Các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 29)

7. Những nội dung cơ bản của khóa luận

1.5.Các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt

hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.

Một báo cáo thẩm định thường chứa nhiều thơng tin theo đúng mục đích của người thẩm định và những chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan. Phụ thuộc vào các mục đích khác nhau mà các báo cáo thẩm định dự án đầu tư nói chung đều phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định. Tổng quan, các yêu cầu được đặt ra cho các báo cáo thẩm định như sau:

Thứ nhất, báo cáo thẩm định dự án đầu tư là do các nhà chuyên môn thẩm định lập nên nhưng người cần các thơng tin đó để đọc và xem xét là các chủ thể như người ra quyết định tín dụng, các chủ dự án…. Do đó, báo cáo thẩm định trước hết phải thật rõ ràng và dễ hiểu giúp người cần những thơng tin đó có thể nắm được nhanh chóng hết tất cả thơng tin và đưa ra quyết định chính xác.

21 Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2008), “Quản lý dự án”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.39-41.

25

Thứ hai, báo cáo thẩm định phải có những thơng tin đúng theo mục đích của những người có nhu cầu thực hiện công tác thẩm định. Cụ thể trong trường hợp này, đối với ngân hàng, báo cáo thẩm định cần phải phân tích xác định được dự án có thật sự khả thi hay khơng, và quan trọng hơn sẽ phải trả lời được câu hỏi: dự án có khả năng trả được nợ vay và lãi vay đúng hạn hay không trong trường hợp quyết định cho vay được thực hiện. Ngoài ra, báo cáo thẩm định cũng cần phải giúp cho chủ thể ra quyết định cho vay xác định được mức vốn cho vay phù hợp cũng như thời gian cho vay và các điều kiện khi vay.

Thứ ba, chất lượng của báo cáo thẩm định dự án đầu tư còn được thể hiện qua tính khoa học, có logic và sát với tình hình thực tế của dự án. Một báo cáo thẩm định có chất lượng là một báo cáo sử dụng được các phương pháp tính tốn có khoa học và hợp lý, tránh sử dụng các phương pháp cá nhân chưa được sự công nhận rộng rãi. Đồng thời, các số liệu đưa ra cần phải sát với tình hình thực tế và các diễn biến phù hợp trong tương lai, và cần có được sự am hiểu nhất định về lĩnh vực mà dự án đầu tư hướng đến để đưa ra được con số phù hợp với ngành. Bên cạnh đó, báo cáo thẩm định cũng cần phải đạt được sự tồn diện, sâu sắc, đánh giá và phân tích được nhiều mặt cúa vấn đề, có như vậy mới định hướng tốt cho chủ thể ra quyết định cho vay.

Cuối cùng, yêu cầu đặt ra đối với cơng tác thẩm định đó chính là thể hiện được sự thuận tiện với thời gian thực hiện hợp lý, phụ thuộc vào từng ngành và các lĩnh vực khác nhau và phụ thuộc vào quy mô của dự án, tránh gây phiền hà cho ngân hàng cũng như các chủ dự án. Quan trọng hơn hết, báo cáo thẩm định phải thể hiện được sự khách quan, công bằng, tránh đưa những ý kiến chủ quan với mục đích trục lợi có thể gây hậu quả xấu khơng những cho ngân hàng, nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 29)