Đối với các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55)

7. Những nội dung cơ bản của khóa luận

2.3.1.Đối với các ngân hàng thương mại

2.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện quy trình thẩm định dự án

2.3.1.Đối với các ngân hàng thương mại

2.3.1.1 Hồn thiện quy trình thẩm định.

Đề có thể hồn thiện quy trình trong cơng tác thẩm định dự án đầu tư của trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thì các cá nhân tạo nên quy trình thẩm định phải có sự khảo sát với thực tế, nghiên cứu, tìm hiểu và học hỏi một cách có chọn lọc các quy tình thẩm định của các ngân hàng thương mại đã có những quy trình tương đối đầy đủ về mặt nội dung cũng như các quy trình thẩm định tiên tiến trên thế giới hiện nay. Ngồi ra, quy trình phải phù hợp với tình hình ngân hàng và phải có sự linh hoạt khơng nên q cứng nhắc. Vì mỗi dự án đều có những đặc trưng riêng của nó tương ứng với từng lĩnh vực, ngành nghề mà dự án hướng đến, việc xây dựng những quy định linh hoạt trong sự thay đổi các nội dung thẩm định sẽ đáp ứng những đặc trưng riêng của từng dự án.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần thêm giai đoạn trước khi thẩm định trong quy trình thẩm định chung của ngân hàng thương mại. Ở giai đoạn này sẽ xác định được những nội dung vấn đề cần thẩm định cũng như lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp, đồng thời lựa chọn cán bộ ngân hàng thẩm định đảm bảo tính khách quan của dự án. Như đã đề cập ở trên, cán bộ thực hiện công tác thẩm định phải mang tính chất độc lập đối với giao dịch cấp tín dụng đó, khơng được có những lợi ích tài trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính dự án đó hoặc có mối quan hệ thân thiết với chủ dự án Đông thời, người thực hiện công tác thẩm định dự án đầu tư cũng phải độc lập với bộ phận ra quyết định cho vay, tránh sự ảnh hưởng hoặc thao túng từ những bộ phận đó và đưa ra kết luận khơng chính xác. Mặt khác, những yêu cầu về kiến thức và chuyên môn và kinh nghiệm cũng được đặt ra đối với cán bộ thẩm định phù hợp với các loại giao dịch khác nhau và các thị trường khác nhau. Bằng việc bổ sung giai đoạn trước thẩm định với các quy định phù hợp sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tiết kiệm được thời gian, công sức, đặc biệt là giảm bớt sự chủ quan, chạy theo mục tiêu lợi ích cá nhân của cán bộ thẩm định mà làm giảm chất lượng thẩm định.

2.3.1.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định

 Về nội dung thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

Để nâng cao được chất lượng của nội dung thẩm định khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ trước hết cần nâng cao chất lượng thông tin sử dụng trong quá trình phân tích. Và để làm được điều này, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự nghiên cứu tìm hiểu khách quan bên ngồi, khơng nên phụ thuộc quá nhiều từ những thông tin mà chủ dự án đưa ra. Cụ thể, cán bộ ngân hàng cần tìm hiểu thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau, không những chỉ là trên Internet, báo đài mà một nguồn thơng tin quan trọng khác đó chính là những chun gia, những cá nhân, tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà dự án hướng đến. Bên cạnh đó, để tăng tính khách quan và sát với thực tế, ngồi những thơng tin thứ cấp mà cán bộ thẩm định có thể thu thập được từ những nguồn trên, đối với các dự án đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến ngân hàng, cán bộ thẩm định có thể tìm kiếm các nguồn thơng tin sơ cấp thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường hoặc thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực, phạm vi mà dự án hướng đến.

52

Một số phương pháp nghiên cứu như: điều tra khảo sát, sử dụng các nhóm trọng điểm, phỏng vấn cá nhân, quan sát…46

cũng nên được sử dụng. Mặt khác để có cái nhìn tồn diện, cán bộ ngân hàng cần đẩy mạnh việc sử dụng các mơ hình kinh tế như SWOT, mơ hình năm yếu tố cạnh tranh của Micheal Porter… trong quá trình thẩm định khia cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra.

Ngồi ra, các cán bộ ngân hàng khơng chỉ dừng lại ở việc nêu ra về mặt lý thuyết các dự đoán thị trường mà nên sử dụng các phương pháp định tính cao hơn như: sử dụng các mơ hình kinh tế lượng nhằm tiên đốn giá trị tương lai của các biến số kinh tế bằng cách khảo sát các biến số khác có liên quan, hay sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE Matrix – External Factor Evaluation Matrix) hoặc ma trận hình ảnh cạnh tranh.. để đánh giá được một cách định tính hơn những xu hướng trong tương lai của thị trường.

