ĐVT: Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 KHOẢN MỤC Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 1.911 40 4.676 43 516 34 2.765 144,69 -4.160 -88,96 2.Thủy sản 536 11 2.897 26 243 16 2.361 440,49 -2.654 -91,61 3.TM-DV 712 15 1.398 13 265 17 686 96,35 -1.133 -81,04 4.Ngành khác 1.663 34 1.976 18 511 33 313 18,82 -1.465 -74,14 Tổng cộng 4.822 100 10.947 100 1.535 100 6.125 127,02 -9.412 -85,98
2007 KHÁC 34% T M DV 15% T S 11% NN 40% 2008 NN 43% T S 26% T M- DV 13% KHÁC 18% 2009 NN 34% T S 16% T M- DV 17% KHÁC 33%
Hình 4.7: TỶ TRỌNG NỢ XẤU HSX PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ (2007-2009)
Thông qua bảng số liệu, ta thấy tình hình nợ xấu của ngân tăng giảm xen kẽ. Từ mốc 4.822 triệu đồng năm 2007 tăng vọt lên 10.947 triệu đồng, tức tăng 127,02%. Đây có thể coi là một biến động lớn vì trong hoạt động tín dụng khơng một ngân hàng nào mong muốn giá trị nợ xấu cao như vậy. Tuy nhiên nguyên nhân chủ quan về phía khách hàng là khơng thể lường trước, bên cạnh cũng thấy được công tác thu hồi của ngân hàng chưa đạt hiệu quả thật tốt. Nhưng với bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì thiệt hại lớn nhất vẫn thc về phía ngân hàng. Cho nên đây có thể coi là bài học để cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong công tác thu hồi nợ. Và vì thế năm 2009, quán triệt chủ trương “Cho vay đi đôi với hiệu quả”, ngân hàng đã thay đổi cách thức làm việc, thẩm định khách hàng kỹ càng hơn trước, đồng thời để giải quyết vần đề nợ xấu đang rất cao trong năm qua, ban quản lý ngân hàng cùng cán bộ tín dụng trực tiếp đi
nợ xấu HSX năm 2009 giảm mạnh chỉ còn 1.535 triệu đồng, tức giảm 9.412 triệu đồng, tương đương giảm 85,98%. Để hiểu rõ hơn nợ xấu biến động như thế nào ta đi vào tìm hiểu từng nghành cụ thể.
*Nông nghiệp
Do dư nợ của ngành chiếm tỷ trọng khá cao nên nông nghiệp cũng là đối tượng chính tập trung nhiều nợ xấu. Cụ thể năm 2007 nợ xấu là 1.911 triệu đồng chỉ chiếm 40% trong nợ xấu HSX. Nhưng qua năm 2008 tỷ trọng nợ xấu tăng lên đáng kể, chiếm 43%. Nguyên nhân là do nợ xấu ngành trồng trọt quá cao 3.568 triệu đồng, chiếm 76,3% nợ xấu ngành nông nghiệp. Mà hơn 70% người dân ở đây sinh sống bằng nghề trồng lúa, nên khi bị mất mùa năng suất thấp hay có khi thu hoạch đạt năng suất cao nhưng vì giá cả khơng phải chăng nên họ khơng bán mà trữ lại dẫn đến khơng có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2009, nhằm khắc phục tình trạng nợ xấu tăng cao như 2008, ngân hàng đã có những chủ trương chính sách kịp thời như kiên quyết xử lý những khoản nợ quá hạn, đôn đốc cán bộ đến trực tiếp từng hộ vay xem xét tình hình cụ thể, phát mãi tài sản một cách hợp pháp như hợp đồng tín dụng đã ký. Kết quả năm 2009 nợ xấu giảm đáng kể (giảm 88,96%), tức chỉ còn 516 triệu đồng chiếm 34% trên nợ xấu HSX.
* Thuỷ sản
Năm 2007, nợ xấu ngành là 536 triệu đồng, chiếm 11%; qua năm 2008 nợ xấu tăng thêm 2.361triệu đồng, tức 2.897 triệu đồng, nâng tỷ trọng nợ xấu lên mức 26%. Nguyên nhân chủ yếu làm nợ xấu nhảy vọt từ 11% sang 26% là cá tra nuôi không đúng tiêu chuẩn của mặt hàng xuấu khẩu, nên đầu ra bị ứ đọng người dân đành bán với giá rẻ hoặc chưa bán còn chờ neo giá.
Năm 2009, bà con nông dân đã rút kinh nghiệm nuôi trồng đợt trước, không ngừng bỏ công học hỏi nâng cao tay nghề nhằm nuôi cá tra sao cho đúng quy cách, đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng góp phần giảm nợ xấu xuống chỉ cịn 16%.
* Thương mại-dịch vụ
Bình qn, nợ xấu thương mại-dịch vụ chiếm khoảng 15% trong nợ xấu HSX Điều này là tất yếu bởi vì đầu tư TM-DV chỉ mới phát sinh trong thời gian gần đây cho nên nợ xấu ngành tương đối nhỏ. Cụ thể năm 2007, nợ xấu chỉ có 712 triệu đồng, sang năm 2008 nợ xấu tăng thêm 686 triệu đồng tức đạt 1.398
triệu đồng, tương đương 96,35%. Do năm 2008 tốc độ phát triển kinh tế của huyện tăng mạnh, người dân có nhu cầu cao hơn trong các loại hình dịch vụ giải trí phục vụ đời sống tinh thần, nên ngân hàng đã tăng doanh số cho vay ngành TM-DV cũng như tăng dư nợ 2008. Nhưng cùng một lúc có quá nhiều cơ sở, dịch vụ xuất hiện trên địa bàn, làm tăng tính cạnh tranh dẫn đến hiện tượng ế ẩm, thua lỗ. Sang năm 2009, ngân hàng đặc biệt quan tâm đến khâu thu hồi nợ nên nợ xấu đáng kể, chỉ còn 265 triệu đồng chiếm 17% trong nợ xấu HSX.
* Ngành khác:
Tình hình nợ xấu của việc cho vay tiêu dùng, xây dựng và sửa chửa nhà ở biến động không ổn định qua các năm. Bên cạnh nông nghiệp đây là ngành chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể năm 2007 nợ xấu là 1.663 triệu đồng chiếm 34% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2008, nợ xấu đã tăng lên đến 1.976 triệu đồng, tức tăng 313 triệu đồng tương đương 18,82%. Sở dĩ nợ xấu trong năm này tăng là do dư nợ ngành này không trực tiếp tạo ra thu nhập hoặc không tạo ra thu nhập mà phải phụ thuộc vào nguồn thu từ các ngành khác dẫn đến việc trả nợ cho ngân hàng bị châm trễ. Đến năm 2009, nợ xấu giảm xuống chỉ còn 511 triệu đồng nhưng lại chiếm 33% trong tổng nợ xấu, tuy giá trị có giảm nhưng trong cùng kỳ nợ xấu ngành lại cao hơn các ngành khác (đứng vị trí thứ hai sau nơng nghiệp) nên làm tỷ trọng nợ xấu ngành tăng cao như vậy.
4.1.4.2. Nợ xấu phân theo thời hạn tín dụng