Giải pháp 5: Cắt giảm chi phí lƣu kho

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 125)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

4.5. Giải pháp 5: Cắt giảm chi phí lƣu kho

4.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Làm giảm thời gian toàn chuỗi cung ứng vì thời gian lưu kho chiếm rất nhiều thời gian so với các thành phần còn lại. Bên cạnh việc cắt giảm thời gian lưu kho cho toàn chuỗi, việc cắt giảm thời gian sẽ khiến cho công ty giảm bớt chi phí cho việc lưu kho

4.5.2. Nội dung

Dựa vào mô hình được xây dựng từ phần3.2.9.2 thông qua các dữ liệu điều tra được:

Tổng chi phí lưu kho = 643,34 + 0,999 × Chi phí nhiên liệu

có nghĩa là khi tăng 1.000 đồng chi phí nhiên liệu, tổng chi phí lưu kho sẽ tăng 999 đồng. Ngược lại, nếu ta giảm chi phí nhiên liệu đi 1.000 đồng thì tổng chi phí lưu kho sẽ giảm đi 999 đồng.

4.5.3. Dự tính hiệu quả

126

- Thời gian toàn chuỗi cung ứng cung như thời gian lưu kho tại công ty sẽ giảm được 1.392 giờ.

- Khi công ty giảm bớt 1.000 đồng/kg chi phí nhiên liệu cho việc lưu kho thì chi phí lưu kho của công ty sẽ giảm 999 đồng/kg.

Bảng 4.5: Dự tính hiệu quả của giải pháp 5

Chỉ tiêu Trƣớc giải pháp Sau giải pháp Lợi nhuận

1. Thời gian toàn chuỗi (giờ) 2.508,2 1.116,2 1.392

- Thời gian lưu kho (giờ) 1.392 0 1.392

2. Chi phí lƣu kho bình quân (đ/kg)

2.432,5 1.433,5 999

- Chi phí nhiên liệu (đ/kg) 1790,95 790,95 1.000

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dựa trên những hạn chế mà các thành phần trong chuỗi gặp phải, các giải pháp trong chương 4 này sẽ giúp các thành phần trong chuỗi hoạt động được tốt hơn và nâng cao lợi nhuận cho từng thành phần. Cụ thể:

- Đối với ngư dân khai thác: sẽ nâng cao mức lợi nhuận mình có được trong cùng thời gian đánh bắt hoặc thời gian đánh bắt sẽ kéo dài hơn nhưng chất lượng nguyên liệu khai thác vẫn đảm bảo do có sự hỗ trợ từ phía các thành phần trong chuỗi hay nhà nước.

- Đối với chủ vựa: san sẻ những lợi nhuận mình có được cho các thành phần hoạt động trong chuỗi để chuỗi hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn.

- Đối với công ty: sẽ giảm thiểu được hai khoảng thời gian: thời gian lưu kho nguyên liệu và thời gian lưu kho thành phẩm – hai khoảng thời gian chiếm dụng nhiều nhất so với tổng thời gian từ quá trình sản xuất đến xuất khẩu của công ty.

127

Bảng 4.6: Tổng kết các giải pháp và dự tính thời gian thực hiện

TT Vấn đề Giải pháp Dự tính thời

gian thực hiện Thực hiện

1 Lợi nhuận của ngư dân thấp

Nâng cao lợi nhuận cho các ngư dân với

cùng thời gian đánh bắt như trước đây 5 tháng

Các cơ quan nhà nước, Xí nghiệp II của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2 Chi phí đi biển cao

Kéo dài thời gian đánh bắt cho các ngư dân nhưng chất lượng sản phẩm khai thác được vẫn đảm bảo

5 tháng

Các cơ quan nhà nước, Xí nghiệp II của Công ty Cổ phần

Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

3

Thời gian lưu kho

nguyên liệu, thành phẩm dài

Giảm thời gian lưu kho của xí nghiệp chế biến thủy sản

Không giới hạn thời gian

Xí nghiệp II của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy

sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

4

Các thành phần trong chuỗi hoạt động kém hiệu quả

Các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau Không giới hạn thời gian

Xí nghiệp II của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy

128

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN:

Nhìn chung, qua việc phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu, ta thấy trong chuỗi còn rất nhiều hạn chế:

Đối với các ngư dân:

- Thời gian đánh bắt kéo dài trong khi thời gian nhu cầu thì ngắn - Các ngư dân phụ thuộc vào chủ vựa

- Các sản phẩm ngư dân khai thác được chủ yếu chỉ bảo quản bằng các phương pháp truyền thống nên chất lượng giảm và dẫn tới việc chủ vựa dễ ép giá.

