Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung, đồng tháp (Trang 46 - 49)

3.2 .KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNN HUYỆN LAI VUNG

3.2.5 .Quy trình cho vay tại chi nhánh NHNo & PTNN huyện Lai Vung

3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO

3.3.3.1. Phân tích doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá qui mô hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng có thị phần hoạt động rộng lớn. Đồng thời doanh số cho vay cũng phần nào thể hiện thực trạng của nền kinh tế, doanh số cho vay cao chứng tỏ nền kinh tế có xu hướng phát triển người dân gia tăng đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên nhu cầu về vay vốn cũng tăng lên.

Do xuất thân từ một ngân hàng nông nghiệp nên đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mà trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo trên địa bàn ngày càng mở rộng nên nhu cầu vay vốn của người dân càng tăng cao làm cho doanh số cho vay của ngân hàng cũng gia tăng liên tục.

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay của ngân hàng chỉ đạt con số 472.871 triệu; nhưng sang năm 2008, doanh số cho vay đã tăng lên 624.627 triệu đồng, cao hơn năm 2007 là 151.756 triệu đồng, tương ứng 32,09%. Bước sang năm 2009, doanh số cho vay đã đạt đến mức 804.217 triệu đồng tăng đến 179.590 triệu đồng, tương đương 28,75%. Có thể nói, năm 2009 là năm có doanh số cho vay cao nhất từ trước đến nay. Một trong những nguyên nhân làm tăng doanh số cho vay là do năm 2007 xảy ra nhiều biến động, kinh tế cả nước tăng trưởng 8,4%, mức cao nhất trong những năm gần đây, chỉ số giá cả đã tăng hơn cao đã tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngân hàng đã gia tăng doanh số cho vay để giữ vững thị phần cạnh tranh của mình với nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác trên địa bàn cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở địa phương. Mặt khác do nền kinh tế địa phương phát triển, nhu cầu đời sống người dân ngày càng cao nên họ đầu tư kinh tế vùng bằng phương thức sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Song vấn đề thiếu vốn phát sinh trong việc sản xuất nên họ có nhu cầu vay thêm vốn. Vì thế đã làm doanh số cho vay hàng năm tăng cao như vậy.

3.3.3.2. Phân tích doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ công tác thu nợ ngày càng hiệu quả. Cụ thể năm 2007 là 421.817 triệu đồng, năm 2008 đạt

42,37%. Sang 2009 chỉ tiêu này đạt 741.000 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 154.447 triệu đồng tương ứng 25,72%. Góp phần vào sự tăng trưởng trong cơng tác thu nợ, phải kể đến doanh số thu nợ hộ sản xuất. Các chỉ số thu nợ HSX đều tăng mạnh qua các năm chứng tỏ tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất của họ, mặt khác còn phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị vay vốn cũng như uy tín của khách hàng về khoản vay. Ta thấy hệ số thu nợ qua các năm đều cao gần xấp xỉ với doanh số cho vay chứng tỏ khả năng thu nợ của ngân hàng khá tốt.

Với lý do thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn có hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thơng, ngân hàng đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu hồi nợ. Đặc biệt phỉ nói đến cơng của cán bộ tín dụng từ khâu thẩm định, phát tiền vay đến thu hồi nợ một cách hiệu quả. Bên cạnh đó cũng phải kể đến tình hình kinh tế trên địa bàn có sự tiến bộ tích cực nên việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và cho nên khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn.

3.3.3.3. Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ là chỉ tiêu thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại tại thời điểm báo cáo. Nếu như doanh số cho vay của ngân hàng phản ánh qui mơ hoạt động tín dụng thì dư nợ tín dụng là một yếu tố phản ánh thực tế hiệu quả cùng qui mô hoạt động của ngân hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tổng dư nợ đều tăng liên tục qua các năm Cụ thể tổng dư nợ của ngân hàng năm 2007 là 309.268 triệu đồng, qua năm 2008 con số này là 333.342 triệu đồng tăng 24.074 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng 7,78%. Sang năm 2009 tổng dư nợ tăng với tốc độ tương đối mạnh, đạt 382.559 triệu đồng, tăng 49.217 triệu đồng, tức tốc độ tăng trưởng gấp đôi năm 2008 (14,76% ).

Nguyên nhân của sự tăng dư nợ là chi nhánh mở rộng qui mô kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Trong tổng dư nợ thì dư nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chủ yếu cho sản xuất theo mùa vụ; còn dư nợ trung-dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ chủ yếu phục vụ việc cải tạo vườn, nhu cầu xây dựng và sửa chửa nhà ở. Kết quả dư nợ qua các năm đều tăng lên dẫn đến thu nhập từ lãi tăng làm tăng

thu nhập của ngân hàng, điều này đảm bảo tốt cho việc bù đắp chi phí hoạt động và tạo tích luỹ cho ngân hàng.

Tuy dư nợ của ngân hàng tăng liên tục, nhưng nếu đem so sánh với tốc độ gia tăng của doanh số cho vay thì tỉ lệ tăng của dư nợ cịn chậm. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng mà đối với vay ngắn hạn thì thời gian hồ vốn của một khoảng vay là dưới một năm làm cho vịng vay tín dụng tăng nhanh, tổng doanh số cho vay cũng tăng theo nhưng tổng dư nợ lại tăng chậm.

3.3.3.4. Phân tích nợ xấu

Trong quan hệ tín dụng, nợ xấu là yếu tố luôn luôn tồn tại. Nợ xấu là một biểu hiện của rủi ro tín dụng, một khi rủi ro xảy ra thì thiệt hại về mặt uy tín cũng như vật chất vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi. Đây là mối quan tâm lớn nhất của các ngân hàng, vì nếu nợ xấu phát sinh khơng chỉ dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh tốn mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của nền kinh tế.

Nợ xấu của ngân hàng có sự tăng giảm xen kẻ qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 4.822 triệu đồng nhưng sang năm 2008 thì tình hình nợ xấu biến động mạnh từ 4.822 triệu đồng tăng vọt lên 10.947 triệu đồng tức chênh lệnh tăng 6.125 triệu đồng, tương đương127,02%. Có thể nói đây là một biến động lớn gây nguy cơ thiệt hại về phía ngân hàng. Xét về nguyên nhân khách quan, thì nợ xấu tăng nhanh do sự ảnh hưởng nặng nề của thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại không nhỏ đến cây trồng vật ni; cịn về chủ quan do HSX sử dụng vốn sai mục; một phần cũng kể đến sự yếu kém trong khâu thẩm định của cán bộ tín dụng, khơng có sự giám sát chặt chẽ nguồn vốn cho vay.

Đứng trước tình hình trên thì ngân hàng đã đặt ra chỉ tiêu thu hồi nợ xấu là nhiệm vụ quan quan trọng hàng đầu. Từ đó, cán bộ tín dụng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tìm hiểu tình hình thực tế và khơng ngừng đơn đốc nhắc nhỡ, có những biện pháp kịp thời trong khâu thu hồi nợ xấu. Kết quả sang năm 2009 tỷ lệ nợ xấu đã giảm một cách rõ rẽt, chỉ còn 1.535 triệu đồng, tức giảm 9.412 triệu đồng, tương đương 85,98%.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung, đồng tháp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)