Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)

7. Những nội dung cơ bản của khóa luận

1.4.7.Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư

1.4. Nội dung cần được thẩm định

1.4.7.Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư

Kỹ thuật của dự án cũng là một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng đối với dự án, là thước đo cho việc đảm bảo dự án đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả nhất và giảm bớt những rủi ro cho dự án đầu tư. Thông thường, khi thực hiện cơng tác thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần lưu ý những điểm sau:

 Dự án có đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đặc trưng của từng lĩnh vực mà dự án đầu tư hướng đến hay không?

19 GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống Kê, tr.238.

20

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B7_s%E1%BB%91_kh%E1%BA%A3_n%C4%83ng_tr%E1%BA %A3_l%C3%A3i

24

 Công nghệ mà dự án sử dụng có đáp ứng được hai tiêu chí: tiên tiến, không lạc hậu và phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án và năng lực của nhân sự sử dụng công nghệ. Để thẩm định được điều này, cán bộ thẩm định cần có sự tìm hiểu các nguồn thơng tin trong và ngoài nước hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực đó, từ đó so sánh đối chiếu với công nghệ mà dự án lựa chọn để xem xét sự phù hợp của cơng nghệ đó.

1.4.8. Phân tích và kiếm sốt rủi ro của dự án.

Với tính chất trung và dài hạn của các dự án đầu tư, việc biến động của các biến số sẽ dễ xảy ra làm tăng mức rủi ro của dự án. Do đó cán bộ thẩm định cần thực hiện hoặc chỉnh sửa việc phân tích và kiểm sốt rủi ro của dự án nhằm giảm thiểu rủi ro thấp nhất. Hiện nay có rất nhiềuphương pháp để phân tích rủi ro, nhưng điển hình nhất đó là ba phương pháp: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích rủi ro21.

 Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis): trong phân tích độ nhay người ta lần lượt tiến hành phân tích ảnh hưởng của từng biến đầu vào có tính chất bất định đến kết quả của dự á, trong đó đặc biệt lưu ý đến khả năng đảo ngược kết quả của dự án. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét độ “nhạy cảm” của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hoặc một số biến đầu vào

 Phân tích tình huống (Scenario Analysis): trong phân tích tình huống, ta xem xét đồng thời ảnh hưởng của một số biến đầu vào kết quả của dự án. Một số tình huống có thể xảy ra như: tình huống tốt nhất, tình huống thường xảy ra, tình huống xấu nhất. Phương pháp có thể cho ta được một các nhìn tổng quan và thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố.

 Phân tích rủi ro (Risk analysis): là phân tích mơ tả các ảnh hưởng của sự thay đổi các giá trị của các biến đầu vào đối với kết quả của dự án đầu tư. Đối với các bài tốn đơn giản, người ta có thể phân tích rủi ro theo phương pháp giải tích. Đối với các bài toán phức tạp, người ta thường sử dụng phương pháp mô phỏng Monte – Carlo. Phương pháp mô phỏng thường được sử dụng khi phương pháp giải tích quá phức tạp, thậm chí khơng thực hiện được chẳng hạn như phân tích rủi ro của chuỗi dòng tiền của dự án.

1.5. Các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.

Một báo cáo thẩm định thường chứa nhiều thơng tin theo đúng mục đích của người thẩm định và những chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan. Phụ thuộc vào các mục đích khác nhau mà các báo cáo thẩm định dự án đầu tư nói chung đều phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Tổng quan, các yêu cầu được đặt ra cho các báo cáo thẩm định như sau:

Thứ nhất, báo cáo thẩm định dự án đầu tư là do các nhà chuyên môn thẩm định lập nên nhưng người cần các thơng tin đó để đọc và xem xét là các chủ thể như người ra quyết định tín dụng, các chủ dự án…. Do đó, báo cáo thẩm định trước hết phải thật rõ ràng và dễ hiểu giúp người cần những thông tin đó có thể nắm được nhanh chóng hết tất cả thơng tin và đưa ra quyết định chính xác.

21 Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2008), “Quản lý dự án”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39-41.

25

Thứ hai, báo cáo thẩm định phải có những thơng tin đúng theo mục đích của những người có nhu cầu thực hiện cơng tác thẩm định. Cụ thể trong trường hợp này, đối với ngân hàng, báo cáo thẩm định cần phải phân tích xác định được dự án có thật sự khả thi hay không, và quan trọng hơn sẽ phải trả lời được câu hỏi: dự án có khả năng trả được nợ vay và lãi vay đúng hạn hay không trong trường hợp quyết định cho vay được thực hiện. Ngoài ra, báo cáo thẩm định cũng cần phải giúp cho chủ thể ra quyết định cho vay xác định được mức vốn cho vay phù hợp cũng như thời gian cho vay và các điều kiện khi vay.

