Phân tích tình hình thu mua của chủ vựa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 72)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

3.2.3. Phân tích tình hình thu mua của chủ vựa

3.2.3.1. Nhiệm vụ

Các chủ vựa đóng vai trò là cầu nối giữa các ngư dân khai thác và các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản. Họ là đóng vai trò là nhà phân phối nguyên liệu đánh bắt được của các ngư dân cho các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản. Đồng thời, các chủ vựa cũng là nguồn tài chính hỗ trợ cho các ngư dân. Nhiệm vụ của chủ vựa chỉ đơn thuần là chờ các ngư dân khai thác tới bán sản lượng thủy sản đánh bắt được. Sau đó, các chủ vựa sử dụng xe chuyên dụng để chở sản lượng thủy sản theo yêu cầu tới nhà máy chế biến của các công ty, các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

3.2.3.2. Phân tích thực trạng thu mua của chủ vựa theo mô hình SCOR

a) Quy trình thu mua của chủ vựa

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hệ thống thu mua, chủ vựa kinh doanh nguyên liệu thủy sản, đặc biệt lực lượng tàu hậu cần, dịch vụ đã phát huy tốt vai trò của mình như: điều tiết giá cả hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu, là cầu nối và giải quyết mối quan hệ cung cầu, đáp ứng nhu cầu về đầu tư, vốn, chi

73

phí, cung ứng nguyên, nhiên vật liệu cho ngư dân thúc đẩy khai thác thủy sản phát triển.

Bên cạnh đó, hệ thống thu mua, chủ vựa kinh doanh nguyên liệu thủy sản còn nhiều bất cập: tính hệ thống chưa cao, phân tán, manh mún, chưa được quy hoạch, các khu kinh doanh nguyên liệu hải sản tập trung còn thiếu, yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chưa có biện pháp quản lý tích cực; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau khi thu hoạch chưa được chú trong, chưa được điều ra, đánh giá để đưa ra định hướng quản lý và phát triển hệ thống này. Ngoài ra, do dựa vào việc cung cấp xăng dầu, vốn đóng tàu, mua các trang thiết bị … cho các chủ tàu, nên các chủ tàu thường bị ép giá khi được mua. Trong khi đó, các chủ tàu không thể tự bán các nguyên liệu thủy sản đánh bắt được cho các doanh nghiệp mà phải thông qua chủ vựa nên dù bị ép giá nhưng các chủ tàu vẫn bán nguyên liệu thủy sản đánh bắt được cho chủ vựa.

Dưới đây là quy trình thu mua vá bán nguyên liệu thủy sản của chủ vựa:

Sơ đồ 3.3: Quá trình thu mua và bán của chủ vựa

74

Chú thích:

(1)Sau khi đánh bắt theo mức tối đa có thể đạt được tùy vào điều kiện tự nhiên hoặc tối đa theo công suất của tàu thuyền, các ngư dân sẽ cho tàu thuyền quay trở lại bờ và cập tại các cảng như Long Hải, Cảng Incomap, Cảng Cá Cát Lở ... Và lúc này, các chủ vựa sẽ có mặt tại các cảng để thu mua toàn bộ số cá mà ngư dân đánh bắt được.

(2)Các ngư dân sẽ bán số cá đó cho cá chủ vựa là mối quen biết lâu năm hoặc họ cũng có thể bán cho các chủ vựa theo giá cạnh tranh – chủ vựa nào ra giá có lợi cho họ hơn thì họ sẽ bán cho người đó.

(3)Khi đã mua được số cá từ các ngư dân, các chủ vựa lại tiến hành khâu bảo quản các loại cá để chờ người tới thu mua.

(4)Các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn luôn sản xuất nên họ luôn thu mua thường xuyên. Chính vì điều này, khi mà các chủ vựa mua cá từ ngư dân, họ thường sử dụng các phương pháp bảo quản tức thời như là bảo quản bằng đá cây. Khi các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã mua đủ số lượng mà họ cần, nếu cá còn dư, các chủ vựa sẽ bán số các này cho các người dân buôn bán lẻ - bán ở các chợ trong thành phố.