 Trong nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án

Một trong những vấn đề mấu chốt trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư đó chính là sự hiểu biết về những đặc tính kỹ thuật trong lĩnh vực mà dự án hướng đến. Trước hết cán bộ thẩm định cần được nâng cao các kiến thức về kỹ thuật chuyên môn ở một số lĩnh vực phổ biến trong hoạt động cho vay hiện nay như bất động sản, thương mại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên, số lượng các lĩnh vực mà các dự án hướng đến rất đa dạng phong phú nên cán bộ thẩm định không thể nắm hết được, lúc này cán bộ thẩm định cần phải có sự liên kết với các phịng ban có liên quan trong hệ thống ngân hàng, hoặc có thể liên hệ với những cá nhân, tổ chức có sự am hiểu lớn về mặt kỹ thuật đối với lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, trách nhiệm hồn tìm kiếm thơng tin về mặt kỹ thuật không nên đè nặng hoàn toàn lên các cán bộ thẩm định mà ngân hàng cần có những quy định phù hợp như: các chinh sách hỗ trợ tìm kiếm thơng tin bên ngồi, sử dụng các mối quan hệ của ngân hàng để giúp các cán bộ thẩm định tiếp cận được với những kiến thức về mặt kỹ thuật…nhằm giúp đỡ các cán bộ thẩm định trong công tác tiếp cận thực tế. Đối với những dự án mà việc thẩm định kỹ thuật đóng vai trị rất quan trọng đối với sự khả thi của dự án thì ngân hàng cần có những có những quy định buộc cán bộ thẩm định phải tìm hiểu thực tế với những chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm tránh tình trạng cán bộ thẩm định quá phụ thuộc vào các thông tin kỹ thuật mà chủ dự án đưa ra.

Một điểm quan trọng khác trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đó chính là thẩm định việc lựa chọn cơng nghệ đối với dự án đó. Cán bộ ngân hàng cần phải có một quan điểm chính xác về cơng nghệ đó chính là khơng phải cơng nghệ tiên tiến hiện đại nào cũng tốt, mà để đánh giá tính khả thi cao của dự án cũng cần phải xem xét cơng nghệ có phù hợp với dự án hay không, đặc biệt là đối với năng lực của nhân sự sử dụng công nghệ. Với quan điểm như trên, cán bộ ngân hàng sẽ thẩm định được chính xác mức độ phù hợp của cơng nghệ đối với dự án đầu tư mà mình thẩm định.

 Đối với khía cạnh nguồn vốn và khía cạnh tài chính của dự án.

Khía cạnh nguồn vốn và khía cạnh tài chính là những khía cạnh đóng vai trị quan trọng và có tính quyết định cao trong q trình thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án đầu tư. Đề có thể hồn thiện được cơng tác trên, tác giả xin phép đề ra một số giải pháp như sau:

53

Thứ nhất, đối với công tác thẩm định được sự hợp lý của số vốn đầu tư cũng như thẩm định doanh thu và chi phí của dự án làm tiền đề cho việc tính tốn các chỉ sổ tài chính thì vấn đề xem xét thơng tin có phù hợp với thực tế khách quan đóng vai trò quan trọng. Để làm được điều này, cán bộ ngân hàng cần phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu với các mức chi phí thực tế ở thị trường hiện tại cũng như giá bán đối với các sản phẩm, dịch vụ tương tự. Đới với các dự án đã có tiền đề trước đó, tức nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh thì cán bộ thẩm định có thể sử dụng các số liệu lịch sử liên kết với những yếu tố có thể tác động đến các số liệu như: lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự tăng giảm của thu nhập thực tế… để đánh giá được một cách toàn diện nhất khi thẩm định các số liệu mà chủ dự án đưa ra và tìm ra được số liệu phù hợp, khách quan. Đối với các dự án mới hoàn tồn, cán bộ thẩm định có thể tham khảo từ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân thực hiện đã hoạt động đầu tư tương tự trên thực tế kết hợp với xem xét những đánh giá sự tác động của các biến động thị trường thực tể để đưa ra những nhận xét khách quan và có được những số liệu có mức chính xác cao. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần có sự liên kết với những cơng tác thẩm định về khía cạnh thị trường trước đó để phục vụ cho công tác thẩm định doanh thu thực tế, đặc biệt là những số liệu định tính thơng quan các mơ hình kinh tế lượng.

Thứ hai, đối với công tác lập ngân lưu cũng cần phải được chú trọng nhiều hơn trong công tác thẩm định. Ngân hàng cần phải hiểu được tầm quan trọng của bảng ngân lưu dự án, xem như một cách tính tốn khả năng trả nợ với tính phù hợp cao, từ đó các ngân hàng cần quy định việc lập ngân lưu dự án là mang tính chất bắt bc bởi tính quan trọng của nó. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng cần có những buổi tập huấn về cách thưc lập ngân lưu dự án phù hợp đứng trên góc độ của ngân hàng chứ khơng phải dưới góc độ của nhà đầu tư. Thơng qua những hoạt động trên sẽ góp phần giúp cho các cán bộ ngân hàng có được cái nhìn khách quan, tồn diện và có tính chính xác cao trong cơng tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Thứ ba, như đã phân tích ở trên, các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, thời gian hoàn vốn chưa thật sự đủ để có thể đánh giá một cách khách quan và tồn diện nhất đối với khía cạnh tài chính của dự án. Do đó, các ngân hàng thương mại cần bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính cần thiết trong nội dung thẩm định khía cạnh tài chính như: điểm hịa vốn, tỷ số khả năng trả nợ vay, tỷ số khả năng trả lãi vay…để tạo cơ sở một cách chắc chắn nhất trong việc đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về khía cạnh tài chính của dự án.