Thứ ba, chất lượng của báo cáo thẩm định dự án đầu tư cịn được thể hiện qua tính khoa học, có logic và sát với tình hình thực tế của dự án. Một báo cáo thẩm định có chất lượng là một báo cáo sử dụng được các phương pháp tính tốn có khoa học và hợp lý, tránh sử dụng các phương pháp cá nhân chưa được sự công nhận rộng rãi. Đồng thời, các số liệu đưa ra cần phải sát với tình hình thực tế và các diễn biến phù hợp trong tương lai, và cần có được sự am hiểu nhất định về lĩnh vực mà dự án đầu tư hướng đến để đưa ra được con số phù hợp với ngành. Bên cạnh đó, báo cáo thẩm định cũng cần phải đạt được sự tồn diện, sâu sắc, đánh giá và phân tích được nhiều mặt cúa vấn đề, có như vậy mới định hướng tốt cho chủ thể ra quyết định cho vay.

Cuối cùng, yêu cầu đặt ra đối với cơng tác thẩm định đó chính là thể hiện được sự thuận tiện với thời gian thực hiện hợp lý, phụ thuộc vào từng ngành và các lĩnh vực khác nhau và phụ thuộc vào quy mô của dự án, tránh gây phiền hà cho ngân hàng cũng như các chủ dự án. Quan trọng hơn hết, báo cáo thẩm định phải thể hiện được sự khách quan, công bằng, tránh đưa những ý kiến chủ quan với mục đích trục lợi có thể gây hậu quả xấu không những cho ngân hàng, nhà đầu tư mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội.

1.6. Các nhân tố tác động đến quá trình thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.6.1. Các nhân tố chủ quan.

Trên thực tế có rất nhiều yếu tố chủ quan có thể tác động đến cơng tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Có thể kể đến các yếu tố như sau:

Thứ nhất đó chính là quan điểm của các nhà lãnh đạo của ngân hàng thương mại có cơng tác cần thẩm định. Nếu các cán bộ lãnh đạo thật sự nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thì sẽ dẫn đến các hệ quả tác động tích cực đến chất lượng thẩm định như: các hoạt động trong thẩm định sẽ được quan tâm đúng mực, các quy trình thẩm định sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng đúng với quy mơ và tình hình hiện tại của ngân hàng, khách quan, hợp lý và tính khoa học cao; cơng tác tuyển chọn nhân viên thực hiện công tác thẩm định cũng sẽ được chú trọng và được lựa chọn kỹ lưỡng với các tiêu chí nhất định và ngược lại.

Thứ hai, để thực hiện được cơng tác thẩm định tốt nhất địi hỏi các phải có được những cán bộ thẩm định có năng lực và có kinh nghiệm để phát hiện ra những sai phạm, thiếu sót trong dự án đầu tư do các chủ dự án lập nên. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư chuyên ngành, để có thể hiểu rõ thật sự về dự án cũng cần sự trợ giúp rất nhiều từ các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Lúc này, cán bộ thẩm định phải là người có những mối quan hệ và có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những chuyên gia

26

để đưa ra được những kết luận khách quan và phù hợp nhất. Và điều quan trọng nhất đối với cán bộ thẩm định đó chính là đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện công tác thẩm định, Trên thực tế có rất nhiều trường hợp dù quy trình được xây dựng đầy đủ và đáp ứng đủ yêu cầu thẩm định, nhưng nếu cán bộ thẩm định vì mục tiêu lợi ích cá nhân dẫn đến làm trái quy trình thì cũng sẽ mang lại nhưng hậu quả lớn cho ngân hàng mà điển hình nhất chính là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

Thứ ba, cơng tác thẩm định là cơng tác địi hỏi sự phối hợp, liên kết lẫn nhau giữa các hoạt động khác nhau trong quá trình thẩm định. Để làm được điều này, sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức trong ngân hàng là vơ cùng cần thiết. Nếu có sự phối hợp nhịp nhàng và khách quan giữa các cá nhân, tổ chức trong quá trình thẩm định sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất và ngược lại sẽ gây rắc rối và tốn kém thời gian, công sức.

Thứ tư, với thời đại công nghệ thơng tin phát triển hiện nay thì các thiết bị cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong cơng tác thẩm định. Hiện nay, để đạt được tính chính xác cao trong q trình thẩm định, cán bộ thẩm định phải được cung cấp các thiết bị cơng nghệ hiện đại để tính tốn các chỉ tiêu như NPV, IRR…cũng như lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu được dễ dàng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối cùng, phương pháp và các tiêu chuẩn được đặt ra đối với công tác thẩm định trong ngân hàng cũng đóng vai trị quan trọng trong quá trình thẩm định. Thực tế cho thấy, nếu sử dụng các phương pháp phù hợp và có tính khoa học cao thì cơng tác thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra được những định hướng khá chính xác, giúp cho việc đưa ra những quyết định cho vay thật sự hợp lý. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn đối với công tác thẩm định cũng cần đặt ra phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực mà dự án hướng đến, cũng như quy mô của dự án và của chính ngân hàng thương mại đó.