Nhận xét: Với quy trình thu mua của chủ vựa như vậy, ta thấy rằng các chủ vựa mua

là mua hết toàn bộ số cá mà ngư dân đánh bắt được và họ cũng bán toàn bộ số cá đó theo hình thức bán xô phân loại (tức là bán toàn bộ khi đã phân loại cho những khách hàng có nhu cầu).

b) Tình hình mua, giá bán cá nguyên liệu của chủ vựa

Các chủ vựa thường ở cảng chờ tàu, thuyền đánh bắt của ngư dân cập bến và thu mua nên chủ vựa không mất nhiều thời gian trong việc tìm kiếm các loại cá nguyên liệu. Các chủ vựa thường mua xô không chọn lọc, tức mua tất cả sản lượng thủy sản mà ngư dân đánh bắt được. Tuy nhiên khi bán cho các nhà máy hay các doanh nghiệp chế biến thủy sản thì chủ vựa lại phân loại theo từng loại cá riêng biệt. Trong những lần thu mua nguyên liệu, so với tổng sản lượng thủy sản mà chủ vựa thu mua, các sản phẩm hư hỏng chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, thường thì ở khoảng 2,7%.

Vì việc mua bán các loại cá nguyên liệu nói riêng và các loại thủy sản đánh bắt được nói chúng diễn ra trong ngày và thường rất ngắn nên các chủ vựa thường bảo quản nguyên liệu theo yêu cầu của các nhà máy hay các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Chính vì thế, chi phí bảo quản nguyên liệu của chủ vựa rất thấp.

75

Bảng 3.17: Các chi phí bình quân của chủ vựa trong tháng 12/2012

Chỉ tiêu Giá (đ/kg) Tỷ lệ (%)

Chi phí bình quân 14.585 100

Chia ra:

1. Giá vốn mua vào 14.285 97,95 2. Chí phí vận chuyển 177 1,22 3. Chi phí bảo quản 77 0,54 4. Chi phí quản lý 35 0,24

5. Chi phí khác 11 0,08

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Qua bảng chi phí bình quân tháng 12 của chủ vựa, ta thấy chi phí bảo quản nguyên liệu bình quân chiếm tỷ rất thấp, chỉ có 0,54%. Chi phí chủ yếu chiếm tỷ lệ 97,95% là giá vốn mua nguyên liệu vào. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển bình quân của chủ vựa chiếm tỷ lệ 1,22%. Tuy không phải đi tàu, thuyển ra biển để mua nguyên liệu của các ngư dân ngay trên biển nhưng chủ vựa lại chịu toàn bộ chi phí vận chuyển nguyên liệu tới các nhà máy hay các doanh nghiệp chế biến thủy sản mua nguyên liệu của họ. Chủ yếu, các chủ vựa vận chuyển nguyên liệu bằng các xe tải lạnh của mình hoặc xe tải lạnh thuê ngoài nếu chủ vựa không có hoặc do nhiều hàng, cần vận chuyển nhiều nơi mà chủ vựa không có đủ xe.

c) Lợi nhuận của chủ vựa

Giá thu mua nguyên liệu bình quân của chủ vựa thường là 12.990 đồng/kg. Trong khi đó, chủ vựa lại bán các loại cá nguyên liệu của mình cho các nhà máy chế biến hay các doanh nghiệp thủy sản với giá bình quân là 17.489 đồng/kg. Chênh lệch cao so với giá mà chủ vựa thu mua là 4.499 đồng/kg.

Để thấy rõ hơn về lợi nhuận bình quân mà chủ vựa thu được ta xem bảng dưới đây

Bảng 3.18: Lợi nhuận bình quân của chủ vựa

Chỉ tiêu Giá (đồng/kg) Tỷ lệ (%)

1. Giá bán bình quân 17.489 100

2. Tổng chi phí bình quân 14.590 83,42

3. Lợi nhuận bình quân 2.899 16,58

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Qua bảng lợi nhuận bình quân của chủ vựa, ta thấy sau khi trừ đi các khoản chi phí thì chủ vựa thu được lợi nhuận bình quân là 2.899 đồng. Tỷ lệ này chiếm 16,58% đây là một tỷ lệ khá cao. Tức khi chủ vựa bán nguyên liệu với giá 100 đồng thì sẽ thu được 16,58 đồng lợi nhuận.

76

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 72)