Đối với các chủ vựa:

- Thời gian chủ vựa bỏ ra không quá 30 giờ trong tìm kiếm nguồn nguyên liệu và vận chuyển nguyên liệu tới cho khách hàng là các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản, nhưng lợi nhuận thu về lại rất nhiều.

Đối với xí nghiệp chế biến:

- Thời gian lưu trữ kho nguyên liệu và kho thành phẩm quá nhiều

- Việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu không trực tiếp đến các ngư dân mà thông qua các chủ vựa.

1. KIẾN NGHỊ

Qua phần kết luận sơ lược, tóm tắt lại tình hình trong chuỗi, tác giả có một vài kiến nghị sau:

Đối với các ngư dân:

- Trang bị các thiết bị bảo quản để nguyên liệu sau khi đánh bắt được tốt hơn - Hạn chế phụ thuộc vào chủ vựa nhằm tránh tình trạng bị ép giá.

- Tăng lợi nhuận bằng cách kéo dài thời gian đánh bắt, sử dụng các tàu có công suất lớn.

- Lập kế hoạch đánh bắt và chia sẻ các thông tin đánh bắt cho các thành phần trong chuỗi biết

- Chủ động trong việc tìm kiếm các doanh nghiệp chế biến để bán nguyên liệu.

Đối với các chủ vựa:

- Sang sẻ lợi nhuận cho các thành phần khác trong chuỗi vì chủ vựa là thành phần nắm giữ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi với thời gian nhắn nhất.

- Lập kế hoạch thu mua và chia sẻ thông tin thu mua cho các thành phần trong chuỗi biết

129

- Giảm thời gian lưu trữ kho nguyên liệu và kho thành phẩm bằng cách áp dụng các hệ thống sản xuất hiện đại và phương pháp quản lý đã thành công trên thế giới như JIT và Lean Manufacturing.

- Chủ động trong việc tìm kiếm, thu mua nguyên liệu mà không cần thông qua chủ vựa.

- Tiến hành dự báo nhu cầu thị trường xuất khẩu, lên kế hoạch và chia sẻ thông tin cho các thành phần trong chuỗi biết.

Đối với các cơ quan nhà nước:

- Có những chính sách, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật cũng như tạo điều kiện cho các thành phần trong chuỗi hoạt động và phát triển.

130

PHỤ LỤC 1 MÔ TẢ QUY TRÌNH

Sản phẩm: CÁ TRÁO – CÁ CHỈ VÀNG FILLET ĐÔNG LẠNH CÔNG ĐOẠN THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÔ TẢ 1 2 3 Tiếp nhận nguyên liệu - T0 nguyên liệu ≤ 40C - Tỷ lệ hư hỏng cảm quan cho phép ≤ 2,5%

- Nguyên liệu thu mua từ khu vực khai thác được bảo quản bằng nước đá sạch theo tỷ lệ 1:1 trong các kết nhựa đảm bảo nhiệt độ nguyên liệu ≤ 40C, vận chuyển về xí nghiệp bằng xe bảo ôn.

- Tại xí nghiệp tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan theo TCXN, kiểm tra giấy khai báo nguồn gốc nguyên liệu, nhiệt độ nguyên liệu, kiểm tra nhanh sự hiện diện của ure, borat trên nguyên liệu. Chỉ nhận nguyên liệu đạt yêu cầu.

Rửa 1 - T0 nước rửa ≤ 100C - Nguyên liệu được rửa qua 3 thùng nước sạch, lạnh có nhiệt độ ≤ 100C

- Thay nước sau khi rửa khoảng 10 giỏ Bảo quản nguyên liệu - T0 nguyên liệu ≤ 40C

- T bảo quản ≤ 48 giờ

- Nguyên liệu nếu không xử lý kịp được bảo quản trong các hồ cách nhiệt theo tỷ lệ 1 đá: 1 cá hoặc 1,5 đá: 1 cá, đảm bảo nhiệt độ nguyên liệu ≤ 40

C - Thời gian bảo quản ≤ 48 giờ

Ngâm 1

- T0 nước ngâm ≤ 40C - T0 ngâm: 30ph ÷ 2h - [NaCl] = 4%

- Nguyên liệu được ngâm trong dung dịch nước muối 4%, nhiệt độ nước ngâm ≤ 40C

- Thời gian ngâm: 30 phút đến 2 giờ

Xử lý sơ chế

- T0 nguyên liệu ≤ 50C

- Nguyên liệu cho lên bàn sơ chế trộn đều với đá, đảm bảo nhiệt độ nguyên liệu ≤ 50C trong suốt quá trình xử lý. Xử lý loại bỏ đầu, vy, vẩy, nội tảng.