1.6.2. Các nhân tố khách quan

Ngồi những nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng và từ phía nhà đầu tư kể trên, thì để tác động đến thực hiện tốt cơng tác thẩm định thì cán bộ ngân hàng cũng cần kể đến các nhân tố khách quan có thể tác động đến chất lượng thẩm định.

Đầu tiên có thể kể đến những sự biến động về mặt kinh tế có thể tác động trực tiếp đến chất lượng của thẩm định. Dù trong dự án, thông thường các chủ dự án cũng đã dự đoán và lường trước những biến động một phần, nhưng trên thực tế các diễn biến về kinh tế ln khó lường, phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố không chỉ riêng khu vực trong nước (đặc biệt là lạm phát) mà cịn có sự tác động của các yếu tố toàn cầu. Sự thay đổi của nền kinh tế chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đáng kể đến sự khả thi của dự án trong tương lai.

Bên cạnh đó, các ngun nhân từ phía các chủ dự án trong quá trình lập dự án cũng tác động lớn đến cơng tác thẩm định. Có thể nói, trình độ lập dự án, sự đầu tư và chú trọng trong công tác lập dự án của các chủ dự án cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. Thực tế cho thấy, nếu chủ dự án có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức, lập nên một dự án đầy đủ dữ liệu và có tính khoa học thì cơng tác thẩm định trong ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm được thời gian và cơng sức và ngược lại. Ngồi ra, tính trung thực về các thông tin mà chủ dự án đầu tư đưa ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác thẩm định. Đồng thời, chất lượng của công tác thẩm định cũng không được đảm bảo nếu khơng có sự hợp tác từ phía chủ dự án.

27

Cuối cùng một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thẩm định đó chính là những rủi ro pháp lý có thể xảy ra, đặc biệt đối với các dự án ở Việt Nam. Sự thay đổi các chính sách pháp luật được dựa trên ý chí của Nhà nước, ngân hàng hồn tồn khơng thể kiểm sốt được các vấn đề về môi trường pháp lý. Đặc biệt ở Việt Nam với một nền pháp luật chưa ổn định, với nhiều biến động thông qua sự ra đời, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hàng loạt các văn bản pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án đầu tư.

Kết luận chương 1

Nội dung của chương 1 đã trình bày khái quát những khái niệm cơ bản nhất của hoạt động đầu tư, dự án đầu tư cũng như khái niệm thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khơng dừng ở đó, chương 1 cũng đã nêu được những nội dung cần thiết thực hiện trong công tác thẩm định về mặt lý luận. Đồng thời tác giả cũng đã đề cập đến sự cần thiết của hoạt động thẩm dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và làm rõ những yếu tố có thể tác động đến công tác thẩm định. Những vấn đề đã được trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận, nền tảng cho việc nghiên cứu thực trạng áp dụng và đưa ra các kiến nghị, giải pháp hồn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư trong chương 2.

28

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM HIỆN

NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ.

2.1. Thực trạng chung của công tác thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay. ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

Thực tế hiện nay cho thấy, số lượng các ngân hàng thương mại ngày nay trên Việt Nam hiện nay rất nhiều (gần 38 ngân hàng thương mại22), điều này đồng nghĩa các quy trình thẩm định dự án đầu tư cũng rất đa dạng và phong phú phù hợp với từng điều kiện, quy mô của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, theo thống kê của tác giả, thông thường công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung bao gồm:

 Tổng quan về dự án (hay còn gọi là giai đoạn thẩm định sơ bộ).

 Thẩm định về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

 Thẩm định về chi phí của dự án, hay cịn được gọi là đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu của các yếu tố đầu vào của dự án.

 Thẩm định các phương diện về mặt kỹ thuật của dự án.

 Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý, nhân sự của dự án.  Thẩm định về nguồn vốn và tính khả thi của nguồn vốn của dự án.  Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án và khả năng trả nợ của dự án.  Thẩm định các rủi ro của dự án.

 Ngồi những nội dung chính trên, một số ngân hàng cịn thẩm định một số nội dung khác như: kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn vốn, thẩm định các điều kiện ưu đãi dành cho dự án….

Để có thể hiểu rõ về các nội dung thẩm định trên của các ngân hàng thương mại, tác giả sẽ đi sâu vào tìm hiểu nội dung chi tiết của từng nội dung thẩm định của

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27)