư nợ nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh ngân hàng còn phụ thuộc vào vốn điều chuyển của Hội sở. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí vốn điều chuyển tốn kém và cao hơn so với chi phí vốn huy động. Sang 6 tháng đầu năm 2012 tỷ số này đã giảm 2,85 lần so với cùng kỳ năm trước, là vì trong kỳ của năm này nguồn vốn huy động đã tăng lên, do đó ngân hàng đã tận dụng để cho vay. Vì
thế, ngân hàng cần chú trọng quan tâm đến tình hình huy động vốn của mình, cần mở rộng thêm nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của NH trong hoạt động kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc từ nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng Hội sở.
Chương 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẬU GIANG
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH
Từ những phân tích, đánh giá trên cho thấy hoạt động tín dụng doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng trong sự hồn thiện và phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Trong suốt thời gian qua ngân hàng đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác tín dụng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đạt được thì ngân hàng cũng cịn gặp khơng ít những khó khăn trong hoạt động kinh doanh này.
5.1.1. Thuận lợi
Hậu Giang là tỉnh mới được chia tách ra khỏi Cần Thơ nên luôn được sự quan tâm của Trung ương thơng qua các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp là cơn đường ngắn nhất để đưa vùng đất mới này thốt cảnh thuần nơng. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo của tỉnh cũng đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thơng. Chính điều này, đã tạo điều kiện tạo thuận lợi cho việc trao đổi mua bán với các tỉnh thành trong cả nước. Vì thế, số lượng doanh nghiệp mới liên tiếp được thành lập trong tỉnh.
Đã từ lâu BIDV- Hậu Giang là một trong những thương hiệu uy tín được nhiều khách hàng biết đến. Đây là ngân hàng có tốc độ phát triển ổn định và chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là địa chỉ đáng tín cậy của mọi người.
Chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch Vị Thanh đều đặt tại trung tâm tỉnh và giáp với thành phố Cần Thơ, nên thuận lợi cho việc huy động và đáp ứng được nhanh chóng kịp thời nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp.
5.1.2. Khó khăn
5.1.2.1. Từ phía ngân hàng
Doanh nghiệp là đối tượng khách hàng mang lại nguồn thu chủ yếu cho NH, nhưng chính sách tín dụng của ngân hàng vẫn chưa có nêu rõ các điều khoản cụ thể dành cho đối tượng này.
Các doanh nghiệp vay và thế chấp thế chấp chủ yếu bằng bất động sản nên khi thị trường bất động sản đóng băng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vay dưới hình thức thế chấp tài sản đảm bảo bằng chính tài sản vay, vì thế một khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ làm cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro..
Ngân hàng cịn găp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, còn phụ thộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Cụ thể năm 2011 VHĐ giảm và chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với sự gia tăng tỷ trọng của vốn điều chuyển trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Do đó, vốn huy động chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay của DN (dư nợ DN/ Tổng VHĐ là 5,66 lần)
Cơ cấu doanh số cho vay của Chi nhánh ngân hàng chưa cân đối. Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp là khá lớn nhằm để đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, nhưng NH còn e ngại trong việc cho vay trung và dài hạn, mặc dù khoản cho vay này thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn.
Cho vay DNVVN của Chi nhánh phần lớn tập trung vào một số khách hàng lớn, truyền thống ngành nuôi trông thủy sản, nông nghiệp... Điều này rất dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng khi những khách hàng này kinh doanh thua lỗ do thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế,…ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cho NH.
5.1.2.2. Từ phía doanh nghiệp
Hệ thống thơng tin của các DN thường thiếu tính trung thực và minh bạch làm cho các CBTD khó đánh giá một cách chính xác về tình hình tài chính, khả năng trả nợ vay của các DN, vấn đề này làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.
Các doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong công tác quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, kết quả hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro và dễ thất bại.
Một số DN cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích và thiếu thiện chí trả nợ, nên đã gây nhiều khó khăn cho các CBTD và làm phát sinh nhiều chi phí cho NH trong việc quản lý nợ.
5.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CHO NGÂN HÀNG
5.2.1. Về công tác huy động vốn
5.2.1.1. Mở rộng thêm các phòng giao dịch
Từ những phân tích trên cho thấy, ngân hàng còn phụ thuộc khá lớn vào vốn điều chuyển của Hội sở chính chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, trong khi nguồn VHĐ của ngân hàng chỉ chiểm tỷ trọng khá ít từ 13,99%-17,04% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Việc sử dụng VĐC nhiều sẽ ảnh hưởng đến tính chủ động trong công tác cho vay của Ngân hàng, hơn thế nữa nguồn vốn này cần phải tốn nhiều chi phí hơn so với chi phí sử dụng VHĐ. Vì thế, nhằm tăng cường nguồn vốn VHĐ, ngân hàng cần xem xét thành lập thêm các điểm giao dịch tại những khu vực đông dân như: thị xã Ngã Bảy, Phụng Hiệp…nhằm tiếp nhận là thẻ ATM để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa huy động được nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi và thu phí giao dịch. Trong đó, ngân hàng có thể nhận làm sổ tiết kiệm để thu hút tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Vì tâm lý của người dân thích sự an tồn từ loại hình dịch vụ này, tuy nhiên với số tiền không lớn họ rất ngại đến giao dịch với các Chi nhánh ngân hàng lớn. Do đó, các điểm giao dịch này sẽ đem lại nguồn vốn đáng kể.
5.2.1.2. Đẩy mạnh huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đây là chương trình huy động vốn NH đang áp dụng rất linh hoạt và có hiệu quả, tuy nhiên đa số tập trung nhiều vào khách hàng cá nhân chiếm trên 90% trong tổng tiền gửi của dân cư, mà loại tiền gửi này chưa tiếp cận được đối với các TCKT nên làm hạn chế VHĐ chưa cao của ngân hàng. Chính vì vậy mà bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống đã và đang áp dụng đối với khách hàng cá nhân, NH cần phải đẩy mạnh tiếp thị, quảng cáo hình ảnh và thương hiệu của mình đến nhiều TCKT. Có thể lên danh sách khách hàng mục tiêu và đến từng TCKT để tư vấn, tiếp thị trực tiếp về sản phẩm, dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu đặc điểm của