Ngâm 2

- T0 nước ngâm ≤ 40C - T ngâm: 30ph ÷ 1h

- Bán thành phẩm sau khi xử lý sơ chế tiếp tục ngâm vào dung dịch nước muối 4%, nhiệt độ nước ngâm ≤ 40C. Mật độ ngâm 1 nước : 1 cá. Thời gian ngâm: từ

131 - [NaCl] = 4% 30 phút đến 1 giờ Bảo quản BTP2 - T0 BTP ≤ 40 C - T bảo quản ≤ 24 giờ - [NaCl] = 5 – 6%

- Bán thành phẩm sau khi cắt đầu -> ngâm 2 -> không kịp fillet sẽ được bảo quản trong dung dịch nước muối 5 – 6% + đá, nhiệt độ bán thành phẩm ≤ 40C, thời gian bảo quản ≤ 24 giờ.

Fillet - T0 nước nhúng ≤ 40C

- [NaCl] = 1,5% ÷ 2%

- Fillet cá theo các dạng thức khách hàng yêu cầu: bướm, miếng, V cut. Sau khi fillet nhúng cá vào thau nước muối có nồng độ muối 1,5 – 2%, nhiệt độ nước nhúng ≤ 40C, thay nước sau khi nhúng khoảng 10 kg.

Rửa 2 - T0 nước rửa ≤ 50C - Rửa BTP qua 2 thau nước sạch, lạnh có nhiệt độ ≤ 50C

- Thay nước sau khi rửa khoảng 100kg. Kiểm

KST

- Kiểm tra bằng mắt và bàn soi, loại bỏ các đơn vị sản phẩm có ký sinh trùng thấy được trên bề mặt sản phẩm. Phân

cỡ

- Size cỡ:

+ fillet bướm được tính bằng số miếng/4kg:

60,70,80,90,100, 110, 120 – 140, 140 – 160, 160 – 180.

+ fillet miếng được tính bằng số miếng/4kg: 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140/160, 160/180, 180/220.

+ fillet V cut được tính bằng số gram/ miếng: 15, 20, 25, 30, 35, 40.

- T0 sp2 ≤ 40C

- Tùy theo các loại mặt hàng: sản phẩm được phân theo các size cỡ quy định theo yêu cầu khách và theo TCXN.

- Phân size theo số iếng/4kg đối với hàng đông semi block, gram/miếng đối với hàng đông IQF và cm/ miếng đối với hàng đông block.

+ Cá fillet bướm được tính bằng số miếng/ 4kg: 60, 70, 80, 90, 100, 110, 120 – 140, 140 – 160, 160 – 180. + Cá fillet miếng được tính bằng số miếng/ 4kg: 80, 90, 100, 110, 120, 130, 140/160, 160/180, 180/220.

+ Cá fillet V cut được tính bằng số gram/ miếng: 15, 20, 25, 30, 35, 40.

- Sản phẩm được duy trì ở nhiệt độ ≤ 50C trong suốt quá trình phân cỡ.

Cân Block: net 2kg Tùy theo mặt hàng tiến hành cân trước khi xếp khuôn hoặc trước khi bao gói:

132

IQF block: net 4kg IQF: net 8kg

Theo yêu cầu khách hàng

- Sản phẩm đông IQF block: cân trước khi xếp khuôn, mỗi block trọng lượng tịnh 4 kg, phụ trội 150 – 200 gram.

- Sản phầm đông IQF: cân trước khi bao gói, mỗi thùng trọng lượng tịnh 8 kg, phụ trội 400 – 500 gram. Rửa 3 - T0 nước rửa ≤ 50C

- [NaCl] = 1,5% ÷ 2%

- Rửa BTP qua 3 nước sạch, lạnh có nhiệt độ nước rửa ≤ 50C, nước thứ nhất có pha muối nồng độ 1,5 – 2%. - Mỗi lần rửa không quá 3 kg. Thê đá sau khi rửa khoảng 25kg, thay nước sau khi rửa khoảng 15 – 20 rỗ. Xếp

khuôn

- Sản phẩm đông IQF block: xếp cá vào khuôn có trải bao PE, xếp thành 10 lớp, số con mỗi lớp xếp rời nhau, các lớp cách ly nhau bằng bao PE.

- Sản phẩm đông IQF: xếp rời từng con trên các vĩ xếp đặt trong khuôn. Mỗi khuôn xếp 2 vĩ.

