ĐVT:Triệu đồng NĂM SO SÁNH CHÊNH LỆCH 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 KHOẢN MỤC Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp 126.057 42 137.815 42 164.943 44 11.758 9,33 27.128 19,68 2.Thuỷ sản 55.238 18 74.484 23 60.108 16 19.246 34,84 -14.376 -19,3 3.TM-DV 22.762 7 20.756 6 22.798 6 -2.006 -8,81 2.042 9,84 4.Ngành khác 101.211 33 94.837 29 127.043 34 -6.374 -6,3 32.206 33,96 Tổng cộng 305.268 100 327.892 100 374.892 100 22.624 7,41 47.000 14,33
(Nguồn phịng tín dụng NHNo&PTNT huyện Lai Vung 2007-2009)
2007 KHÁC 33% T M- DV 7% T S 18% NN 42% 2008 KHÁC 29% T M- DV 6% T S 23% NN 42% 2009 KHÁC 34% T M- DV 6% T S 16% NN 44%
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ HSX tăng dần qua các năm, đều này đã thể hiện mục đích mở rộng quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng, đồng thời thấy đươc nhu cầu vay vốn của HSX ngày càng tăng. Cụ thể năm 2007 dư nợ HSX là 305.268 triệu đồng, tăng thêm 22.624 triệu đồng tức đạt 327.892 triệu đồng (tương ứng tăng 7,41%) trong năm 2008. Trong các thành phần kinh tế của huyện thì HSX là đối tượng được NHNo & PTNT quan tâm nhất, cho nên dư nợ HSX khá cao. Sang năm 2009 dư nợ HSX lại tăng đáng kể đạt 374.892 triệu đồng, tăng 14,33%(chênh lệch tăng 47.000 triệu đồng ) so với 2008.
Để thấy rõ hơn mức tăng dư nợ, ta xét từng ngành cụ thể và phân tích dư nợ qua từng năm để thấy được việc đầu tư vốn của ngân hàng đối với sự phát triển của từng ngành khác nhau như thế nào, ngành nào được đầu tư với qui mơ lớn, ngành nào có thế mạnh trên địa bàn.
* Nơng nghiệp:
Với vai trị là ngành kinh tế chủ đạo của huyện nên dư nợ nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành khác. Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ ngành này qua các năm đều tăng. Năm 2007 dư nợ là 126.057 triệu đồng chiếm 42% trong tổng dư nợ HSX. Sang năm 2008 tăng thêm 11.758 triệu đồng tức đạt 137.815 triệu đồng tương đương 9,33%, tuy nhiên tỷ trọng ngành vẫn không thay đổi 42%. Sang năm 2009 dư nợ ngành tăng thêm và đạt 164.943 triệu đồng, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ trọng từ 42 đến 44%.
Vì đây là ngành trọng tâm của nền kinh tế địa phương và cũng là đối tượng cho vay chủ yếu nên ngân hàng tập trung đầu tư vào nó khá cao. Đồng thời trong những năm qua lượng khách hàng xin gia hạn nợ khá lớn nên đã làm dư nợ tăng như vậy..
* Thuỷ sản
Do đầu tư nuôi trồng với quy mô nhỏ, chủ yếu là phục vụ cho việc bán lẻ và những thương lái trong vùng nên dư nợ ngành thuỷ sản là tương đối thấp. Năm 2007 dư nợ thuỷ sản chỉ đạt 55.238 triệu đồng tức chiếm 18% trong tổng dư nợ HSX. Sang năm 2008, với nhu cầu vay vốn nuôi trồng phục phụ đầu tư chế biến thuỷ sản ở các khu công nghiệp nên doanh số cho vay thủy sản tăng đáng kể (74.484 triệu đồng năm 2007 tăng 19.246 triệu đồng) tăng tỷ trọng dư nợ ngành lên 23% (tăng 5% so với năm 2007). Bước sang năm 2009 dư nợ giảm
xuống chỉ còn 60.108 triệu đồng. Dư nợ năm này giảm một phần là do dư nợ 2008 chuyển sang nhỏ, mà doanh số cho vay thuỷ sản tương đương với doanh số thu nợ ngành năm 2009; phần khác với việc nuôi trồng áp dụng những kỹ thuật mới trong sản xuất phục vụ cho các khu công nghiệp chế biến nên bà con chưa dám đầu tư nhiều làm tỷ trọng dư nợ hạ xuống chỉ còn 16%.
* Thương mại-dịch vụ
Trong cơ cấu dư nợ các ngành nghề thì đây là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Do đây là ngành khá mới mẻ với đại đa số bà con ở nông thôn nên DSCV đầu tư chưa đáng kể dẫn đến dư nợ ngành khá nhỏ. Phát triển TM-DV chỉ tập trung một phần nhỏ ở thị trấn để đầu tư các khuyến khích các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ,các trung tâm mua sắm ... phục vụ khách vãng lai cịn phần lớn thì tập trung vào nơng nghiệp và một số ngành nghề khác. Cụ thể năm 2007 dư nợ ngành chiếm 7% giảm dần và ổn định ở mức 6% năm 2008 và 2009. Tuy tỷ trọng năm 2009 không tăng so với 2008 nhưng dư nợ năm 2009 cao hơn. Do cuối 2008 huyện hoàn tất việc sửa chữa 2 khu trường học và Nhà văn hố thể thao ở thị trấn nên người dân có nhu cầu vay vốn nâng cấp mở mang thêm nhiều dịch vụ giải trí như Internet, các quán phê wifi, các trung tân mua sắm… ngay trung tâm huyện
Tuy chưa phát triển mạnh nhưng đây là ngành đang có nhiều triển vọng trên địa bàn, nếu có chính sách đầu tư đúng đắn thì đây có thể là ngành mũi nhọn tạo thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực thương nghiệp của vùng. Vì thế ngân hàng cần có những biện pháp đầu tư thích hợp để tăng lợi nhuận, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế địa phương.
*Ngành khác
Bên cạnh những ngành nghề trên thì dư nợ cho tiêu dùng, xây cất và sửa chửa nhà ở… cũng chiếm tỷ trọng khác lớn, trung bình khoảng 32% trong tổng dư nợ cho vay HSX.Tuy nhiên đây là ngành có nhiều biến động. Năm 2007 dư nợ khá cao 101.211 triệu đồng chiếm 33% tỷ trọng, qua năm sau thì dư nợ giảm, chỉ cịn 29%. Do đẩy mạnh chỉ tiêu của huyện là tập trung cho vay đầu tư vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng nên ngân hàng giảm tỷ lệ cho vay vào các khoản tiêu dùng, nâng cấp sữa chữa nhà cửa…Nhưng qua năm 2009 thì tình hình đầu
tư nơng nghiệp đã đi vào nề nếp nên ngân hàng tiếp tục phục vụ nhu cầu vay vốn cho các tiêu dùng khác làm tỷ trọng dư nợ ngành tăng lên 34%.
Kết luận: Nhìn chung qua 3 năm, chỉ có dư nợ ngành nơng nghiệp là ln
tăng, cịn dư nợ các ngành khác thì khơng ngừng biến động.
4.1.3.2. Dư nợ theo thời hạn tín dụng