Phương pháp phân tích:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung, đồng tháp (Trang 32 - 34)

2.2.1 .Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2. Phương pháp phân tích:

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong các chỉ tiêu kinh tế, được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn,…

Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 3 nguyên tắc:

- Lựa chọn chỉ tiêu so sánh: tiêu chuẩn để so sánh của kỳ được chọn làm

căn cứ so sánh gọi là so sánh gốc, các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.

Trị số của chỉ tiêu của kỳ chọn làm gốc được gọi là trị số gốc. Kỳ được chọn làm gốc được gọi là kỳ gốc.

- Điều kiện so sánh: Trong thực tế điều kiện so sánh giữa các chỉ tiêu kinh

tế cần quan tâm về cả thời gian và không gian.

+ Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một thời tốn, phải thống nhất trên cả 3 mặt:

Cùng phản ánh nội dung kinh tế; Cùng một phương pháp tính tốn; Cùng một đơn vị đo lường;

+ Về mặt không gian: các chỉ tiêu này cần quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ nghiên

cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm nghiên cứu sự biến động về mặt số lượng của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu này.

F = F1 – F0 Trong đó:

F: trị số chênh lệch giữa 2 kỳ (số tuyệt đối) F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích

F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ

nghiên cứu so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nhằm nghiên cứu tốc độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này.

% F = F1/F0 * 100 Trong đó:

% F: là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích (số tương đối) F1: trị số chỉ tiêu kỳ phân tích

F0: trị số chỉ tiêu kỳ gốc

2.2.2.2. Phương pháp tỷ số

Dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, biểu hiện bằng lần (dư nợ trên vốn huy động), vòng (vịng quay vốn tín dụng), % (rủi ro tín dụng, dư nợ trên tổng nguồn vốn),…

Hệ số A = B/C Trong đó:

A là chỉ tiêu kinh tế cần đánh giá

B là đối tượng đưa vào phân tích thứ nhất C là đối tượng đưa vào phân tích thứ hai

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LAI VUNG

3.1. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HUYỆN LAI VUNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung, đồng tháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)