- Thẻ size cho vào bao PE sạch đặt trên cùng. Chờ

đông

- T0 phòng chờ: -10C ÷ 40C

- T chờ đông ≤ 4 giờ

- Sản phẩm sau khi xếp khuôn nếu chưa đủ tủ đông đưa vào phòng chờ bảo quản ở nhiệt độ -10C ÷ 40C, thời gian chờ đông ≤ 4 giờ.

Cấp đông

* Đối với tủ đông: T cấp đông ≤ 4 giờ * Đối với băng chuyền:

T cấp đông 30 – 35 phút

T0 trung tâm sp2: - 180C

- Sản phẩm được cấp đông trong thời gian không quá 4 giờ. Đối với băng chuyền cấp đông trong thời gian 30 – 35 phút. Sau khi cấp đông nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt ≤ -180C Tách khuôn, bao gói, đóng thùng, ghi

IQF block: 1 block/1 hộp carton

IQF: 8kg/PE/CNT

- Sản phẩm đông IQF block: gỏ tách block cá ra khỏi khuôn, mỗi block cho vào 1 hộp carton, hai hộp cùng cỡ cặp lại thành 1 kiện đại 2 ngang, 2 dọc.

- Sản phẩm đông IQF: gỡ từng đơn vị sản phẩm ra khỏi vĩ, xếp vào thùng carton đã được lót bao PE, gói bao PE lại, gài thùng âm dương đai 1 dây, bọc bao PE

133

nhãn ngoài đai 2 ngang, 2 dọc.

- Trên thùng carton phải ghi rõ tên và địa chỉ xí nghiệp, tến sản phẩm (tên khoa học, tên thương mại), trọng lượng tịnh, cỡ, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, mã số truy xuất lô hàng, điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng, sản xuất tại Việt Nam.

Bảo quản

- T0 sản phẩm ≤ - 180C

- Sản phẩm sau khi bao gói chuyển vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ ≤ -180C. PHỤ LỤC 2 CÁC DẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TT Dạng chuỗi Đặc điểm Tình trạng 1 Các chức năng hiện tại không tốt

- Không tạo được các lợi thế cạnh tranh. - Không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài.

- Hoạt động chức năng không hiệu quả. - Bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính. Nguy hiểm 2 Bị nắm giữ bởi các tổ chức hậu cần bên ngoài

- Bị nắm giữ bởi tổ chức hậu cần bên ngoài. - Hoạt động chức năng không hiệu quả. - Bị thương tổn về khả năng cạnh tranh và tài chính. Nguy hiểm 3 Chuỗi hoạt động kém hiệu quả làm giảm đến hiệu quả hoạt động của công ty

- Chi phí cố định cao, lượng nhân công lớn, nhiều cấp quản lý.

- Quá trình xử lý các công tác hậu cần tại trung tâm rất lâu, nó làm chậm các hoạt động thu mua, sản xuất và bán hàng.

- Tồn kho lớn, tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp.

Không hiệu quả

134

sản xuất - Được thiết kế hỗ trợ sản xuất, có thể đạt được hiệu quả sản xuất tối đa.

- Có thể tạo được tối ưu cục bộ bên trong và bên ngoài mỗi nhà máy.

- Có thể chuyển đổi sự tập trung các nguồn lực đến những hoạt động và quy trình mang tính chiến lược khác.

- Có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn lực với tồn kho, quản lý đơn hàng. - Có quan tâm vấn đề quản lý tài sản. - Cải tiến cung cách phục vụ khách hàng.

hiệu quả, nhưng tính cạnh tranh không cao 5 Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối

- Tích hợp dòng nguyên liệu vật lý với dòng thông tin nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ. - Cân bằng dòng sản xuất bên trong nhà máy với dòng chuyển vận bên ngoài. Dòng này bắt đầu ở việc phân phối sản phẩm tới khách hàng, phản hồi xuyên qua nhà máy sản xuất và đôi khi đến cả quá trình mua hàng.

Cũng có tính cạnh tranh thấp như chuỗi hỗ trợ sản xuất nhưng phức tạp hơn 6 Chuỗi dự án hậu cần

- Tạo và cung cấp một cách hiệu quả những giá trị trong dự án hậu cần.

- Đáp ứng nhu cầu dự án tại thời điểm kết thúc.

- Thiết lập khả năng tích hợp với nhà cung cấp để thực hiện các mục tiêu dự án.

- Vai trò của người thu mua và nhà cung cấp rất quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố thời gian. Thích hợp cho các loại dự án 7 Tiền đến tiền

- Tập trung chủ yếu vào mục tiêu tài chính sau đó là dịch vụ hậu cần, cuối cùng là xây dựng cả chuỗi,

- Cung cấp vốn cho các công ty đang hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 125)