Thứ tư, các ngân hàng thương mại cần phải giúp các cán bộ thẩm định lựa chọn được lãi suất chiết khấu phù hợp nhằm tính tốn NPV hay là tỷ suất ngưỡng hợp lý khi so sánh với chỉ số IRR. .Như đã trình bày ở phần tổng quan, thì chi phí sử dụng vốn (WACC) chính là tỷ suất chiết khấu phù hợp nhằm giúp cho ngân hàng có được những kết quả chính xác khi thẩm định khía cạnh tài chính thơng qua chỉ số NPV và IRR.

 Trong kết luận thẩm định

Để có thể khắc phục được sự sơ sài trong các kết luận thẩm định, các ngân hàng thương mại thương mại cần quy định rõ các nội dung cần thiết trong kết luận thẩm định, điển hình như:

54

 Đưa ra được được những điểm mạnh, yếu của dự án đầu tư cũng như các khía cạnh nào mà dự án đầu tư đã có thể đáp ứng, khía cạnh nào mà dự án đầu tư cịn thiếu sót.

 Đưa ra được kiến nghị về vấn đề cho vay hay không đối với dự án đầu tư. Nếu có thể cho vay thì điều kiện cho vay như thế nào, từ đó lập thành một bảng “kế hoạch cho vay” của ngân hàng đối với dự án đầu tư đó.

Với những quy định bắt buộc sẽ giúp các cán bộ ngân hàng đưa ra được những nhận xét hữu ích cho những cá nhân đưa ra quyết định cấp tín dụng, tiết kiệm được thời gian khơng chỉ cho ngân hàng mà cịn đối với những chủ dự án trong quá trình đi vay.

2.3.1.2. Tăng cường số lượng và chất lượng của các cán bộ thẩm định trong ngân hàng. ngân hàng.

Như đã phân tích ở trên, những hạn chế trong cơng tác thẩm định trong ngân hàng hiện nay đều ít nhiều có bắt nguồn từ nhân tố con người. Như vậy, hoàn thiện số lượng cũng như chất lượng được xem là một trong những vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết. Một số giải pháp được đưa ra như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cần có những khảo sát thực tế đối với lực lượng cán bộ thẩm định với mức độ công việc mà họ gánh vác và chất lượng công việc mà họ thực hiện. Tùy thuộc vào tình hình đó mà đưa ra những quyết định tăng hoặc giảm số lượng cán bộ thẩm định nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu về nhân sự cho công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng thương mại.

Thứ hai, các ngân hàng thương mại cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện cơng tác thẩm định của các cán bộ thẩm định thông qua những bước hậu kiểm lại các báo cáo thẩm định theo định kỳ hoặc đột xuất. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần quy định thật nghiêm khắc đối với những hành vi gian lận, vì mục tiêu lợi nhuận cá nhân mà làm sai lệch các báo cáo thẩm định…nhằm giảm bớt những sai phạm trong quá trình thẩm định bắt nguồn từ yếu tố con người. Không chỉ những biện pháp răn đe, các ngân hàng thương mại cần tạo nhưng điều kiện đáp ứng những nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất để cán bộ thẩm định có thể yên tâm và cố gắng trong cơng việc thẩm định của mình, làm giảm đến mức tối đã những áp lực, đặc biệt là những áp lực về mặt vật chất của các cán bộ thẩm định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của cán bộ ngân hàng cũng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác thẩm định. Do đó, các ngân hàng thương mại nên có những chính sách giúp trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công tác thảm định. Định kỳ hàng năm, ngân hàng thương mại có thể mời các chuyên gia về giảng dạy hoặc đưa các cán bộ thẩm định tham gia vào các khóa học cần thiết. Bên cạnh đó, đối với những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm thì cần những chính sách phù hợp trong việc truyền kinh nghiệm từ những nhân viên lâu năm đến những nhân viên mới. Ngồi ra, cơng tác tuyển dụng nhân sự vào vị trí cán bộ thẩm định cũng cần được tuyển chọn chặt chẽ với những yêu cầu và điều kiện phù hợp với công việc thẩm định, đặc biệt đề cao tiêu chí đạo đức nghề nghiệp.

2.3.2. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để cơng tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được hiệu quả trên thực tế, Nhà nước cũng cần phải có những chính sách pháp luật phù hợp nhằm giúp hồn thiện cơng tác thẩm định. Cụ thể, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quy định chi tiết hơn các đối tượng được phép

55

thẩm định trong từng dự án cụ thể nhằm giảm bớt tình trạng lợi dụng chức vụ để thẩm định sai lệch. Cụ thể ngoài các quy định pháp luật đã nêu ở phần tổng quan, Ngân hàng nhà nước cần quy định thêm những quy định như: Cán bộ thực hiện công tác thẩm định phải mang tính chất độc lập đối với giao dịch cấp tín dụng đó,

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 55)